ĐẶC TRƯNG CỦA VĂN HỌC THỂ HIỆN Ở ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG THỨC TỒN TẠO NHƯ THẾ NÀO?
Đặc trưng của văn học thể hiện ở đối tượng, nội dung và phương thức tồn tại như thế nào?
Đặc trưng của văn học thể hiện ở đối tượng:
Đối tượng là cái hướng tới chiếm lĩnh nhận thức để chuyển thành nội dung.Văn học hướng tới chiếm lĩnh nhận thức toàn bộ hiện thực khách quan và đời sống xã hội. Song đối tượng chủ yếu của văn học là con người. Văn học phản ánh các quan hệ hiện thực mà trung tâm là con người xã hội, văn học không miêu tả thế giới như những khách thể tự nó mà lại tái hiện chúng trong tương quan tình cảm con người. Khái niệm trong đối tượng văn học là tính cách của con người. Những người sống suy nghĩ cảm xúc hành động mang bản chất xã hội, lịch sử.
Ví dụ: Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời ( Quang Dũng, Tây Tiến)
Khách thể ở đây là một khung cảnh hiểm trở của núi rừng “khúc khuỷu”, “heo hút” nói lên khung cảnh hiểm trở của núi rừng và ta liên tưởng đến sự vất vả và gian lao của cuộc hành quân. Như vậy khách thể không thể vẽ hết những tâm tình người chiến sĩ mà phải có tâm hồn của con người mới diễn đạt những suy nghĩ và cảm xúc của con người.
Đặc trưng của văn nghệ thể hiện ở nội dung: Đặc điểm nội dung văn học là khát vọng thiết tha muốn thể hiện một quang niệm về chân lý đời sống. Một chân lý về cái đẹp, cái tốt, cái thật thể hiện trong các hiện tượng, thiên nhiên và xã hội trong các quan hệ giữa người với người. Gắn liền với chân lý là một cảm hứng mãnh liệt muốn khẳng định điều này, phủ dịnh điều kia. Muốn nhìn thấy lẻ phải được thực hiện. nó gắn liền với cảm xúc mạnh mẽ của con người, với sự rung động của con tim. Đó là những cảm xúc nghệ thuật là một trạng thái đặc biệt của tâm hồn. Đó có thể là niềm vui, nỗi buồn, yêu thương hay căm giận nhưng dứt khoát không phải là cái nhìn bình lặng, phẳng phiu mà nó là tâm tình, tình cảm sâu xa, máu thịt bằng tất cả sự từng trải, sự nung nấu và rung động của con tim và khối óc làm rung động lòng người.
Ví dụ: Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
(Cảnh khuya, Hồ Chí Minh.)
Đặc điểm nội dung văn học trong bài thơ này là ta liên tưởng đến tâm sự của Bác qua hình tượng ‘trăng, hoa, cổ thụ, tiếng suối…” Vẻ đẹp núi rừng, yên tĩnh, nên thơ. Một cảnh tượng yên lắng như thế mà sao Bác không ngủ được? Không ngủ vì nhớ gia đình, hay người yêu? Sự hài hòa giữa tâm hồn nghệ sĩ và chiến sĩ là nỗi “lo nước nhà”. Lo và mong đất nước được độc lập “sao vàng năm cánh mộng hồn quanh”.· Đặc trưng của văn nghệ được thể hiện qua phương thức tồn tại(hình tượng nghệ thuật): Hình tượng nghệ thuật là một khách thể tinh thần mọi phương tiện biểu hiện chỉ có ý nghĩa khi nào làm sống lại khách thể đó và người đọc tác phẩm chỉ có khi nào xâm nhập tác giả tinh thần đó mới có thể nảy sinh sự thưởng thức đồng cảm. Khi nói đến hình tượng ta thường chú ý hai đặc điểm:
1. Hình tượng nghệ thuật như một khách thể tinh thần đặc thù.
Gọi là “khách thể” bởi vì đó là thế giới tinh thần đã được khách thể hóa thành một hiện tượng xã hội tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của người sáng tạo hay người thưởng thức nữa, cũng không gắn liền với quá trình tâm lý, thần kinh của tác giả như trong quá trình sáng tạo.” Gọi là “tinh thần” bởi vì tinh thần là một cấp phản ứng đặc biệt của ý thức con người. Nếu cảm giác, tri giác, biểu tượng, khái niệm, phán đoán là những hình thức tâm lý nhận thức, phản ánh tường mặt của khách thể, thì cái tinh thần là một “hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan” kiểu khác, trong đó, cái được phản ánh xuất hiện trong ý thức con người như một tồn tại khác của nó.
2. Tính tạo hình và biểu tượng của hình tượng.
Tạo hình là một việc làm cho khách thể có được một tồn tại cụ thể cảm tính bên ngoài qua chất liệu, là phú cho thế giới những hình tượng khái quát một thể xác, hình hài. Nó bao gồm việc tạo cho hình tượng một không gian, thời gian, những sự kiện và những quan hệ, và rất quan trọng là tạo dựng những con người có nội tâm, ngoại hình, hành động, ngôn ngữ. Biểu hiện là phẩm chất tất yếu của tạo hình. Biểu hiện là khả năng bộc lộ cái bên trong, cái bản chất của sự vật, hé mở những nỗi niềm thầm kín trong tâm hồn. Biểu hiện gợi lên sự trọn vẹn, đầy đặn của hình tượng, và nhất là thể hiện khuynh hướng tư tưởng tình cảm của con người, của tác giả trước Các hiện tượng đời sống.Ví dụ: Rượu ngon không có bạn hiền Không mua không phải không tiền không mua. (Khóc Dương Khuê, Nguyễn Khuyến.) Ta thấy năm tiếng “Không” nhắc liên tục trong 14 tiếng, thể hiện một sự trống vắng vô cùng to lớn trong lòng nhà thơ, cuộc sống không còn chút gì niềm vui, khi mất đi người bạn tri kỉ.
Sưu tầm