Đại cương hệ tuần hoàn

tungkute

Moderator
Xu
0
ĐẠI CƯƠNG HỆ TUẦN HOÀN
Hệ tuần hoàn gồm tim và các mạch máu từ tim ra ngoài và từ ngoài về tim. Tim là cơ quan trung ương có nhiệm vụ co bóp để hút và đẩy máu
1. Sự phân loại các mạch máu
Chia làm 3 loại: động mạch, tĩnh mạch và mao mạch.
* Động mạch: là các mạch máu đưa máu từ tim đến các cơ quan (kể cả phổi)
- Động mạch càng xa tim càng phân nhỏ
- Động mạch đập theo nhịp co bóp của cơ tim
- Máu trong các động mạch thuộc hệ động mạch chủ có màu đỏ tươi (có nhiều O[SUB]2[/SUB]) và máu trong các động mạch thuộc hệ động mạch phổi có màu đỏ sẫm (ít O[SUB]2[/SUB], nhiều CO[SUB]2[/SUB])
- Nhiều nguồn động mạch có thể cung cấp máu cho một vùng cơ thể hay một tạng
- Ở nơi xuất phát động mạch chủ, động mạch phổi có các van tổ chim ngăn không cho máu trở về tim
* Tĩnh mạch: đưa máu từ các cơ quan trở về tim.
- Các động mạch nhỏ tập trung dần thành các tĩnh mạch lớn. Kết thúc có 2 tĩnh mạch lớn (tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới) đổ về tim.
- Tĩnh mạch ở sâu và đi kèm động mạch (động mạch nhỏ có 2 tĩnh mạch đi kèm, động mạch lớn có 1 tĩnh mạch đi kèm).
- Tĩnh mạch có các van có tác dụng cho máu chảy theo một chiều về tim (ứng dụng: van hở, yếu -> dòng máu dồn trở lại -> dãn tĩnh mạch)
* Mao mạch: là các mạch máu rất nhỏ, đường kính 5- 40µm.
- Các mao mạch nối với nhau thành mạng lưới
- Mạng lưới mao mạch được phân bố rộng rãi trong toàn bộ cơ thể
- Lưới mao mạch nối các động mạch và các tĩnh mạch với nhau
2. Cấu tạo của thành mạch:
Gồm 3 lớp:
- Lớp trong: các tế bào nội bì và các sợi liên kết đàn hồi.
- Lớp giữa: các sợi cơ trơn và các sợi liên kết đàn hồi
- Lớp ngoài: các sợi tổ chức liên kết đàn hồi. Trong lớp ngoài có các mạch nuôi dưỡng và các sợi thần kinh giao cảm làm co thắt mạch và các sợi thần kinh cảm giác.
- Thành mao mạch không có các sợi cơ -> mao mạch có thể dãn nở hoặc co thắt được.
3. Vòng tuần hoàn máu
Gồm 2 vòng tuần hoàn:
- Vòng tuần hgoàn lớn gồm:
+ Động mạch chủ từ tâm thất trái đi ra và phân các nhánh đến các cơ quan ở phần trên và dưới cơ thể
+ Tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới đưa máu từ các cơ quan trở về tâm nhĩ phải.
- Vòng tuần hoàn bé gồm:
+ Động mạch phổi đưa máu từ tâm thất phải đi lên phổi
+ Các tĩnh mạch phổi đưa máu từ phổi trở về tâm nhĩ trái
Máu : Động mạch phổi màu đỏ sẫm vì có cacboxyhemoglobin
Tĩnh mạch phổi màu hồng vì có oxyhemoglobin
4. Các quy luật phân phối động mạch
* Quy luật đường đi của các động mạch:
- Động mạch đến cơ quan theo đường ngắn nhất
- Động mạch nằm ở mặt gấp của cơ thể.
- Động mạch được bảo vệ trong các màng, ống (tạo nên bởi xương, cơ, gân)
- Động mạch lúc đến các tạng phải qua mặt lõm của tạng
- Động mạch thích nghi với chức phận từng cơ quan
* Quy luật phân nhánh trong các cơ quan:
- Trong xương: động mạch nuôi xương đi vào thân xương
- Ở khớp: trong các dây chằng, mao mạch đi dọc theo các sợi liên kết và vuông góc trục cử động của khớp.
- Trong cơ: chạy song song với các bó sợi cơ và tách các nhánh vuông góc bó sợi đó
- Trong tạng có phân thuỳ: mạch máu đi vào trung tâm tạng rồi phân nhánh vào các thuỳ.
- Trong thành tạng hình ống: mạch máu đi song song chiều thành ống rồi phân nhánh thẳng góc với các thớ của thành tạng.
5. Tuần hoàn bên
Khi luồng máu bị nghẽn (do tắc mạch, thắt mạch hay tổn thương mạch) -> máu sẽ theo các nhánh nối để xuống các bộ phận ở dưới chỗ nghẽn đồng thời ở chỗ tổn thương sẽ sinh ra các mạch máu nối liền các đầu của động mạch hay tĩnh mạch với nhau.
6. Tuần hoàn thai nhi
6.1. Tuần hoàn của rau và thai
- Tuần hoàn thai gắn liền với tuần hoàn rau.
- Rau là cơ quan trao đổi giữa mẹ và thai; đảm nhận tất cả các chức năng đời sống mà thai chưa đủ năng lực.

- Sự trao đổi oxy và chất dinh dưỡng đều diễn ra ở rau
Máu chuyển O[SUB]2[/SUB] và dinh dưỡng từ rau qua tĩnh mạch rốn tới thai
↓qua ống Arantius; tmcửa, tm trên gan
T/m chủ dưới

Tâm nhĩ phải
clip_image001.gif
clip_image002.gif

Phần nhỏ
phần lớn máu qua lỗ Botal


để đến TN trái (trộn lẫn máu ở đây).
clip_image003.gif
máu tới TT phải


ĐM phổi (Chưa hoạt động)
clip_image004.gif
clip_image005.gif


phần lớn qua ống đm phần nhỏ

clip_image006.gif
TT tráiTN tráiPhổi
ĐMC t/m phổi ĐMC xuống nuôi dưỡng ½ dưới

Lên đầu, chi trên
Vậy động mạch chủ thu thập toàn thể máu từ tâm thất trái và phần lớn máu từ tâm thất phải nhờ ống động mạch.
6.2. Tuần hoàn sau khi đẻ
- Thai bắt đầu thở -> các mạch máu ở phổi bắt đầu dãn mạnh và đẩy máu, lúc này ống động mạch xẹp xuống (tịt lại trong vòng 8-10 ngày sau đẻ); 2 động mạch rốn teo lại (2-3e), tĩnh mạch rốn teo chậm hơn (6-7e).
- Phổi hoạt động → máu từ TM phổi trào vào → TN trái, làm cho áp lực máu TNP = TN trái. Do đó → máu Từ TN phải không sang TN trái nữa → lỗ bầu dục khép kín lại (chậm hơn so với ống động mạch).
Tuy vậy nhiều trường hợp lỗ bầu dục – duy trì suốt 1 năm đầu. Nếu duy trì suốt đời -> bệnh tim bẩm sinh
7. Hệ động mạch : có 2 hệ chính
* Động mạch phổi :
Đi từ tâm thất phải, nằm ở trước và trên quai động mạch chủ, chui xuống dưới quai này và chia 2 nhánh, mỗi nhánh đi vào 1 phổi.
* Động mạch chủ :
Đi từ tâm thất trái, chạy chếch lên trên ra trước và sang phải, sau đó uốn cong thành quai động mạch chủ rồi đi chếch ra sau, sang trái và ôm lấy phế quản trái. Tới trước thân đốt sống ngực IV động mạch đi thẳng xuống qua ngực (nằm ở trước sườn trái cột sống - động mạch chủ ngực). Sau khi chui qua cơ hoành xuống bụng, đổi tên là động mạch chủ bụng. Tới đốt sống thắt lưng IV thì chia 3 ngành cùng : 2 động mạch chậu gốc phải, trái và động mạch cùng giữa.
- Quai động mạch chủ ngực :
Gồm các nhánh cung cấp máu cho đầu cổ, chi trên, cơ tim
+ Động mạch vành phải, trái
+ Động mạch cánh tay đầu - Động mạch cảnh gốc phải
- Động mạch dưới đòn phải
+ Động mạch cảnh gốc trái
+ Động mạch dưới đòn trái
+ Động mạch giáp giữa
- Động mạch chủ ngực : có các ngành cho phổi, màng tim, thực quản và thành ngực, lưng
+ Hai động mạch phế quản
+ Các động mạch trung thất cấp máu cho màng ngoài tim
+ Các động mạch thực quản
+ Các động mạch gian sườn
- Động mạch chủ bụng : có các nhánh cấp máu cho cơ hoành, thành bụng, thành lưng và các tạng trong ổ bụng.
+ Nhánh bên : - Hai động mạch hoành dưới
- Năm động mạch thắt lưng
- Động mạch thân tạng
- Động mạch mạc treo tràng trên
- Hai động mạch TTT
- Hai động mạch thận
- Hai động mạch sinh dục (động mạch tinh và động mạch tử cung - buồng trứng)
- Động mạch mạc treo tràng dưới
+ Nhánh tận : Động mạch chậu gốc phải và trái
Động mạch cùng giữa
- Động mạch chậu gốc :
+ Động mạch chậu trong cấp máu cho thành chậu hông và các tạng trong chậu hông
+ Động mạch chậu ngoài cấp máu cho chi dưới.
8. Hệ tĩnh mạch : Gồm 3 hệ
* Các tĩnh mạch phổi :
Từ các mao mạch tập chung thành các tĩnh mạch tiểu thuỳ, tĩnh mạch phân thuỳ, tĩnh mạch thuỳ rồi thành 4 tĩnh mạch phổi -> đổ về tâm nhĩ trái.
* Hệ tĩnh mạch chung
- Tĩnh mạch chủ trên : tĩnh mạch cảnh trong hợp với tĩnh mạch dưới đòn tạo thân tĩnh mạch cánh tay đầu phải, trái. Hai thân tĩnh mạch cánh tay đầu phải và trái hợp thành tĩnh mạch chủ trên -> đổ về tâm nhĩ phải. Tĩnh mạch chủ trên chỉ nhận 1 nhánh bên là tĩnh mạch đơn lớn (2 tĩnh mạch đơn bé trên và dưới đổ vào tĩnh mạch đơn lớn). Tĩnh mạch đơn lớn nằm ở sườn phải cột sống thắt lưng rồi chui qua cơ hoành lên trung thất sau, cuối cùng cong ra trước thành một quai ôm lấy cuống phổi phải và đổ vào tĩnh mạch chủ trên.
- Tĩnh mạch chủ dưới : tĩnh mạch chậu gốc phải và trái hợp thành tĩnh mạch chủ dưới ngang đốt sống thắt lưng IV rồi chui qua cơ hoành và cuối cùng đổ vào tâm nhĩ phải. Tĩnh mạch chủ dưới nhận máu từ các tạng và thành bụng (tĩnh mạch thành bụng, tĩnh mạch thận, tĩnh mạch sinh dục, tĩnh mạch trên gan).
* Tĩnh mạch gánh : không phải tất cả các máu tĩnh mạch được đưa thẳng về tim qua hệ tĩnh mạch chủ. Các tĩnh mạch bắt nguồn từ các mao mạch ở dạ dày, ruột, lách, tuỵ, sẽ đổ về tĩnh mạch cửa để vào gan. Ở gan tĩnh mạch cửa được phân nhánh thành các mao mạch nhỏ rồi từ đó dần hình thành tĩnh mạch trên gan rồi cuối cùng đổ về tĩnh mạch chủ dưới. Tĩnh mạch gánh là 1 tĩnh mạch chức phận.
 
Sự phân loại các mạch máu

Chia làm 3 loại: động mạch, tĩnh mạch và mao mạch.

* Động mạch: là các mạch máu đưa máu từ tim đến các cơ quan (kể cả phổi)

- Động mạch càng xa tim càng phân nhỏ

- Động mạch đập theo nhịp co bóp của cơ tim

- Máu trong các động mạch thuộc hệ động mạch chủ có màu đỏ tươi (có nhiều O[SUB]2[/SUB]) và máu trong các động mạch thuộc hệ động mạch phổi có màu đỏ sẫm (ít O[SUB]2[/SUB], nhiều CO[SUB]2[/SUB])

- Nhiều nguồn động mạch có thể cung cấp máu cho một vùng cơ thể hay một tạng

- Ở nơi xuất phát động mạch chủ, động mạch phổi có các van tổ chim ngăn không cho máu trở về tim

* Tĩnh mạch: đưa máu từ các cơ quan trở về tim.

- Các động mạch nhỏ tập trung dần thành các tĩnh mạch lớn. Kết thúc có 2 tĩnh mạch lớn (tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới) đổ về tim.

- Tĩnh mạch ở sâu và đi kèm động mạch (động mạch nhỏ có 2 tĩnh mạch đi kèm, động mạch lớn có 1 tĩnh mạch đi kèm).

- Tĩnh mạch có các van có tác dụng cho máu chảy theo một chiều về tim (ứng dụng: van hở, yếu -> dòng máu dồn trở lại -> dãn tĩnh mạch)
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top