Đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Khắc Phê
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đồng hành cùng cuộc chuyển mình lớn lao của đất nước, văn học Việt Nam sau 1975 chứng kiến cuộc vật lộn âm thầm nhưng quyết liệt của bao văn nghệ sĩ trên hành trình tìm kiếm “sinh lộ” mới cho văn chương Việt. Vì vậy, mỗi nhà văn không ngừng tìm kiếm, khai phá và sáng tạo. Họ không chỉ nhạy cảm với cái mới mà đôi khi phải chấp nhận cả sự cô đơn trên hành trình nghệ thuật của chính mình mà Nguyễn Khắc Phê có thể xem là một trong những trường hợp tiêu biểu.
Với quan niệm “tiểu thuyết còn phải dựng nên một thế giới nghệ thuật, thế giới hiện thực, thế giới tâm hồn và cả hồn cốt một vùng quê…” [37], Nguyễn Khắc Phê đã không ngừng tìm kiếm, khám phá con đường sáng tạo văn chương cho riêng mình. Nguyễn Khắc Phê đã “xâu chuỗi được những chi tiết nhỏ bé, giản đơn trong cuộc sống thường nhật, thổi vào đó một linh hồn để nó cựa quậy, sống trong độc giả” [19, tr. 17] và “bao giờ và ở chỗ nào cũng thế, nhà văn cần có sự tự do mới có thể sáng tạo ra những công trình bất hủ” [44].
Nhìn lại con đường đã qua, dẫu có lúc còn cực đoan thái quá, nhưng những gì Nguyễn Khắc Phê đã làm được là điều không thể phủ nhận. Chính vì thế, lựa chọn đề tài: Đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Khắc Phê, chúng tôi không chỉ muốn góp phần khẳng định hơn về tâm huyết, tài năng cũng như những đóng góp của Nguyễn Khắc Phê cho nền văn học dân tộc mà qua đó còn thấy được cả những bước tiến mới của văn học Việt Nam trên hành trình khám phá, tìm kiếm chân lý sáng tạo cho riêng mình.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Những bài viết về tác phẩm Biết đâu địa ngục thiên đường
Theo Trần Đình Sử, nhìn chung về sáng tác Nguyễn Khắc Phê, đặc biệt là Biết đâu địa ngục thiên đường, ngôn ngữ hiện thực trong cái tính giản dị của nó, vẫn có sức thuyết phục đối với đông đảo người đọc và có lẽ cũng là chỗ mạnh của ngòi bút Nguyễn Khắc Phê.
Ma Văn Kháng xem văn xuôi của anh là một thứ văn giàu chất hiện thực đời sống, giàu sự trải nghiệm sâu sắc còn Từ Sơn “ngòi bút của anh Phê rỉ máu” [18, tr. 205]. Theo Ngô Minh, ngòi bút hiện thực của tác giả không né tránh khi kể lại những chuyện phi lí, trái ngang và biến cố đảo lộn hãi hùng. Mặt khác, Nguyễn Mạnh Tiến, Ngô Hương Giang tham chiếu tác phẩm Biết đâu địa ngục thiên đường từ góc độ diễn giải học và phân tâm học, tìm ra những thông điệp trái chiều của tác phẩm: con người là gì? đâu là tính thiện và ác?
Bên cạnh đó, tác giả Phan Tuấn Anh dưới phương pháp luận của bộ môn văn học so sánh đã có động tác so sánh về “Bi kịch dòng họ trong Biết đâu địa ngục thiên đường của Nguyễn Khắc Phê và Trăm năm cô đơn của G.G.Marquez [18, tr. 172-176-182]. Còn đối với Bửu Nam, ông xem Biết đâu địa ngục thiên đường là một loại “tiểu thuyết vết thương” [18, tr. 23] và ở một khía cạnh khác, tác giả Phạm Trần Quốc Bảo lại có sự đồng nhất tiểu thuyết được viết theo một phong cách nhẹ nhàng, sâu lắng. Trần Thị Như Yến lại phát hiện ra kiểu bi kịch người trí thức trong Biết đâu địa ngục thiên đường “mà số phận mỗi người là những bước ngoặt khác nhau trong lối rẽ của dòng đời” [18, tr. 198]. Hay ở một khía cạnh khác, có người còn xem đọc Biết đâu địa ngục thiên đường mới đúng thưởng thức tác phẩm văn học.
2.2. Về tác phẩm Thập giá giữa rừng sâu và Những ngọn lửa xanh
Ở tác phẩm Thập giá giữa rừng sâu, Nguyễn Khắc Phê lại chú ý đến “tình huống truyện” [38, tr. 37]. Tác giả Trần Huyền Sâm lại cho rằng: “Tiểu thuyết Thập giá giữa rừng sâu chứa đựng nhiều ẩn số bất ngờ và có khả năng mở ra những tầng nghĩa sâu xa để người đọc không ngừng chiêm nghiệm, suy ngẫm” [51].
Ở tác phẩm Những ngọn lửa xanh, Nguyễn Thế Quang cho rằng: “câu văn, anh biết chải chuốt, kỹ lưỡng tổ chức ngôn từ thật tài tạo nên một giọng điệu phong phú có sức lôi cuốn lạ” [50]. Đối với Trần Xuân An, ở bài viết “Những ngọn lửa xanh - niềm hy vọng từ nỗi đau thế sự” thì lại quan niệm rằng: “Những ngọn lửa xanh có kết cấu thuộc loại chuẩn mực, không phá cách” và “bằng những thủ pháp gút - mở đã khắc họa với những chi tiết tinh tế, sinh động và phong phú” [2, tr. 34-37].
Như vậy, trong hầu hết những công trình này những nhận định có tính chất đặt vấn đề sơ lược chung chung, chứ chưa đi vào phân tích các phương diện cụ thể của đặc điểm nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Khắc Phê một cách tổng hợp, khái quát và có hệ thống. Tuy vậy, đó là những gợi mở quan trọng để chúng tôi tiếp thu và làm cơ sở cho việc tiếp cận, nghiên cứu những đặc điểm nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Khắc Phê một cách bao quát và toàn diện hơn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính là ba tiểu thuyết: Thập giá giữa rừng sâu (NXB Trẻ, 2002), Những ngọn lửa xanh (NXB Phụ nữ, 2008), Biết đâu địa ngục thiên đường (NXB Phụ nữ, 2010).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Với đề tài nghiên cứu này, chúng tôi nghiên cứu sáng tác của Nguyễn Khắc Phê để chỉ ra những đặc điểm nghệ thuật ở một số phương diện tiêu biểu như: hệ thống hình tượng nhân vật, các mệnh đề triết lý, ngôn ngữ, giọng điệu, không gian và thời gian nghệ thuật. Ngoài ra, chúng tôi còn giới hạn phạm vi đối tượng ở nhiều tiểu thuyết khác của Nguyễn Khắc Phê trước đó để có cái nhìn so sánh, đối chiếu,…
4. Phương pháp nghiên cứu
Với đề tài này, chúng tôi sử dung kết hợp nhiều phương pháp khác nhau, cụ thể là: phương pháp nghiên cứu tác gia văn học, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp so sánh, đối chiếu và một số phương pháp hỗ trợ khác.
5. Đóng góp của luận văn
Đề tài chúng tôi là công trình nghiên cứu một cách có hệ thống một số phương diện nghệ thuật quan trọng trong sáng tác của Nguyễn Khắc Phê. Từ đó, có thể đưa ra những nhận xét, đánh giá xác đáng về đặc điểm nghệ thuật trong sáng tác của ông. Qua đó đồng thời làm cơ sở để góp thêm một tiếng nói đánh giá về hiện tượng văn học còn gây nhiều tranh cãi này.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và phần tài liệu tham khảo, phần nội dung của luận văn được triển khai thành 3 chương như sau:
Chương 1: Nguyễn Khắc Phê - cuộc đời và hành trình sáng tạo
Chương 2: Đặc điểm nội dung nghệ thuật của tiểu thuyết Nguyễn Khắc Phê
Chương 3: Đặc điểm hình thức nghệ thuật của tiểu thuyết Nguyễn Khắc Phê
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đồng hành cùng cuộc chuyển mình lớn lao của đất nước, văn học Việt Nam sau 1975 chứng kiến cuộc vật lộn âm thầm nhưng quyết liệt của bao văn nghệ sĩ trên hành trình tìm kiếm “sinh lộ” mới cho văn chương Việt. Vì vậy, mỗi nhà văn không ngừng tìm kiếm, khai phá và sáng tạo. Họ không chỉ nhạy cảm với cái mới mà đôi khi phải chấp nhận cả sự cô đơn trên hành trình nghệ thuật của chính mình mà Nguyễn Khắc Phê có thể xem là một trong những trường hợp tiêu biểu.
Với quan niệm “tiểu thuyết còn phải dựng nên một thế giới nghệ thuật, thế giới hiện thực, thế giới tâm hồn và cả hồn cốt một vùng quê…” [37], Nguyễn Khắc Phê đã không ngừng tìm kiếm, khám phá con đường sáng tạo văn chương cho riêng mình. Nguyễn Khắc Phê đã “xâu chuỗi được những chi tiết nhỏ bé, giản đơn trong cuộc sống thường nhật, thổi vào đó một linh hồn để nó cựa quậy, sống trong độc giả” [19, tr. 17] và “bao giờ và ở chỗ nào cũng thế, nhà văn cần có sự tự do mới có thể sáng tạo ra những công trình bất hủ” [44].
Nhìn lại con đường đã qua, dẫu có lúc còn cực đoan thái quá, nhưng những gì Nguyễn Khắc Phê đã làm được là điều không thể phủ nhận. Chính vì thế, lựa chọn đề tài: Đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Khắc Phê, chúng tôi không chỉ muốn góp phần khẳng định hơn về tâm huyết, tài năng cũng như những đóng góp của Nguyễn Khắc Phê cho nền văn học dân tộc mà qua đó còn thấy được cả những bước tiến mới của văn học Việt Nam trên hành trình khám phá, tìm kiếm chân lý sáng tạo cho riêng mình.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Những bài viết về tác phẩm Biết đâu địa ngục thiên đường
Theo Trần Đình Sử, nhìn chung về sáng tác Nguyễn Khắc Phê, đặc biệt là Biết đâu địa ngục thiên đường, ngôn ngữ hiện thực trong cái tính giản dị của nó, vẫn có sức thuyết phục đối với đông đảo người đọc và có lẽ cũng là chỗ mạnh của ngòi bút Nguyễn Khắc Phê.
Ma Văn Kháng xem văn xuôi của anh là một thứ văn giàu chất hiện thực đời sống, giàu sự trải nghiệm sâu sắc còn Từ Sơn “ngòi bút của anh Phê rỉ máu” [18, tr. 205]. Theo Ngô Minh, ngòi bút hiện thực của tác giả không né tránh khi kể lại những chuyện phi lí, trái ngang và biến cố đảo lộn hãi hùng. Mặt khác, Nguyễn Mạnh Tiến, Ngô Hương Giang tham chiếu tác phẩm Biết đâu địa ngục thiên đường từ góc độ diễn giải học và phân tâm học, tìm ra những thông điệp trái chiều của tác phẩm: con người là gì? đâu là tính thiện và ác?
Bên cạnh đó, tác giả Phan Tuấn Anh dưới phương pháp luận của bộ môn văn học so sánh đã có động tác so sánh về “Bi kịch dòng họ trong Biết đâu địa ngục thiên đường của Nguyễn Khắc Phê và Trăm năm cô đơn của G.G.Marquez [18, tr. 172-176-182]. Còn đối với Bửu Nam, ông xem Biết đâu địa ngục thiên đường là một loại “tiểu thuyết vết thương” [18, tr. 23] và ở một khía cạnh khác, tác giả Phạm Trần Quốc Bảo lại có sự đồng nhất tiểu thuyết được viết theo một phong cách nhẹ nhàng, sâu lắng. Trần Thị Như Yến lại phát hiện ra kiểu bi kịch người trí thức trong Biết đâu địa ngục thiên đường “mà số phận mỗi người là những bước ngoặt khác nhau trong lối rẽ của dòng đời” [18, tr. 198]. Hay ở một khía cạnh khác, có người còn xem đọc Biết đâu địa ngục thiên đường mới đúng thưởng thức tác phẩm văn học.
2.2. Về tác phẩm Thập giá giữa rừng sâu và Những ngọn lửa xanh
Ở tác phẩm Thập giá giữa rừng sâu, Nguyễn Khắc Phê lại chú ý đến “tình huống truyện” [38, tr. 37]. Tác giả Trần Huyền Sâm lại cho rằng: “Tiểu thuyết Thập giá giữa rừng sâu chứa đựng nhiều ẩn số bất ngờ và có khả năng mở ra những tầng nghĩa sâu xa để người đọc không ngừng chiêm nghiệm, suy ngẫm” [51].
Ở tác phẩm Những ngọn lửa xanh, Nguyễn Thế Quang cho rằng: “câu văn, anh biết chải chuốt, kỹ lưỡng tổ chức ngôn từ thật tài tạo nên một giọng điệu phong phú có sức lôi cuốn lạ” [50]. Đối với Trần Xuân An, ở bài viết “Những ngọn lửa xanh - niềm hy vọng từ nỗi đau thế sự” thì lại quan niệm rằng: “Những ngọn lửa xanh có kết cấu thuộc loại chuẩn mực, không phá cách” và “bằng những thủ pháp gút - mở đã khắc họa với những chi tiết tinh tế, sinh động và phong phú” [2, tr. 34-37].
Như vậy, trong hầu hết những công trình này những nhận định có tính chất đặt vấn đề sơ lược chung chung, chứ chưa đi vào phân tích các phương diện cụ thể của đặc điểm nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Khắc Phê một cách tổng hợp, khái quát và có hệ thống. Tuy vậy, đó là những gợi mở quan trọng để chúng tôi tiếp thu và làm cơ sở cho việc tiếp cận, nghiên cứu những đặc điểm nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Khắc Phê một cách bao quát và toàn diện hơn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính là ba tiểu thuyết: Thập giá giữa rừng sâu (NXB Trẻ, 2002), Những ngọn lửa xanh (NXB Phụ nữ, 2008), Biết đâu địa ngục thiên đường (NXB Phụ nữ, 2010).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Với đề tài nghiên cứu này, chúng tôi nghiên cứu sáng tác của Nguyễn Khắc Phê để chỉ ra những đặc điểm nghệ thuật ở một số phương diện tiêu biểu như: hệ thống hình tượng nhân vật, các mệnh đề triết lý, ngôn ngữ, giọng điệu, không gian và thời gian nghệ thuật. Ngoài ra, chúng tôi còn giới hạn phạm vi đối tượng ở nhiều tiểu thuyết khác của Nguyễn Khắc Phê trước đó để có cái nhìn so sánh, đối chiếu,…
4. Phương pháp nghiên cứu
Với đề tài này, chúng tôi sử dung kết hợp nhiều phương pháp khác nhau, cụ thể là: phương pháp nghiên cứu tác gia văn học, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp so sánh, đối chiếu và một số phương pháp hỗ trợ khác.
5. Đóng góp của luận văn
Đề tài chúng tôi là công trình nghiên cứu một cách có hệ thống một số phương diện nghệ thuật quan trọng trong sáng tác của Nguyễn Khắc Phê. Từ đó, có thể đưa ra những nhận xét, đánh giá xác đáng về đặc điểm nghệ thuật trong sáng tác của ông. Qua đó đồng thời làm cơ sở để góp thêm một tiếng nói đánh giá về hiện tượng văn học còn gây nhiều tranh cãi này.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và phần tài liệu tham khảo, phần nội dung của luận văn được triển khai thành 3 chương như sau:
Chương 1: Nguyễn Khắc Phê - cuộc đời và hành trình sáng tạo
Chương 2: Đặc điểm nội dung nghệ thuật của tiểu thuyết Nguyễn Khắc Phê
Chương 3: Đặc điểm hình thức nghệ thuật của tiểu thuyết Nguyễn Khắc Phê
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: