Đặc điểm vị trí phạm vi lãnh thổ Việt Nam

Trang Love

New member
Xu
0
Nghe nói box địa dạo này nổ vang lắm, vậy xin được hỏi vài chum câu hỏi nhá

trc hết là câu 1:

* Nêu " rõ ràng, cụ thể, chi tiết" đặc điểm vị trí địa lí, phạm vị lãnh thổ, tọa độ và ý nghĩa tọa độ địa lí của Việt Nam?
 
đặc điểm vị trí địa lí

- VN nằm ở rìa Đông của bán đảo Đông Dương, giáp biển Đông.

- VN hoàn trong múi giờ số 7, nằm gần trung tâm khu vực ĐNA

phạm vị lãnh thổ

- Vùng đất có dt : 331.212 km2, giáp với các nước: Trung Quốc, Lào, Campuchia

-Vùng biển: Diện tích > 1 triệu km2, giáp với vùng biển 7 nước: TQ, CPC...

Gồm các bộ phận: Nội thủy; Lãnh hải; Vùng tiếp giáp ; Vùng đặc quyền ;Thềm lục địa

- Vùng trời là khoảng không gian bao trùm trên lãnh thổ nước ta, xác định bằng biên giới trên đất liền và biên giới trên biển.


 
- VN nằm ở rìa Đông của bán đảo Đông Dương, giáp biển Đông.

- VN hoàn trong múi giờ số 7, nằm gần trung tâm khu vực ĐNA



- Vùng đất có dt : 331.212 km2, giáp với các nước: Trung Quốc, Lào, Campuchia

-Vùng biển: Diện tích > 1 triệu km2, giáp với vùng biển 7 nước: TQ, CPC...

Gồm các bộ phận: Nội thủy; Lãnh hải; Vùng tiếp giáp ; Vùng đặc quyền ;Thềm lục địa

- Vùng trời là khoảng không gian bao trùm trên lãnh thổ nước ta, xác định bằng biên giới trên đất liền và biên giới trên biển.




Cảm ơn bạn đã quan tâm, câu hỏi của bạn ..." hơi bị dài" nhưng không làm khó được bọn mình đâu, còn chỗ nào chưa vừ ý thì bạn góp ý nhé

1. Vị trí địa lý
- Nước ta nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.

- Nước ta tiếp với các nước:
+ Bắc giáp Trung Quốc, Tây giáp Lào và Campuchia trên đất liền.
+ Đông và Nam giáp Biển Đông, có biên giới biển với các nước Trung Quốc, Philipin, Malaysia. Đông Nam. Giáp vịnh Thái Lan có biên giới biển với Campuchia, Thái Lan

- Phần trên đất liền nằm trong khung của hệ tọa độ địa lý sau :
+ Điểm cực Bắc ở vĩ độ 23[SUP]o[/SUP]23’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang
+ Điểm cực Nam ở vĩ độ 8[SUP]o[/SUP]37’B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau
+ Điểm cực Tây ở kinh độ 102[SUP]o[/SUP]10’Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên
+ Điểm cực Đông nằm ở kinh độ 109[SUP]o[/SUP]24’Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.

- Trên vùng biển, hệ tọa độ địa lý của nước ta còn kéo dài tới tận khoảng vĩ độ 6[SUP]o[/SUP]50’B và từ khoảng kinh độ 101[SUP]o[/SUP]Đ đến trên 117[SUP]o[/SUP]20’Đ tại Biển Đông.
- Đại bộ phận nước ta nằm trong khu vực múi giờ thứ 7.

* Ý nghĩa của hệ tọa độ địa lí nước ta
+ Qua tọa độ địa lí cho ta biết lãnh thổ Việt Nam trải dài theo hướng Bắc – Nam, hẹp theo chiều Đông – Tây.
+ Việt Nam nằm hoàn toàn trong vùng khí hậu nhiệt đới.
+ Khí hậu nước ta có sự phân hóa theo chiều Bắc – Nam.

2. Phạm vi lãnh thổ.
Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời.

a. Vùng đất.
- Gồm toàn bộ phần đất liền và các hải đảo ở nước ta với tổng diện tích là 331.212 km[SUP]2 [/SUP](Niên giám thống kê 2006).

- Nước ta có hơn 4.600 km đường biên giới trên đất liền, trong đó có đường biên giới Việt Nam – Trung Quốc dài hơn 1.400 km, đường biên giới Việt Nam – Lào dài gần 2.100 km và đường biên giới Việt Nam – Campuchia dài hơn 1.100 km.

- Đường bờ biển nước ta dài 3.260 km, chạy từ thị xã Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang). Đường bờ biển chạy dài theo đất nước đã tạo điều kiện cho 28 trong số 64 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương ở nước ta có điều kiện trực tiếp khai thác những tiềm năng to lớn của Biển Đông.

- Nước ta có khoảng 3.000 hòn đảo lớn nhỏ và có hai quần đảo lớn trên Biển Đông là quần đảo Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng) và quần đảo Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hòa).
b. Vùng biển.
* Vùng biển của nước ta có diện tích rộng khoảng 1 triệu km[SUP]2 [/SUP]ở Biển Đông, bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, * vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa.

- Nội thủy: là vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở.

- Lãnh hải: là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển. Lãnh hải Việt Nam có chiều rộng 12 hải lý (1 hải lý = 1.852 m).

- Vùng tiếp giáp lãnh hải: là vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của nước ven biển. Vùng tiếp giáp lãnh hải của nước ta rộng 12 hải lý. Trong vùng này, Nhà nước ta có quyền thực hiện các biện pháp để bảo vệ an ninh quốc phòng, kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường, nhập cư …

- Vùng đặc quyền kinh tế: là vùng tiếp liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở.

- Thềm lục địa: là phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200 m hoặc hơn nữa. Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam.

c. Vùng trời.
Vùng trời Việt Nam là khoảng không gian không giới hạn độ cao, bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta; trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian của các đảo.
:courage: oke!

 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top