• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Đặc điểm chung nhất của địa hình Việt Nam

Tongthieugia

New member
Xu
0
Trên nhiều phương tiện, các bạn nghe kể nhiều về địa hình nhưng đặc điểm chung nhất thì nhiều bạn còn cần tham khảo thêm. Xin được chia sẻ cùng các bạn.

Đặc điểm chung nhất địa hình của Việt Nam

1. ĐH đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp
-ĐH cao dưới 1000m chiếm 85%, núi trung bình 14%, núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1% diện tích cả nước..
-Đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích đất đai.


2. Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng
*Địa hình nước ta được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại và có tính phân bậc rõ rệt
-Địa bình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam


*Cấu trúc gồm 2 địa h­ình chính
-HướngTB - ĐN: Từ hữu ngạn sông Hồng đến Bạch Mã
-Hướngvòng cung: Vùng núi Đông Bắc và Trường Sơn Nam


3. Địa hình vùng nhiệt đới ẩm gió mùa
-ĐH bị xói mòn, cắt xẻ mạnh do lượng mưa lớn và tập trung theo mùa.
-Trên BMĐH, dưới rừng có lớp vỏ phong hoá dày, vụn bở đượ­c hình thành trong MT nóng ẩm, gió nùa, lượng mưa lớn…


4.Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người
-Thông qua các hoạt động KT: làm đường GT, khai thác mỏ…
-Con người tạo ra nhiều ĐH nhân tạo như: đê, đập, hồ chứa nước, kênh rạch, hầm mỏ, các công trình kiến trúc…

Chúc các bạn học tập tiến bộ!
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Việt Nam với tổng diện tích là 331212 km2 được xếp vào laọi trung bình trên Thế Giới ( đứng thứ 56 TG ) nhưng lại có tới 3/4 diện tích là đồi núi . Làm thiên nhiên Việt Nam mạng đặc điểm chung của đất nước nhiều đồi núi . Đồi núi thấp là chủ yếu , với độ cao trung bình khoảng 500-1000m chiếm 60% diện tích , nếu tính cả ở khu vực đòng bằng chiếm 85% diện tích , địa hình núi cao trên 2000m chỉ chiếm khoảng 1% . Đồng chỉ chiếm 1/4 diện tích . Địa hình nước ta có sự phân bậ rõ dệt , thấp dần từ tây bắc xuống đông nam . Hướng nghiêng tây bắc đông nam quy định hướng của dòng chảy . Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính : Hướng tây bắc - đông nam thể hiện rõ từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã Hướng vòng cung thể hiện ở vùng núi Đông Bắc và Nam Trung Bộ ( Trường sơn Nam) Thiên nhiên nước ta có sự phân hóa sâu sắc m chịu tác động mạnh của kiểu khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa : Thiên nhiên phân hóa đa dạng Bóc mòn ở đòi núi và được bồi tụ ở khu vực đồng bằng Hình thành địa hình Cactơ ngầm và nổi ( đặc trưng với các dãy núi đá tai mèo)... Đồng thời địa hình nước ta cũng chịu tác động mạnh mẽ của ocn ngừoi làm địa hình âm ( khai thác than đá ....) hoặc dương ( các công trình kiến trúc ...)
 
Mình xin đưa ra sơ lược về: Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam
1. Đặc điểm chung của địa hình:
1.1. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp
- Đồi núi chiếm 3/4 diện tích cả nước, ĐB chiếm 1/4 diện tích cả nước.
- Đồi núi thấp, nếu kể cả đồng bằng thì địa hình thấp dưới 1000m chiếm 85% diện tích, núi cao trên 2000m chiếm khoảng 1% diện tích cả nước.
Đề cương ôn thi đại học môn Địa (Phần 1)
Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nước ta
1.2. Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng:
- Địa hình được trẻ hóa và có tính phân bật rõ rệt.
- Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
- Địa hình gồm 2 hướng chính:
+ Hướng Tây Bắc – Đông Nam : Dãy núi vùng Tây Bắc, Bắc Trường Sơn.
+ Hướng vòng cung: Các dãy núi vùng Đông Bắc, Nam Trường Sơn.
1.3. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa: lớp vỏ phong hóa dày, hoạt động xâm thực-bồi tụ diễn ra mạnh mẽ.
1.4.Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người: dạng địa hình nhân tạo xuất hiện ngày càng nhiều: công trình kiến trúc đô thị, hầm mỏ, giao thông, đê, đập, kênh rạch…
2. Các khu vực địa hình:
2.1. Khu vực đồi núi:
2.1.1. Khu vực núi:
a. Vùng núi Đông Bắc
- Nằm ở tả ngạn S.Hồng với 4 cánh cung lớn (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều) chụm đầu ở Tam Đảo, mở về phía bắc và phía đông.
- Núi thấp chủ yếu, theo hướng vòng cung, cùng với sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam.
- Hướng nghiêng chung Tây Bắc – Đông Nam, cao ở phía Tây Bắc như Hà Giang, Cao Bằng. Trung tâm là đồi núi thấp, cao trung bình 500-600 m; giáp đồng bằng là vùng đồi trung du dưới 100 m.
b. Vùng núi Tây Bắc
- Giữa sông Hồng và sông Cả, địa hình cao nhất nước ta, hướng núi chính là Tây Bắc – Đông Nam (Hoàng Liên Sơn, Pu Sam Sao, Pu Đen Đinh…)
- Hướng nghiêng: Thấp dần về phía Tây; Phía Đông là núi cao đồ sộ Hoàng Liên Sơn, Phía Tây là núi trung bình dọc biên giới Việt-Lào, ở giữa là các dãy núi xen các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Mộc Châu. Xen giữa các dãy núi là các thung lũng sông (S.Đà, S.Mã, S.Chu…)
c. Vùng núi Bắc Trường Sơn:
- Từ Nam S.Cả tới dãy Bạch Mã.
- Huớng chung TB-ĐN, gồm các dãy núi so le, song song, hẹp ngang, cao ở 2 đầu, thấp trũng ở giữa. Phía Bắc là vùng núi Tây Nghệ An, phía Nam là vùng núi Tây Thừa Thiên-Huế, ở giữa là vùng núi đá vôi ở Quảng Bình.
- Mạch núi cuối cùng là dãy Bạch Mã cũng là ranh giới giữa Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.
d. Vùng núi Nam Trường Sơn
- Gồm các khối núi, cao nguyên ba dan chạy từ nơi tiếp giáp dãy núi Bạch Mã tới bán bình nguyên ở ĐNB, bao gồm khối núi Kon Tum và khối núi Nam Trung Bộ.
- Hướng nghiêng chung: với những đỉnh cao trên 2000 m nghiêng cao dần về phía Đông; còn phía Tây là các cao nguyên xếp tầng cao khoảng từ 500-1000 m: Plây-Ku, Đắk Lắk, Lâm Viên, Mơ Nông, Di Linh.
>>> tạo nên sự bất đối xứng giữa 2 sườn Đông-Tây của địa hình Trường Sơn Nam.
2.1.2. Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du
- Nằm chuyển tiếp giữa miền núi và Đông Bắc.
- Bán bình nguyên ở ĐNB với bậc thềm phù sa cổ cao khoảng 100 m, bề mặt phủ ba dan cao khoảng 200 m;
- Dải đồi trung du ở rìa phía Bắc và phía Tây đồng bằng sông Hồng và thu hẹp lại ở rìa đồng bằng ven biển miền Trung.
2.2. Khu vực đồng bằng
2.2.1. ĐB châu thổ (ĐBSH, ĐBSCL)
a. ĐBSH
- Đ/bằng phù sa của hệ thống sông Hồng và Thái Bình bồi đắp, được khai phá từ lâu, nay đã biến đổi nhiều.
- Diện tích: 15.000 km2.
- Địa hình: Cao ở rìa Tây, Tây Bắc và thấp dần về phía biển, chia cắt thành nhiều ô nhỏ.
- Có đê: trong đê không được bồi đắp phù sa hàng năm, gồm các ruộng cao bạc màu và các ô trũng ngập nước; Ngoài đê được bồi đắp phù sa hàng năm, màu mỡ.
- Đất đai chủ yếu là đất phù sa sông, ngoài ra còn có đất mặn, đất phèn.
b. ĐBSCL
- Đồng bằng phù sa được bồi tụ của sông Tiền và sông Hậu, mới được khai thác sau ĐBSH.
- Diện tích: 40.000 km2.
- Địa hình: thấp và khá bằng phẳng.
- Không có đê, nhưng mạng lưới sông ngòi kênh rạch chằng chịt, nên vào mùa lũ bị ngập nước, mùa cạn nước triều lấn mạnh vào đ/bằng. Trên bề mặt đ/bằng còn có những vùng trũng lớn như: ĐTM, TGLX
- Đất đai chủ yếu là đất phèn, đất mặn, đất phù sa sông, ngoài ra còn có đất cát ven biển, đất xám phù sa cổ.
2.2.2. ĐB ven biển
- Đ/bằng do biển tạo thành.
- Diện tích: 15.000 km2, hẹp ngang và bị chia cắt thành từng ô nhỏ
- Địa hình có 3 dải: giáp biển cồn cát tiếp đến là vùng trũng và đầm phá, trong cùng là đồng bằng đã bồi tụ thành. - Đất đai chủ yếu là đất cát pha nghèo dinh dưỡng.
3. Thế mạnh và hạn chế về thiên nhiên của các KV đồi núi và đ/bằng trong phát triển KT-XH
3.1. KV đồi núi
a. Thuận lợi:
+ Khoáng sản: Nhiều loại, như: đồng, chì, thiếc, sắt, crôm, bô xít, apatit, than đá, VLXD…Thuận lợi cho nhiều ngành công nghiệp phát triển.
+ Thuỷ năng: Sông dốc, nhiều nước, nhiều hồ chứa…Có tiềm năng thuỷ điện lớn.
+ Rừng: Chiếm phần lớn diện tích, trong rừng có nhiều gỗ quý, nhiều loại ĐTV, cây dược liệu, lâm thổ sản, đặc biệt là ở các vườn quốc gia…Nên thuận lợi cho bảo tồn hệ sinh thái, bảo vệ môi trường, bảo vệ đất, khai thác gỗ…
+ Đất trồng và đồng cỏ: Thuận lợi cho hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp (ĐNB, Tây Nguyên, Trung du miền núi phía Bắc….), vùng đồng cỏ thuận lợi cho chăn nuôi đại gia súc. Vùng cao còn có thể nuôi trồng các loài ĐTV cận nhiệt và ôn đới.
+ Du lịch: Điều kiện địa hình, khí hậu, rừng, môi trường sinh thái…Thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, tham quan…
b. Hạn chế: Xói mòn đất, đất bị hoang hoá, địa hình hiểm trở đi lại khó khăn, nhiều thiên tai: lũ quét, mưa đá, sương muối…Khó khăn cho sinh hoạt và sản xuất của dân cư, đầu tư tốn kém, chi phí lớn cho phòng và khắc phục thiên tai.
3.2. KV đồng bằng
a. Thuận lợi:
+ Thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới đa dạng, với nhiều loại nông sản có giá trị xuất khẩu cao.
+ Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên khác như: thuỷ sản, khoáng sản, lâm sản.
+ Thuận lợi cho phát triển nơi cư trú của dân cư, phát triển các thành phố, khu công nghiệp …
+ Phát triển GTVT đường bộ, đường sông.
b. Hạn chế: Bão, Lũ lụt, hạn hán …thường xảy ra, gây thiệt hại lớn về người và tài sản.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top