“Bến đỗ” dành cho học sinh lớp 12 bị loại ngày càng ít đi. Nhiều học sinh không còn lựa chọn đành phải nghỉ học hoặc khăn gói về các tỉnh.
Ôn tập chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp THPT tại Trường tư thục Hữu Hậu (Q.Tân Bình, TP.HCM). Đây là trường hiếm hoi có nhận học sinh yếu từ trường khác - Ảnh: Như Hùng
Bổ túc cũng... chê
Tại TTGDTX Q.Tân Bình, TP.HCM, bảng thông báo “Trung tâm không nhận HS chuyển từ các trường dân lập, tư thục, các lớp thuộc hệ GDTX trong các trường cao đẳng” đã được dán lên tường từ đầu tháng 7-2009.
Theo một cán bộ thu nhận hồ sơ, đầu học kỳ 1 trung tâm phải từ chối 150-200 hồ sơ xin chuyển từ trường khác đến của HS lớp 12 các trường tư thục, dân lập và một số trường khác trên địa bàn, chủ yếu là các quận Tân Bình, Tân Phú. Từ chối không xuể, trung tâm phải nhận 45 trường hợp HS lớp 12 từ các trường dân lập, tư thục như HH, TVK, TĐ, NV... Đến tận đầu học kỳ 2 vẫn còn một số trường hợp phụ huynh, HS tìm đến trung tâm với lời nài nỉ “giờ em đã lỡ rút hồ sơ, nếu trung tâm không nhận thì em không biết đi đâu”.
Tương tự, tại TTGDTX Q.Tân Phú, đầu năm học này số lớp 12 tăng thêm một lớp do nhận HS từ trường khác chuyển về. Ở TTGDTX Thủ Đức, một cán bộ cho biết: “Thậm chí có cả mười mấy HS lớp 12 từ hệ bổ túc của một trường cao đẳng trong địa bàn chuyển HS yếu qua.
Ngoài ra đa số HS từ các trường dân lập, tư thục ở Q.2, Q.9 và Thủ Đức chuyển về. Mình là cơ sở phổ cập nên không thể không nhận, nhưng phải theo đúng quy tắc, khi đã thi xong học kỳ 1 thì khối 12 khóa sổ, không nhận HS nữa”. Như vậy, với những HS bị buộc chuyển đi đầu học kỳ 2, cánh cửa vào học hệ bổ túc đã khép lại.
Quá trễ để tìm trường
Tránh giai đoạn "nhạy cảm"
Nhiều trường phổ thông ngoài công lập hạn chế tiếp nhận HS vào giai đoạn “nhạy cảm” đầu học kỳ 2 vì lo cho kết quả thi tốt nghiệp của trường mình. Điểm chung của các trường dân lập, tư thục là cho “chạy” chương trình rất nhanh rồi tập trung ôn tập. Trường nào có kế hoạch ôn tập riêng của trường đó. Những học sinh rẽ ngang rất khó hòa nhập để ôn tập tốt cho kỳ thi tốt nghiệp đã gần kề.
Không chỉ hệ bổ túc "chê" mà vào thời điểm kết thúc học kỳ 1, các trường dân lập, tư thục ở tốp dưới cũng không muốn nhận HS lớp 12 chuyển về nữa. Một giáo viên giải thích: “Tuy các trường này rất cần HS, nhưng cứ nhận thêm một HS trung bình rồi em này rớt tốt nghiệp, thì tỉ lệ phần trăm tốt nghiệp lại thêm một lần giảm xuống, ảnh hưởng đến nhà trường rất nhiều. Nói gì thì nói, phụ huynh vẫn nhìn vào kết quả, nên việc nhận HS vào thời điểm sắp thi khiến nguy cơ “rớt hạng” (xếp hạng sau khi có kết quả đỗ tốt nghiệp) là rất cao”. Mặt khác, các trường cũng rất cẩn thận khi nhận HS về, vì hầu hết học bạ của các em ghi không đúng lực học và hạnh kiểm.
Một quản nhiệm Trường THCS-THPT Hoa Lư (Q.12), cho biết: "Đầu học kỳ 2 vừa rồi, có khá nhiều trường hợp xin chuyển về trường nhưng nhà trường chỉ nhận rất hạn chế và phải sát hạch trình độ HS thật kỹ xem lực học ghi trong học bạ có thực chất hay không rồi mới dám nhận”.
Đành bỏ học, đi làm
Chị P.N., một phụ huynh có con lớp 12 ở Trường D, bức xúc: “Sau khi trường cũ đề nghị chuyển cháu đi vào tháng 12-2009, gia đình đi rất nhiều nơi nhưng chỉ có một trường chịu nhận vì đã sát thời gian ôn thi. Chúng tôi phải nộp lại từ đầu những khoản tiền như cơ sở vật chất, quỹ trường và một số loại phí lên đến gần 8 triệu đồng (ở trường cũ cũng đã phải nộp những khoản tiền tương tự).
Chưa hết, nhà trường có dặn trước là trình độ của cháu rất khó thi tốt nghiệp, chỉ nên học dự thính rồi năm sau thi, vì nếu xét lực học thì chắc chắn sẽ lưu ban. Hiện cháu rất nản và muốn bỏ học, năm sau mới đi học lại”.
Với A., một HS thuộc diện “bị loại khỏi trường” QVSG, cho biết: “Đầu học kỳ 2, nhà trường trả hồ sơ. Cả gia đình phải chia nhau đi tìm trường suốt hai tuần liền. May mà cuối cùng cũng tìm được trường chịu nhận mình”. Khó khăn không dừng ở đó. Khi chuyển về trường mới vào thời điểm đầu học kỳ 2, A. mới biết chương trình học của hai trường cũ và mới khác nhau rất nhiều - một bên mới chỉ đi được nửa chương trình, một bên đã dạy xong hết và chỉ tập trung ôn tập nên ban đầu em không thể hòa nhập được.
A. kể thêm: “Một số bạn bè của em chuyển đi cùng đợt không tìm được trường nhận đã phải về quê ở Cà Mau, Tây Ninh, Bình Phước, Quảng Ngãi xin học. Có bạn thì bỏ học đi làm việc chân tay”.
Theo TTO.
Ôn tập chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp THPT tại Trường tư thục Hữu Hậu (Q.Tân Bình, TP.HCM). Đây là trường hiếm hoi có nhận học sinh yếu từ trường khác - Ảnh: Như Hùng
Hai năm gần đây, hướng dẫn thi tốt nghiệp THPT của Bộ GD-ĐT quy định HS lớp 12 hệ THPT không được thi tốt nghiệp hệ bổ túc. Quy định này khiến các trung tâm giáo dục thường xuyên (TTGDTX) - vốn là nơi có khả năng nhận tất cả HS bị "đuổi" từ trường khác - bắt đầu khắt khe hơn trong việc nhận HS lớp 12.
Tại TTGDTX Q.Tân Bình, TP.HCM, bảng thông báo “Trung tâm không nhận HS chuyển từ các trường dân lập, tư thục, các lớp thuộc hệ GDTX trong các trường cao đẳng” đã được dán lên tường từ đầu tháng 7-2009.
Theo một cán bộ thu nhận hồ sơ, đầu học kỳ 1 trung tâm phải từ chối 150-200 hồ sơ xin chuyển từ trường khác đến của HS lớp 12 các trường tư thục, dân lập và một số trường khác trên địa bàn, chủ yếu là các quận Tân Bình, Tân Phú. Từ chối không xuể, trung tâm phải nhận 45 trường hợp HS lớp 12 từ các trường dân lập, tư thục như HH, TVK, TĐ, NV... Đến tận đầu học kỳ 2 vẫn còn một số trường hợp phụ huynh, HS tìm đến trung tâm với lời nài nỉ “giờ em đã lỡ rút hồ sơ, nếu trung tâm không nhận thì em không biết đi đâu”.
Tương tự, tại TTGDTX Q.Tân Phú, đầu năm học này số lớp 12 tăng thêm một lớp do nhận HS từ trường khác chuyển về. Ở TTGDTX Thủ Đức, một cán bộ cho biết: “Thậm chí có cả mười mấy HS lớp 12 từ hệ bổ túc của một trường cao đẳng trong địa bàn chuyển HS yếu qua.
Ngoài ra đa số HS từ các trường dân lập, tư thục ở Q.2, Q.9 và Thủ Đức chuyển về. Mình là cơ sở phổ cập nên không thể không nhận, nhưng phải theo đúng quy tắc, khi đã thi xong học kỳ 1 thì khối 12 khóa sổ, không nhận HS nữa”. Như vậy, với những HS bị buộc chuyển đi đầu học kỳ 2, cánh cửa vào học hệ bổ túc đã khép lại.
Quá trễ để tìm trường
Tránh giai đoạn "nhạy cảm"
Nhiều trường phổ thông ngoài công lập hạn chế tiếp nhận HS vào giai đoạn “nhạy cảm” đầu học kỳ 2 vì lo cho kết quả thi tốt nghiệp của trường mình. Điểm chung của các trường dân lập, tư thục là cho “chạy” chương trình rất nhanh rồi tập trung ôn tập. Trường nào có kế hoạch ôn tập riêng của trường đó. Những học sinh rẽ ngang rất khó hòa nhập để ôn tập tốt cho kỳ thi tốt nghiệp đã gần kề.
Không chỉ hệ bổ túc "chê" mà vào thời điểm kết thúc học kỳ 1, các trường dân lập, tư thục ở tốp dưới cũng không muốn nhận HS lớp 12 chuyển về nữa. Một giáo viên giải thích: “Tuy các trường này rất cần HS, nhưng cứ nhận thêm một HS trung bình rồi em này rớt tốt nghiệp, thì tỉ lệ phần trăm tốt nghiệp lại thêm một lần giảm xuống, ảnh hưởng đến nhà trường rất nhiều. Nói gì thì nói, phụ huynh vẫn nhìn vào kết quả, nên việc nhận HS vào thời điểm sắp thi khiến nguy cơ “rớt hạng” (xếp hạng sau khi có kết quả đỗ tốt nghiệp) là rất cao”. Mặt khác, các trường cũng rất cẩn thận khi nhận HS về, vì hầu hết học bạ của các em ghi không đúng lực học và hạnh kiểm.
Một quản nhiệm Trường THCS-THPT Hoa Lư (Q.12), cho biết: "Đầu học kỳ 2 vừa rồi, có khá nhiều trường hợp xin chuyển về trường nhưng nhà trường chỉ nhận rất hạn chế và phải sát hạch trình độ HS thật kỹ xem lực học ghi trong học bạ có thực chất hay không rồi mới dám nhận”.
Đành bỏ học, đi làm
Chị P.N., một phụ huynh có con lớp 12 ở Trường D, bức xúc: “Sau khi trường cũ đề nghị chuyển cháu đi vào tháng 12-2009, gia đình đi rất nhiều nơi nhưng chỉ có một trường chịu nhận vì đã sát thời gian ôn thi. Chúng tôi phải nộp lại từ đầu những khoản tiền như cơ sở vật chất, quỹ trường và một số loại phí lên đến gần 8 triệu đồng (ở trường cũ cũng đã phải nộp những khoản tiền tương tự).
Chưa hết, nhà trường có dặn trước là trình độ của cháu rất khó thi tốt nghiệp, chỉ nên học dự thính rồi năm sau thi, vì nếu xét lực học thì chắc chắn sẽ lưu ban. Hiện cháu rất nản và muốn bỏ học, năm sau mới đi học lại”.
Với A., một HS thuộc diện “bị loại khỏi trường” QVSG, cho biết: “Đầu học kỳ 2, nhà trường trả hồ sơ. Cả gia đình phải chia nhau đi tìm trường suốt hai tuần liền. May mà cuối cùng cũng tìm được trường chịu nhận mình”. Khó khăn không dừng ở đó. Khi chuyển về trường mới vào thời điểm đầu học kỳ 2, A. mới biết chương trình học của hai trường cũ và mới khác nhau rất nhiều - một bên mới chỉ đi được nửa chương trình, một bên đã dạy xong hết và chỉ tập trung ôn tập nên ban đầu em không thể hòa nhập được.
A. kể thêm: “Một số bạn bè của em chuyển đi cùng đợt không tìm được trường nhận đã phải về quê ở Cà Mau, Tây Ninh, Bình Phước, Quảng Ngãi xin học. Có bạn thì bỏ học đi làm việc chân tay”.
Theo TTO.