• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Đặc điểm về " gió mùa" ở Việt Nam

Tính chất gió mùa ở Việt Nam.
Nguyên nhân hình thành gió mùa Việt Nam.
Bản đồ khí hậu Việt Nam

- Vĩ độ: Lãnh thổ Việt Nam kéo dài theo chiều kinh tuyến từ 8[SUP]o[/SUP]30[SUP]’[/SUP] VB đến 22[SUP]o[/SUP]23[SUP]’[/SUP]VB. Nhưng đối với phần phía Nam lãnh thổ (khoảng từ 18 - 16[SUP]o[/SUP] trở vào) mùa đông có thể xem như gió tín phong Đông Bắc của bán cầu Bắc, còn mùa hạ là Tín phong của bán cầu Nam, sự thay đổi theo mùa của hướng gió liên quan chặt chẽ với sự xê dịch của các đới gió hành tinh. Nhưng ở phần phía Bắc, tình hình phức tạp hơn, luôn có sự giao tranh của 2 loại gió mùa khác nhau về bản chất là hệ thống gió cực đới và Tín phong.

- Vị trí địa lý: Do tiếp giáp với biển trên suốt 3000km ranh giới phía Đông và phía Nam đã khiến cho các luồng gió mùa thổi đến nước ta, dù xuất phát từ lục địa hay hải dương, mùa đông hay mùa hạ, đều phải trải qua một đoạn đường dài trên biển. Chỉ riêng trường hợp lưỡi áp cao cực đới đầu mùa và luồng hướng Tây của gió mùa mùa hạ mới tràn tới hướng lục địa mà thôi.

- Dòng biển trong vịnh Bắc bộ và vùng biển Đông: Mùa đông, gió hướng Bắc ổn định đã làm xuất hiện một dòng biển hướng từ Bắc xuống Nam mang theo nước lạnh từ các vùng vĩ độ cao vào vịnh Bắc bộ và ảnh hưởng đến vùng biển Trung bộ. Tuy nhiên do sự khác biệt giữa nhiệt dung giữa nước và không khí, nên trong nửa đầu mùa đông, nhiệt độ nước biển cao hơn nhiệt độ không khí. Kết quả, biển đã làm cho không khí gió mùa Đông Bắc vào nửa cuối mùa đông bị ẩm ướt tới mức gần bảo hoà, là nguyên nhân tạo nên mây mù dày đặc và mưa phùn ở Bắc bộ.

- Địa hình: Đối với các hệ thống phía bắc, những địa hình núi hướng theo Tây Bắc - Đông Nam thường có tác dụng ngăn frônt và biến nó thành một dải frônt tỉnh. Còn đối với gió mùa mùa hạ cũng những dãy núi hướng Tây Bắc - Đông Nam đã phát huy hiệu ứng feonh mạnh mẽ, hình thành gió tây khô nóng. Địa hình Bắc bộ đã tạo ra áp thấp địa phương, là tâm hút gió làm lệch hướng gió Tây Nam thành gió Đông Nam thổi vào đồng bằng Bắc bộ, tạo nên chế độ thời tiết đặc trưng ở lãnh thổ phía Bắc.

Các kiểu thời tiết do gió mùa gây nên ở nước ta.

Do sự tác động giữa gió mùa và Tín phong làm cho thời tiết của nước ta có nhiều biến động. Ở miền bắc thường có những giai đoạn lạnh thường xen kẽ với những quãng ngày nóng ấm, nhưng về mùa hạ đem lại thời tiết nóng ẩm và mưa nhiều. Tình trạng không thuần nhất về bản chất của gió mùa làm xuất hiện những nhiễu động trong cơ chế hoàn lưu. Những nhiễu động này có quy mô và tính chất rất khác nhau, đó là:

- Frônt cực đới: Nhiễu động mạnh mẽ nhất trong mùa đông, hàng năm có khoảng 15 – 20 đợt frônt tràn tới khu vực nước ta. Tuy nhiên frônt thường yếu, không gây ra những biến đổi quan trọng về điều kiện nhiệt ẩm.

- Hội tụ nội chí tuyến: là dạng nhiễu động đặc trung của gió mùa mùa hạ, đặc điểm là tịnh tiến từ phía nam lên phía bắc và tan đi ở vĩ độ ngoài chí tuyến. Hội tụ thường đem lại mưa lớn, đó là nguyên nhân của hiện tượng mưa ngâu ở miền bắc.

- Bão: Là dạng nhiễu động mạnh mẽ nhất trong cơ chế gió mùa, có ý nghĩa quan trọng về mặt thời tiết. Bão thường gây mưa lớn và làm biến động đến lượng mưa của nước ta trong năm

- Rãnh nhiệt đới: là một dạng nhiễu động yếu trong tầng đối lưu trên cao, cùng với frônt cực đới, đây là nhân tố gây mưa có hệ thống trong mùa đông ở nước ta.

Trên Trái Đất, gió mùa nội chí tuyến là những luồng không khí chuyển động rộng lớn nhất, là hiện tượng duy nhất làm cho những khối không khí khổng lồ chuyển từ bán cầu này sang bán cầu khác, xoá cả khu lặng gió xích đạo và cận chí tuyến. Trong đại thể, gió mùa mùa hạ mát đem theo mưa, gió mùa mùa đông lạnh và khô ráo. Nhưng không phải miền nào thuộc lĩnh vực gió mùa đều có khí hậu như vậy, ở miền trung Việt Nam là một ví dụ, mùa hạ kh- Vĩ độ: Lãnh thổ Việt Nam kéo dài theo chiều kinh tuyến từ 8[SUP]o[/SUP]30[SUP]’[/SUP] VB đến 22[SUP]o[/SUP]23[SUP]’[/SUP]VB. Nhưng đối với phần phía Nam lãnh thổ (khoảng từ 18 - 16[SUP]o[/SUP] trở vào) mùa đông có thể xem như gió tín phong Đông Bắc của bán cầu Bắc, còn mùa hạ là Tín phong của bán cầu Nam, sự thay đổi theo mùa của hướng gió liên quan chặt chẽ với sự xê dịch của các đới gió hành tinh. Nhưng ở phần phía Bắc, tình hình phức tạp hơn, luôn có sự giao tranh của 2 loại gió mùa khác nhau về bản chất là hệ thống gió cực đới và Tín phong.

- Vị trí địa lý: Do tiếp giáp với biển trên suốt 3000km ranh giới phía Đông và phía Nam đã khiến cho các luồng gió mùa thổi đến nước ta, dù xuất phát từ lục địa hay hải dương, mùa đông hay mùa hạ, đều phải trải qua một đoạn đường dài trên biển. Chỉ riêng trường hợp lưỡi áp cao cực đới đầu mùa và luồng hướng Tây của gió mùa mùa hạ mới tràn tới hướng lục địa mà thôi.

- Dòng biển trong vịnh Bắc bộ và vùng biển Đông: Mùa đông, gió hướng Bắc ổn định đã làm xuất hiện một dòng biển hướng từ Bắc xuống Nam mang theo nước lạnh từ các vùng vĩ độ cao vào vịnh Bắc bộ và ảnh hưởng đến vùng biển Trung bộ. Tuy nhiên do sự khác biệt giữa nhiệt dung giữa nước và không khí, nên trong nửa đầu mùa đông, nhiệt độ nước biển cao hơn nhiệt độ không khí. Kết quả, biển đã làm cho không khí gió mùa Đông Bắc vào nửa cuối mùa đông bị ẩm ướt tới mức gần bảo hoà, là nguyên nhân tạo nên mây mù dày đặc và mưa phùn ở Bắc bộ.

- Địa hình: Đối với các hệ thống phía bắc, những địa hình núi hướng theo Tây Bắc - Đông Nam thường có tác dụng ngăn frônt và biến nó thành một dải frônt tỉnh. Còn đối với gió mùa mùa hạ cũng những dãy núi hướng Tây Bắc - Đông Nam đã phát huy hiệu ứng feonh mạnh mẽ, hình thành gió tây khô nóng. Địa hình Bắc bộ đã tạo ra áp thấp địa phương, là tâm hút gió làm lệch hướng gió Tây Nam thành gió Đông Nam thổi vào đồng bằng Bắc bộ, tạo nên chế độ thời tiết đặc trưng ở lãnh thổ phía Bắc.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
* Hoạt động của gió mùa ở nước ta:

- Nước ta nằm trong khu vực nội chí tuyến bán cầu bắc nên có gió tín phong hoạt động quanh năm.

- Khí hậu nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khí hậu hoạt động theo mùa: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.

+ Gió mùa mùa đông:

- Nguyên nhân: Mùa đông lục địa bắc bán cầu khuất mặt trời -> lạnh -> hình thành áp cao Xibia.

Nam bán cầu hướng về mặt trời -> nóng -> hình thành áp thấp (Nam Phi, Oxtrâylia).

Ở Đại dương bắc bán cầu có áp thấp Aleút, nam bán cầu áp cao nam Ấn Độ dương.

- Thời gian hoạt động: tháng 11 -> tháng 4.

- Phạm vi hoạt động: xuất phát từ áp cao Xibia hoạt động đến phía Bắc dãy Bạch Mã.

- Hướng thổi: Đông Bắc.

- Tính chất:

° Đầu mùa đông (tháng 11, 12, 1) gió thổi trực tiếp từ áp cao Xibia qua lục địa Châu Á, có tính chất lạnh, khô.
° Cuối mùa đông (tháng 2, 3) không khí di chuyển chếch về phía đông -> vào nước ta (do lực hút hạ áp Alêút, tính chất lạnh ẩm).
° Tác động theo từng đợt tạo nên miền Bắc có một mùa đông 2 – 3 tháng lạnh <18[SUP]0[/SUP]C.

+ Gió mùa mùa hạ:

- Nguyên nhân: lục địa bắc bán cầu hình thành hạ áp (Iran) Đại dương áp cao (Haoai).

Nam bán cầu hình thành áp cao cận chí tuyến nam bán cầu.

- Thời gian hoạt động: từ tháng 5 – tháng 10.

- Phạm vi hoạt động: cả nước.

- Hướng thổi: Tây Nam, Đông Nam (từ áp cao cận chí tuyến NBC -> hạ áp Iran, Haoai, Xibia)

- Tính chất:

° Đầu mùa hạ (tháng 5, 6, 7) khối khí nhiệt đới từ Ấn Độ Dương (TBg) theo hướng Tây Nam vào nước ta -> gây mưa lớn cho ĐNB và Tây Nguyên,

-> gây khô nóng cho ven biển Trung Bộ, Nam Tây Bắc, đôi khi cả đồng bằng Bắc Bộ (do lực hút của áp thấp vịnh Bắc Bộ).

° Cuối mùa hạ (8, 9, 10) gió hướng Đông Nam xuất phát từ áp cao cận chí tuyến BCN qua xích đạo chuyển hướng Tây Nam vào VN.

-> gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên (do vượt qua xích đạo nóng ẩm).

-> gió Tây Nam kết hợp với dãi hội tụ nhiệt đới gây mưa lớn cho toàn quốc (Nam Bộ và Tây Nguyên tháng 6-10; đồng bằng Bắc Bộ tháng 8 và Trung Bộ tháng 9).

° Do áp thấp Bắc Bộ, khối khí này chuyển hướng thành Đông Nam và Bắc Bộ tạo nên gió mùa Đông Nam cho Bắc Bộ.

* Hệ quả đối với phân chia mùa khác nhau giữa các khu vực:

Hệ quả giao tranh giữa các khối khí đã tạo nên sự phân mùa khí hậu:

+ Miền Bắc có sự phân chia: mùa đông lạnh khô ít mưa, hạ nóng ẩm mưa nhiều.

+ Miền Nam có hai mùa mưa và khô rõ rệt.

+ Tây Nguyên và đồng bằng ven biển miền Trung Trung Bộ có sự đối lập về mùa mưa và khô.
 
Câu hỏi :
Đặc điểm về " gió mùa" ở Việt Nam về nguyên nhân hình thành, phạm vi hoạt động và ảnh hưởng của nó ?

Đặc điểm gió mùa Việt Nam:

+ Tính chất gió mùa ẩm : Bầu trời nhiệt đới quanh năm cung cấp cho nước ta nguồn nhiệt năng to lớn. Bình quân 1 mét vuông lành thổ nhận được trên một triệu kilô calo, số giờ nắng đạt từ 1400-3000 giờ trong một năm.Nhiệt độ trung bình của không khí đều vượt 21 độ trên toàn nước từ bắc vào nam.

+Gồm hai mùa gió: gió mùa đông bắc lạnh khô(mùa đông)

gió mùa tây nam nóng ẩm (mùa hạ)

+Gió m
ùa mang đến cho nước ta lượng mưa lớn(1500-2000mm/năm) và đọ ẩm không khí rất cao(trên 80%).

Ảnh hưởng và hoạt động:

*Gió Tín phong:

- Nguồn gốc: xuất phát từ trung tâm cao áp trên biển Thái Bình Dương thổi về Xích đạo.

- Hướng gió: Đông Bắc.

- Thời gian hoạt động: quanh năm

- Phạm vi hoạt động: từ vĩ tuyến 60 trở vào.

* Gió mùa mùa đông:

- Nguồn gốc: khối không khí lạnh xuất phát từ trung tâm cao áp Xibia di chuyển vào nước ta.

- Hướng gió: Đông Bắc - Tây Nam.

- Thời gian hoạt động: từ tháng XI đến tháng IV năm sau.

- Phạm vi hoạt động: từ vĩ tuyến 60 ra Bắc.

- Đặc điểm:

+ Vào đầu mùa đông ( tháng XI, XII, I): hạ áp Alêut hoạt động mạnh hút khối không khí lạnh xuất phát từ cao áp Xibia lúc này đang nằm ở trung tâm lục địa Á - Âu, thổi qua lục địa, có đặc tính lạnh, khô, mang lại thời tiết lạnh, khô cho miền Bắc

.+Nửa sau mùa đông, cao áp Xibia dịch chuyển sang phía đông, hạ áp Alêut suy yếu thay vào đó hạ áp Oxtraylia hoạt động mạnh lên, hút gió từ cao áp Xibia. Gió này thổi qua biển sau đó mới đi vào đất liền mang theo hơi ẩm từ biển gây nên thời tiết lạnh ẩm, mưa phùn cho vùng ven biển và đồng bằng ở miền Bắc.

- Tính chất: Gió mùa Đông Bắc chỉ hoạt động từng đợt, không kéo dài liên tục, cường độ mạnh nhất vào mùa đông, ở miền Bắc hình thành mùa đông kéo dài 2-3 tháng. Khi di chuyển xuống phía Nam, loại gió này suy yếu dần bởi bức chăn địa hình là dãy Bạch Mã.

* Gió mùa mùa hạ ( Gió mùa Tây Nam):

- Nguồn gốc: xuất phát từ trung tâm áp thấp Ấn Độ - Mianma hút gió từ Bắc Ấn Độ Dương qua vịnh Bengan vào nước ta.

- Hướng gió: Tây Nam

- Thời gian hoạt động: từ tháng V - X.

- Đặc điểm - tính chất

:+ Đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng Tây Nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho Đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên, ngoài ra khi vượt dãy Trường Sơn còn gây hiệu ứng phơn cho khu vực Bắc Trung Bộ và Nam Tây Bắc với kiểu thời tiết khô, nóng

.+ Giữa và cuối mùa hạ (từ tháng VI): Gió mùa Tây Nam xuất phát từ cao áp cận chí tuyến bán cầu Nam hoạt động mạnh. Khi vượt qua vùng biển xích đạo, khối khí này trở nên nóng ẩm hơn, thường gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên, cùng với dải hội tụ nhiệt đới gây mưa lớn cho cả 2 miền Nam, Bắc và mưa vào tháng IX cho Trung Bộ.

+ Riêng miền Bắc, do áp thấp Bắc Bộ, khối khí này di chuyển theo hướng Đông Nam vào Bắc Bộ tạo nên "gió mùa Đông Nam" vào mùa hạ ở miền Bắc nước ta.

* Hệ quả:

- Miền Bắc có mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều, hai mùa chuyển tiếp là mùa xuân và mùa thu.

- Miền Nam có một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt.


 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top