Các trường nghề còn cấp thêm chứng chỉ nghề quốc gia theo đúng chuẩn quốc tế và được các nước trong khu vực Đông Nam Á công nhận.
Mỗi năm chỉ có 4.000 học sinh rẽ ngang vào trung cấp nghề dù học phí chỉ 160.000 đồng/tháng, cao đẳng nghề 200.000 đồng/tháng mà cơ hội có việc làm cao.
Mỗi năm có gần 7.000 học sinh rớt tốt nghiệp cấp III và hàng chục ngàn học sinh thi rớt đại học, cao đẳng. Số học sinh này nếu không được đào tạo nghề thành lao động có kỹ năng mà đi thẳng ra làm lao động phổ thông thì không chỉ lãng phí lớn về nguồn nhân lực mà còn tạo thêm gánh nặng cho xã hội. Các vị khách mời nhận định trong chương trình Đối thoại cùng chính quyền TP do Đài Tiếng nói nhân dân TP.HCM tổ chức ngày 27-3 nhận định như vậy.
Hiện TP có 42 trường nghề nhưng chỉ thu hút được gần 30.000 học sinh, trong đó hơn 50% là học sinh các tỉnh, thành khác. Giải quyết tình trạng trên như thế nào? TP có chủ trương gì để giải quyết mâu thuẫn trên?…
Theo ông Lưu Đức Tiến, Phó phòng Giáo dục chuyên nghiệp (Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM), thời gian học trung cấp chuyên nghiệp 3-4 năm. Sau khi tốt nghiệp, các em sẽ được cấp bằng trung cấp chuyên nghiệp có giá trị tương đương bằng cấp III. Nếu tốt nghiệp loại khá, các em có quyền đăng ký học liên thông lên cao đẳng hoặc đăng ký thi đại học. Không muốn học tiếp, các em đi làm công nhân kỹ thuật và tỉ lệ tốt nghiệp trung cấp nghề có việc làm là khá cao. Sau này có quyền đăng ký học lên cao khi có dịp... “Cơ hội có việc làm ổn định và học tiếp trong, sau khi học xong ở các trường nghề rất lớn, tuy nhiên mỗi năm TP chỉ có khoảng 4.000 học sinh chịu rẽ ngang vào các trường trung cấp nghề sau khi học xong cấp II” - ông Tiến nói.
Học sinh đang thực tập tại trường trung cấp nghề Thủ Đức, TP.HCM. Ảnh: CTV
Còn giá trị bằng cấp nghề, ông Nguyễn Thành Hiệp, Trưởng phòng Dạy nghề (Sở Lao động-Thương binh và Xã hội TP), cho biết hiện các trường nghề còn cấp thêm chứng chỉ nghề quốc gia theo đúng chuẩn quốc tế. Chứng chỉ này được các nước trong khu vực Đông Nam Á công nhận. Chưa nói, học phí trung cấp nghề rất rẻ (chỉ 160.000 đồng/tháng, cao đẳng nghề là 200.000 đồng/tháng) mà tỉ lệ có việc làm lại cao. Trường nghề nào bắt tay được với doanh nghiệp trong quá trình đào tạo sẽ tạo ra một lớp công nhân kỹ thuật có tay nghề cao và doanh nghiệp có thể sử dụng được ngay. “Toyota Biên Hòa đã có sự phối hợp với Trường Dạy nghề Cao Thắng từ lâu. Theo đó, khi có công nghệ mới, Toyota sẽ ưu tiên cho học viên Trường Cao Thắng tới thực tập. Qua đó trường sẽ cho ra lò đội ngũ công nhân lành nghề, thạo việc để Toyota có thể xài được ngay mà nhà trường cũng khỏi tốn chi phí đầu tư trang thiết bị mới” - ông Hiệp nhận định.
Có một nghề vững chắc sẽ luôn đảm bảo cho mỗi người có được việc làm, thu nhập ổn định. Không ít trường hợp người thợ có tay nghề cao, sau một thời gian đi làm, tích lũy kinh nghiệm, vốn liếng… đã vươn lên làm ông chủ thành công. Với thanh niên có tay nghề, có ý tưởng, có đề án khởi nghiệp… muốn mở cơ sở sản xuất kinh doanh nhưng gặp khó khăn về vốn thì Quỹ hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp (thuộc Hội Liên hiệp Thanh niên TP) có sẵn 30 tỉ đồng để cho vay khi đáp ứng đủ điều kiện.
Theo PLTP.
Mỗi năm chỉ có 4.000 học sinh rẽ ngang vào trung cấp nghề dù học phí chỉ 160.000 đồng/tháng, cao đẳng nghề 200.000 đồng/tháng mà cơ hội có việc làm cao.
Mỗi năm có gần 7.000 học sinh rớt tốt nghiệp cấp III và hàng chục ngàn học sinh thi rớt đại học, cao đẳng. Số học sinh này nếu không được đào tạo nghề thành lao động có kỹ năng mà đi thẳng ra làm lao động phổ thông thì không chỉ lãng phí lớn về nguồn nhân lực mà còn tạo thêm gánh nặng cho xã hội. Các vị khách mời nhận định trong chương trình Đối thoại cùng chính quyền TP do Đài Tiếng nói nhân dân TP.HCM tổ chức ngày 27-3 nhận định như vậy.
Hiện TP có 42 trường nghề nhưng chỉ thu hút được gần 30.000 học sinh, trong đó hơn 50% là học sinh các tỉnh, thành khác. Giải quyết tình trạng trên như thế nào? TP có chủ trương gì để giải quyết mâu thuẫn trên?…
Theo ông Lưu Đức Tiến, Phó phòng Giáo dục chuyên nghiệp (Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM), thời gian học trung cấp chuyên nghiệp 3-4 năm. Sau khi tốt nghiệp, các em sẽ được cấp bằng trung cấp chuyên nghiệp có giá trị tương đương bằng cấp III. Nếu tốt nghiệp loại khá, các em có quyền đăng ký học liên thông lên cao đẳng hoặc đăng ký thi đại học. Không muốn học tiếp, các em đi làm công nhân kỹ thuật và tỉ lệ tốt nghiệp trung cấp nghề có việc làm là khá cao. Sau này có quyền đăng ký học lên cao khi có dịp... “Cơ hội có việc làm ổn định và học tiếp trong, sau khi học xong ở các trường nghề rất lớn, tuy nhiên mỗi năm TP chỉ có khoảng 4.000 học sinh chịu rẽ ngang vào các trường trung cấp nghề sau khi học xong cấp II” - ông Tiến nói.
Học sinh đang thực tập tại trường trung cấp nghề Thủ Đức, TP.HCM. Ảnh: CTV
Có một nghề vững chắc sẽ luôn đảm bảo cho mỗi người có được việc làm, thu nhập ổn định. Không ít trường hợp người thợ có tay nghề cao, sau một thời gian đi làm, tích lũy kinh nghiệm, vốn liếng… đã vươn lên làm ông chủ thành công. Với thanh niên có tay nghề, có ý tưởng, có đề án khởi nghiệp… muốn mở cơ sở sản xuất kinh doanh nhưng gặp khó khăn về vốn thì Quỹ hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp (thuộc Hội Liên hiệp Thanh niên TP) có sẵn 30 tỉ đồng để cho vay khi đáp ứng đủ điều kiện.
Theo PLTP.