Đại học Quốc gia Seoul hướng tới tự chủ

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
Trường đại học hàng đầu của Hàn Quốc hy vọng sẽ cải thiện uy tín của mình với ít sự kiểm soát hơn của chính phủ hơn.

Mặc dù một số nhà giáo còn e ngại, nhưng Hàn Quốc vẫn đẩy mạnh kế hoạch cho phép trường đại học uy tín nhất nước này có thêm quyền tự chủ trong bước đi đầu tiên của kế hoạch cải cách rộng rãi hệ thống giáo dục.
Bên ủng hộ cho rằng cải cách làm giảm sự quản lý của chính phủ, trao cho trường quyền tự chủ lớn hơn theo yêu cầu. Lâu nay, người ta nhận định các trường đại học Hàn Quốc đang trở nên quá trì trệ.

Vốn đã được nội các thông qua, kế hoạch tổ chức lại trường đại học này thành một đơn vị tự quản, hay còn được gọi là kế hoạch hợp nhất, dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua trong tháng này và có hiệu lực vào năm tới. Nếu thành công, chính phủ sẽ khuyến khích khoảng 40 trường đại học công lập khác trên toàn quốc tiến hành bước đi tương tự.

Tiến trình giống như cuộc cải cách giáo dục "big bang" lịch sử của Nhật Bản vào năm 2004. Theo đó các trường đại học có nhiều quyền hơn trong các quyết định đầu tư, tuyển sinh và nghiên cứu.

Nhưng các giáo sư tại Đại học Quốc gia Seoul lại e ngại sự thay đổi đặt các trường đại học ra khỏi tầm kiểm soát trực tiếp của Bộ Giáo dục, và các trường này chỉ phải chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị của mình - đang được tiến hành vội vàng mà không được tư vấn hợp lý.

dt373488tieuhoc16110.jpg


Có người nhận định, "quá trình đang diễn ra quá nhanh. Một số giáo sư thậm chí không biết rằng quá trình này đang diễn ra hay họ sẽ bị tác động ra sao. Rõ ràng cho thấy sự thiếu đồng thuận". Những người phản đối kế hoạch cho rằng nó sẽ gây ra hàng loạt vụ sa thải và học phí của sinh viên sẽ cao hơn. Dù vậy Đại học Seul vẫn phủ nhận điều này.

"Chủ tịch của chúng tôi, ông Jang-Moo Lee, tuyên bố những lo ngại trên không có cơ sở ", một phát ngôn viên của trường cho biết. "Việc làm này sẽ mang lại lợi ích cao nhất cho trường"

Đại học Quốc gia Seoul cũng như hệ thống đại học công lập Hàn Quốc đang phải chịu ngày càng nhiều sự chỉ trích từ giới truyền thông, các nhà lãnh đạo, các doanh nghiệp vì thành tựu nghèo nàn trên bản đồ xếp hạng giáo dục thế giới. Nhiều người cho là do sự kiểm soát của chính phủ. Họ phản đối việc giảm tuyển sinh, tăng chi phí, sự trì trệ của các trường đại học, và đòi thêm quyền tự chủ cho các trường.

Hướng tới vị trí cao hơn

Nhân viên của các trường đại học công lập ở Hàn Quốc hiện tại nhất thiết phải là công chức nhà nước, được chính nhà nước tuyển dụng theo hợp đồng dựa trên thâm niên nghề nghiệp. Những người chỉ trích nói rằng, hệ thống gíáo dục "một kích cỡ vừa tất cả" không khuyến khích người giảng dạy tốt cũng như trừng phạt người làm việc yếu kém.

"Chính phủ luôn luôn kiểm soát toàn bộ hệ thống giáo dục, vì vậy các trường đại học không có quyền làm những gì họ muốn ", ông Jai- Ok Shim, Giám đốc điều hành Fulbright Hàn Quốc - Ủy ban Giáo dục Mỹ - giải thích. "Các trường đại học phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt của chính phủ, đó là lý do giải thích tại sao không trường đại học (Hàn Quốc) nào được nằm trong danh sách các trường đại học hàng đầu thế giới. "

"Các quy định này có thể gây khó khăn và làm ảnh hưởng đến lợi ích của các giáo sư đại học", ông Seong-Kon Kim - giáo sư tiếng Anh tại Đại học Quốc gia Seoul phát biểu. "Ví dụ, hiện nay, các giảng viên của Trường đại học Quốc gia Seoul, giống như các quan chức chính phủ, không thể đi nước ngoài một cách tự do. Điều đó, hạn chế nghiêm trọng công tác nghiên cứu của họ".

Đại học Quốc gia Seoul không thể tự thuê giảng viên hoặc đưa ra các quyết định quan trọng về đầu tư và các vấn đề tài chính khác. "Điều này không thực tế và đặt chúng ta vào thế bất lợi trong thời đại toàn cầu hóa", người phát ngôn của trường nói. Kế hoạch tổ chức lại hệ thống giáo dục sẽ chuyển giao quyền kiểm soát tài sản cho trường, trong đó có lượng lớn cổ phiếu bất động sản ở Seoul, cho hội đồng quản trị.

Đại học Quốc gia Seoul xếp thứ 47 trong xếp hạng của tờ Times về giáo dục đại học trên thế giới. Ông Lee, Chủ tịch của trường cam kết đưa Đại học Seoul trở thành một trong 10 trường đại học hàng đầu thế giới vào năm 2025, một kế hoạch đã được giới doanh nghiệp và truyền thông ủng hộ. Tờ Korea Herald mới đây viết rằng kế hoạch tái tổ chức sẽ giúp Đại học Seoul trở nên phổ biến như Samsung Electronics toàn cầu.

Suốt hơn một thập kỷ qua, các kế hoạch này có được động lực mới từ chính quyền thân doanh nghiệp của Tổng thống Hàn Quốc, Lee Myung-bak. Bộ trưởng Giáo dục, Ahn Byong Man, cựu Chủ tịch Fulbright Foundation Hàn Quốc, cũng ủng hộ kế hoạch. "Các trường đại học công lập khác sẽ làm theo một khi Đại học Quốc gia Seoul thành công", ông Yoon Young-kwan, một giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Quốc gia Seoul nói.

Những quan ngại

Tuy nhiên, một số giáo sư nói rằng họ vẫn còn chưa nắm rõ tác động hay thậm chí là mục tiêu của chiến lược. Kế hoạch tái tổ chức này sẽ trao quyền đối với giáo dục đại học của Bộ Giáo dục cho một ban điều hành gồm 15 uỷ viên quản trị, trong đó 7 thành viên được bổ nhiệm từ bên ngoài Đại học Quốc gia Seoul, 2 người do Chính phủ lựa chọn.

Kế hoạch tổ chức lại không được đưa ra bỏ phiếu tại trường, và các giáo sư cho rằng một cuộc khảo sát do trường thực hiện tháng 3/2009 đã không đi vào những vấn đề chính. "Họ hỏi rằng, liệu Đại học Quốc gia Seoul có thể lọt vào top 10 đại học hàng đầu thế giới với hệ thống hiện tại ". Một giáo sư khác nói, "kết quả nhìn chung khá bi quan, và chính quyền lại tự hiểu điều này là sự chấp nhận kế hoạch chuyển đổi".

Vị giáo sư cũng hoài nghi về kế hoạch: "Vẫn còn điều đáng nghi ngại nếu Đại học Quốc gia Seoul đạt được những gì mình muốn - thêm kinh phí từ chính phủ và tăng quyền tự chủ. Ít nhất cho đến nay, tầm nhìn rõ ràng về kết quả của kế hoạch vẫn chưa hề được xác định. Tất cả mọi thứ vẫn còn ở sự lạc quan bấp bênh".

Đại học Quốc gia Seoul bác bỏ những nhận xét đó và nói rằng nhiều thành viên của trường đã không dự cuộc họp được triệu tập để thảo luận kế hoạch tái tổ chức trường.

Luật pháp quy định về tái tổ chức trường được chính quyền Đảng Dân chủ tiền nhiệm khởi xướng và Tổng thống Lee Myung-bak thuộc Đảng Đại dân tộc Hàn Quốc ủng hộ, vì vậy, gần như không có sự phản đối thực sự nào từ Quốc hội. Các nguồn tin từ Đại học Quốc gia Seoul cho biết rằng đã gần như biết trước kết quả quyết định về kế hoạch, bất kể quan ngại của một số thành viên trong trường.

Theo TuanVietNam.
 

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top