Câu 1. Hãy nêu những đặc điểm cơ bản của dân số nước ta?
Trả lời :
- Nước ta là một nước đông dân, với dân số năm 2006 là 84 156 nghìn người, đứng thứ ba khu vực Đông Nam Á và thứ 13 thế giới.
- Có nhiều thành phần dân tộc, với 54 dân tộc sống khắp vùng lãnh thổ của đất nước.
- Dân số còn tăng nhanh, mỗi năm dân số nước ta còn tăng thêm trung bình hơn 1 triệu người.
- Cơ cấu dân số nước ta thuộc loại trẻ, nhóm tuổi từ 0 đến 14 tuổi chiếm 27%, nhóm tuổi từ 15 đến 59 tuổi chiếm 64%.
- Dân cư phân bố chưa hợp lí giữa đồng bằng với trung du, miền núi; giữa thành thị với nông thôn.
Câu 2. Dân số đông nhanh và tăng có tác động như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội?
Trả lời:
* Tác động đối với kinh tế - xã hội:
- Tác động tích cực : Dân số đông là nguồn lực quan trọng để phát triển đất nước.
- Với số dân đông, nước ta có nguồn lao động dồi dào.
- Là thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Thu hút nguồn đầu tư nước ngoài.
- Tác động tiêu cực: Dân số đông trong lúc kinh tế phát triển vẫn còn chậm, sẽ hạn chế đến việc giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, các nhu cầu phúc lợi xã hội khác hạn chế hơn, việc tích luỹ xã hội cũng hạn chế.
* Tác động đối với môi trường:
- Suy giảm các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Ô nhiểm môi trường.
- Dịch bệnh…
Câu 3. Chứng minh rằng nước ta có cơ cấu dân số trẻ?
Trả lời:
- Nhóm từ 0 đến 14 tuổi chiếm tỉ lệ khá cao trong cơ cấu dân số, năm 2005 nhóm tuổi này chiếm 27% tổng dân số cả nước. Chứng tỏ tỉ lệ sinh của nước ta vẫn còn cao.
- Đặc biệt nhóm từ 15 đến 59 tuổi chiếm tỉ lệ quá cao, chiếm đến 64% tổng dân số cả nước (năm 2005).
- Trong khi đó nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên chỉ chiếm 9% tổng dân số cả nước (năm 2005), mặc dù hiện nay tuổi thọ ngày càng cao, tỉ lệ nhóm tuổi này có xu hướng tăng lên.
Qua các số liệu cho thấy, chiếm phần lớn dân số nước ta là dân số trẻ.
Câu 4. Những nhân tố nào ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư? Nhân tố nào mang yếu tố quyết định?
Trả lời :
- Có rất nhiều nhân tố tác động đến sự phân bố dân cư:
+ Điều kiện tự nhiên : Những vùng có điều kiện tự nhêin thuận lợi (khí hậu ôn hòa, đất đai phì nhiêu, địa hình bằng phẳng, ….) thì dân cư tập trung đông.
+ Lịch sự khai thác lãnh thổ: Những vùng có lịch sử khai thác lâu đời thì dân cư thường tập trung đông, như Đồng bằng sông Hồng ở nước ta.
+ Các điều kiện kinh tế - xã hội (phương thức sản xuất, sự phát triển của kinh tế - xã hội, cơ sở vật chất – kĩ thuật, …): Những vùng có nền kinh tế- xã hội phát triển mạnh thường thu hút dân cư tập trung đông, như ở nước ta, các thành phố lớn có nền kinh tế - xã hội phát triển mạnh, dân cư tập trung rất đông, mật độ cao.
- Trong các nhân tố trên thì nhân tố kinh tế- xã hội có yếu tố quyết định đến sự phân bố dân cư, cụ thể hơn là phương thức sản xuất.
Câu 5. Chứng minh rằng sự phân bố dân cư ở nước ta chưa hợp lí? Sự phân bố dân cư chưa hợp lí đã dẫn đến hậu quả gì?
Trả lời :
- Dân cư nước ta phân bố chưa hợp lí giữa đồng bằng với trung du, miền núi:
+ Ở đồng bằng tập trung khoảng 75% dân số cả nước, trong lúc diện tích hẹp, tài nguyên đang tiến dần tới giới hạn. Cụ thể: Đồng bằng sông Hồng mật độ dân số là 1225 người/km2 , đồng bằng sông Cửu Long là 429 người/km2.
+ Trong khi đó, ở vùng trung du và miền núi với diện tích rộng lớn, tài nguyên phong phú, thiếu nhân lực để khai thác, nhưng dân số chỉ chiếm 25% dân số cả nước, mật độ dân số thấp hơn nhiều so với cùng đồng bằng : Tây Bắc mật độ dân số là 69 người/km2. Tây Nguyên mật độ dân số là 89 người/km2.
- Dân cư nước ta phân bố chưa hợp lí giữa nông thôn và thành thị: Dân cư nông thôn chiếm tỉ lệ quá lớn, chiếm đến 73,1% (năm 2006), dân thành thị chỉ chiếm 26,9% (năm 2006). Như thế chứng tỏ quá trình đô thị hoá còn chậm.
Hậu quả:
- Đối với các vùng đồng bằng và đô thị: Dân cư tập trung quá đông đâ gây sức ép lớn đối với việc giải quyết việc làm cho một lực lượng lao động đông đảo, ô nhiễm môi trường gai tăng, tài nguyên ngày càng cạn kiệt, việc giải quyết các nhu cầu phúc lợi xã hội như y tế, giáo dục, nhà ở, ….gặp nhiều khó khăn.
- Đối với các vùng trung du, miền núi, các vùng nông thôn : Tài nguyên thiên nhiên phong phú, đất rộng, …nhưng dân cư tập trung ít dẫn đến thiếu nhân lực để khai thác.
Như vậy việc phân bố dân cư chưa hợp lí không những đã dẫn đến việc khai thác tài nguyên và sử dụng lao động giữa các vùng miền chưa hợp lí mà còn góp phần tăng sự chênh lệch về kinh tế - xã hội giữa các vùng miền .
Câu 6. Hãy nêu các chính sách phát triển dân số hợp lí và sử dụng hiệu quả nguồn lao động của nước ta?
Trả lời :
- Tiếp tục thực hiện các giải pháp kềim chế tốc độ tăng dân số, đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương chính sách, pháp luật về dân số và kế hoạch hoá gia đình.
- Xây dựng chính sách di dân phù hợp để thúc đẩy sự phân bố dân cư, lao động giữa các vùng.
- Xây dựng quy hoạch và chính sách thích hợp nhằm đáp ứng xu thế chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị.
- Đưa xuất khẩu lao động thành một chương trình lớn, có giải pháp mạnh và chính sách cụ thể mở rộng thị trường xuất khẩu lao động. Đổi mới mạnh mẽ phương thức đào tạo người lao động xuất khẩu có tác phong công nghiệp.
- Đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở trung du, miền núi ; phát triển công nghiệp ở nông thôn để khai thác tài nguyên và sử dụng tối đa nguồn lao động của đất nước.
(Sưu tầm)
Trả lời :
- Nước ta là một nước đông dân, với dân số năm 2006 là 84 156 nghìn người, đứng thứ ba khu vực Đông Nam Á và thứ 13 thế giới.
- Có nhiều thành phần dân tộc, với 54 dân tộc sống khắp vùng lãnh thổ của đất nước.
- Dân số còn tăng nhanh, mỗi năm dân số nước ta còn tăng thêm trung bình hơn 1 triệu người.
- Cơ cấu dân số nước ta thuộc loại trẻ, nhóm tuổi từ 0 đến 14 tuổi chiếm 27%, nhóm tuổi từ 15 đến 59 tuổi chiếm 64%.
- Dân cư phân bố chưa hợp lí giữa đồng bằng với trung du, miền núi; giữa thành thị với nông thôn.
Câu 2. Dân số đông nhanh và tăng có tác động như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội?
Trả lời:
* Tác động đối với kinh tế - xã hội:
- Tác động tích cực : Dân số đông là nguồn lực quan trọng để phát triển đất nước.
- Với số dân đông, nước ta có nguồn lao động dồi dào.
- Là thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Thu hút nguồn đầu tư nước ngoài.
- Tác động tiêu cực: Dân số đông trong lúc kinh tế phát triển vẫn còn chậm, sẽ hạn chế đến việc giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, các nhu cầu phúc lợi xã hội khác hạn chế hơn, việc tích luỹ xã hội cũng hạn chế.
* Tác động đối với môi trường:
- Suy giảm các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Ô nhiểm môi trường.
- Dịch bệnh…
Câu 3. Chứng minh rằng nước ta có cơ cấu dân số trẻ?
Trả lời:
- Nhóm từ 0 đến 14 tuổi chiếm tỉ lệ khá cao trong cơ cấu dân số, năm 2005 nhóm tuổi này chiếm 27% tổng dân số cả nước. Chứng tỏ tỉ lệ sinh của nước ta vẫn còn cao.
- Đặc biệt nhóm từ 15 đến 59 tuổi chiếm tỉ lệ quá cao, chiếm đến 64% tổng dân số cả nước (năm 2005).
- Trong khi đó nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên chỉ chiếm 9% tổng dân số cả nước (năm 2005), mặc dù hiện nay tuổi thọ ngày càng cao, tỉ lệ nhóm tuổi này có xu hướng tăng lên.
Qua các số liệu cho thấy, chiếm phần lớn dân số nước ta là dân số trẻ.
Câu 4. Những nhân tố nào ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư? Nhân tố nào mang yếu tố quyết định?
Trả lời :
- Có rất nhiều nhân tố tác động đến sự phân bố dân cư:
+ Điều kiện tự nhiên : Những vùng có điều kiện tự nhêin thuận lợi (khí hậu ôn hòa, đất đai phì nhiêu, địa hình bằng phẳng, ….) thì dân cư tập trung đông.
+ Lịch sự khai thác lãnh thổ: Những vùng có lịch sử khai thác lâu đời thì dân cư thường tập trung đông, như Đồng bằng sông Hồng ở nước ta.
+ Các điều kiện kinh tế - xã hội (phương thức sản xuất, sự phát triển của kinh tế - xã hội, cơ sở vật chất – kĩ thuật, …): Những vùng có nền kinh tế- xã hội phát triển mạnh thường thu hút dân cư tập trung đông, như ở nước ta, các thành phố lớn có nền kinh tế - xã hội phát triển mạnh, dân cư tập trung rất đông, mật độ cao.
- Trong các nhân tố trên thì nhân tố kinh tế- xã hội có yếu tố quyết định đến sự phân bố dân cư, cụ thể hơn là phương thức sản xuất.
Câu 5. Chứng minh rằng sự phân bố dân cư ở nước ta chưa hợp lí? Sự phân bố dân cư chưa hợp lí đã dẫn đến hậu quả gì?
Trả lời :
- Dân cư nước ta phân bố chưa hợp lí giữa đồng bằng với trung du, miền núi:
+ Ở đồng bằng tập trung khoảng 75% dân số cả nước, trong lúc diện tích hẹp, tài nguyên đang tiến dần tới giới hạn. Cụ thể: Đồng bằng sông Hồng mật độ dân số là 1225 người/km2 , đồng bằng sông Cửu Long là 429 người/km2.
+ Trong khi đó, ở vùng trung du và miền núi với diện tích rộng lớn, tài nguyên phong phú, thiếu nhân lực để khai thác, nhưng dân số chỉ chiếm 25% dân số cả nước, mật độ dân số thấp hơn nhiều so với cùng đồng bằng : Tây Bắc mật độ dân số là 69 người/km2. Tây Nguyên mật độ dân số là 89 người/km2.
- Dân cư nước ta phân bố chưa hợp lí giữa nông thôn và thành thị: Dân cư nông thôn chiếm tỉ lệ quá lớn, chiếm đến 73,1% (năm 2006), dân thành thị chỉ chiếm 26,9% (năm 2006). Như thế chứng tỏ quá trình đô thị hoá còn chậm.
Hậu quả:
- Đối với các vùng đồng bằng và đô thị: Dân cư tập trung quá đông đâ gây sức ép lớn đối với việc giải quyết việc làm cho một lực lượng lao động đông đảo, ô nhiễm môi trường gai tăng, tài nguyên ngày càng cạn kiệt, việc giải quyết các nhu cầu phúc lợi xã hội như y tế, giáo dục, nhà ở, ….gặp nhiều khó khăn.
- Đối với các vùng trung du, miền núi, các vùng nông thôn : Tài nguyên thiên nhiên phong phú, đất rộng, …nhưng dân cư tập trung ít dẫn đến thiếu nhân lực để khai thác.
Như vậy việc phân bố dân cư chưa hợp lí không những đã dẫn đến việc khai thác tài nguyên và sử dụng lao động giữa các vùng miền chưa hợp lí mà còn góp phần tăng sự chênh lệch về kinh tế - xã hội giữa các vùng miền .
Câu 6. Hãy nêu các chính sách phát triển dân số hợp lí và sử dụng hiệu quả nguồn lao động của nước ta?
Trả lời :
- Tiếp tục thực hiện các giải pháp kềim chế tốc độ tăng dân số, đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương chính sách, pháp luật về dân số và kế hoạch hoá gia đình.
- Xây dựng chính sách di dân phù hợp để thúc đẩy sự phân bố dân cư, lao động giữa các vùng.
- Xây dựng quy hoạch và chính sách thích hợp nhằm đáp ứng xu thế chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị.
- Đưa xuất khẩu lao động thành một chương trình lớn, có giải pháp mạnh và chính sách cụ thể mở rộng thị trường xuất khẩu lao động. Đổi mới mạnh mẽ phương thức đào tạo người lao động xuất khẩu có tác phong công nghiệp.
- Đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở trung du, miền núi ; phát triển công nghiệp ở nông thôn để khai thác tài nguyên và sử dụng tối đa nguồn lao động của đất nước.
(Sưu tầm)