'Đã có học sinh nuốt kim vào bụng để tự vẫn...'
"Xã hội hiện nay vẫn có cái nhìn chưa thông cảm với các em một thời lầm lỗi. Nhiều người không cho con chơi với các bạn đi trường giáo dưỡng về. Nhiều người vẫn cho rằng cứ đi trường giáo dưỡng là hư hỏng nên vẫn rất miệt thị với các em. Sự không thông cảm sẽ đẩy các em vào tình trạng… bị cô lập dẫn đến mặc cảm, tự ti và nhiều em không thể hoà nhập lại dẫn đến con đường tái phạm tội” – Thầy Lê Kim Thanh – Phó Hiệu trưởng Trường Giáo dưỡng số 2 (Ninh Bình) tâm sự về công việc giáo dưỡng những học trò đặc biệt.
Văn hóa phẩm đồi trụy đang len lỏi vào từng ngõ ngách" PV: Trường Giáo dưỡng HS số 2 – Ninh Bình là một ngôi trường đặc biệt. Xin hỏi ông, những đối tượng HS đang học ở đây đã vi phạm những hành vi như thế nào?
Trường có nhiệm vụ quản lý giáo dục hai đối tượng học sinh. Một là học sinh bị xử lý vi phạm hành chính có tuổi từ 12 đến dưới 18 tuổi có những hành vi vi phạm pháp luật ở địa phương đã được gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội giáo dục nhiều lần nhưng chậm sửa chữa hoặc không sửa, vẫn tiếp tục vi phạm. Địa phương sẽ thành lập hội đồng tư vấn xem xét đề ra mức kỷ luật - Chủ tịch tỉnh ký quyết định gửi đi Trường Giáo dưỡng.
Tỷ lệ học sinh vi phạm hành chính chiếm tới 97%
Đối tượng HS thứ 2 mà trường tiếp quản là do Tòa tuyên phạt và ra quyết định. Số này chiếm không nhiều, chỉ vài %.
"Chúng tôi đã gánh nhiều áp lực. Nhưng hầu hết các stress đều được đem về nhà xả cho vợ, con..." -
Hành vi vi phạm của các đối tượng rất đa dạng: trộm cắp, hiếp dâm, cướp của, lừa đảo, trấn lột, phá hoại các công trình an ninh quốc gia...
Đặc điểm chung là các em đều có những hành vi vi phạm pháp luật nhiều lần. Trường tiếp nhận học sinh từ Hà Tĩnh trở ra đến các Sơn La, Lai Châu...
PV: Nguyên nhân dẫn đến việc các HS vi phạm nhiều lần là gì, thưa ông?
Có 3 nguyên nhân cơ bản.
Một là có những gia đình nuông chiều con quá. Mặt khác, cha mẹ thiếu kinh nghiệm và kiến thức trong việc giáo dục con.
Có trường hợp con học bị điểm kém về bị cha mẹ chửi mắng om sòm, thậm chí đánh đập.
Có những gia đình quá hà khắc với con cái, động đến là đánh mắng chửi dẫn đến chán nản. Cũng có những em sinh ra trong hoàn cảnh gia đình khó khăn, bố mẹ bỏ nhau, thậm chí có em không biết bố là ai... Sinh ra trong hoàn cảnh gia đình không hoàn thiện - dẫn đến những lôi kéo vi phạm pháp luật.
Nguyên nhân thứ 2 là do nhà trường: các em đi học có vi phạm mà nay phạt, mai phạt mà không tìm hiểu - chỉ nặng phạt và đuổi học. Như vậy, chúng ta không kéo các em lên làm các em mất phương hướng vì trước tập thể và các bạn không được khẳng định dẫn đến chán và bỏ học. Mặt khác, các hoạt động trong nhà trường chưa được quan tâm, chưa có nhiều sân chơi để cho các em có tác động hàng ngày và thường xuyên...
Thứ ba là nguyên nhân xã hội: trong thời buổi phát triển kinh tế thị trường: tốt có, xấu có. Những giá trị về văn hóa và cuộc sống xung quanh hàng ngày có tác động xấu đến trẻ, không có mặt tích cực.
PV: Tỷ lệ HS là đối tượng dân tộc thiểu số phạm tội vào trường ngày càng tăng là do những xô đẩy nào, thưa ông?
Trộm cắp có, hiếp dâm có, cướp của giết người có... Có những em học sinh dân tộc vào đây còn chưa biết viết, biết đọc, nói tiếng Kinh chưa sõi. Nguyên nhân là do sự giáo dục của gia đình và nhà trường chưa đến nơi đến chốn. Mặt khác, do các em đua đòi và bị ảnh hưởng của phim ảnh bạo lực hoặc bạo dâm.
Hiện nay, các văn hóa phẩm đồi trụy len lỏi đến từng ngõ ngách thôn bản, làng xóm. Thanh niên nông thôn hoặc dân tộc thiểu số quá dễ dàng mua những băng khiêu dâm hoặc bạo lực để xem và họ bắt chước những hành vi đó mà không ý thức mình đang phạm tội. Không chỉ tỷ lệ học sinh dân tộc tăng mà mấy năm gần đây, tỷ lệ học sinh phạm tội do chơi game cũng gia tăng đến mức báo động với những hành vi phạm tội ngày càng phức tạp.
PV: Để dạy dỗ và giáo dục những em HS đặc biệt này, chắc hẳn cán bộ quản lý và giáo viên gặp nhiều khó khăn và áp lực?
Đúng vậy! Giáo viên chắc chắn sẽ có nhiều khó khăn vì vốn dĩ các em là những học sinh lười học, ngại học và tìm mọi cách để tránh học. Nếu đưa 2 việc cho học sinh chọn: Học văn hóa và đi cuốc đất - em chọn việc gì thì 100% học sinh sẽ nhận đi cuốc đất. Có nhiều học sinh cho đi học văn hóa nhưng viết đơn xin không học.
Khi mục đích của người dạy và học không gặp nhau dẫn đến việc dạy rất vất. Với hơn 1.000 học sinh ở nhiều vùng miền khác nhau và nhiều hành vi vi phạm pháp luật... nên việc giáo dục rất khó.
Thâm chí có những học sinh vào trường không nói, không rằng... và làm thế nào để các em hòa nhập cộng đồng là vấn đề không đơn giản và giáo viên phải như những người cha, mẹ.
Tuổi học sinh thì nhỏ nhưng việc làm và những hành vi rất phức tạp, tâm lý không ổn định.
Giáo viên stress vì học sinh
PV: Có trường hợp nào giáo viên bất lực trước sự bất hợp tác của học sinh?
Học sinh bất hợp tác thì có nhưng chưa đến mức giáo viên bất lực. Đã có học sinh nuốt kim vào bụng để tự vẫn... Trong trường không giáo dục học sinh bằng những biện pháp mạnh.
Quan điểm của tôi, giáo dục học sinh bằng đòn roi không phải là phương pháp giáo dục tốt. Môi trường giáo dục ở đây là cảm hóa và thuyết phục, nêu gương. Còn mặc sắc phục công an là theo quy định của nhà nước.
Giáo viên ở trường giáo dưỡng được ví như "con dao pha" - con dao vừa để thái và để chặt - có nghĩa ở lĩnh vực nào làm cũng được. Lúc thì trong vai bố/mẹ, lúc như anh/chị - lúc đóng vai bạn bè. Tùy hoàn cảnh, điều kiện học sinh để có giáo dục phù hợp.
100% học sinh vào trường đều muốn bỏ trốn. Vì các em đang sống trong môi trường tự do vào đây bị quản lý chặt chẽ theo một quy trình nên các em muốn trốn vì thế.
PV: Nếu có một cuộc điều tra tâm lý thì chắc hẳn tỷ lệ giáo viên bị stress ở trường sẽ cao khi họ phải đóng nhiều vai như thế?
Đúng vậy, chúng tôi đã gánh nhiều áp lực. Nhưng hầu hết các stress đều được đem về nhà xả cho vợ, con (Cười).
PV: Trường đã có một thống kê học sinh ra trường hòa nhập và đạt được sự tiến bộ là bao nhiêu phần trăm chưa ạ?
Vấn đề này nhà trường chưa làm được. Tuy nhiên, việc phản hồi từ các địa phương cũng có và cũng có tín hiệu tích cực là cơ bản. Có những nơi học sinh về có trên 90% hoàn lương, nhưng có nơi chỉ được 60%, có nơi dưới 60%... tùy theo hoàn cảnh điều kiện.
Còn 100% học sinh ra trường hoàn lương cả chắc là khó vì trường không phải là "siêu nhân". Các em vào đây đều có tác động vào nhận thức và có điều chỉnh hành vi của các em. Nhưng khi ra trường không tạo điều kiện thuận lợi để tiếp tục duy trì nhận thức đó, hành vi đó để tốt lên thì không thể nói trước được là không đi theo đường cũ.
Cho nên chúng tôi thường đặt vấn đề "hậu trường" cho giáo dưỡng mới là vấn đề quan trọng.
PV: Tại sao ông lại nhấn mạnh hậu trường mới là quan trọng? Phải chăng khi hòa nhập cộng đồng thì những khó khăn dễ quay trở lại với các em?
Khi học sinh từ trường Giáo dưỡng trở về địa phương thì địa phương đón nhận như thế nào. Có những địa phương cho rằng "thằng này" đi tù về và có định kiến với chúng. Mặt khác, cũng có trường hợp cầm giấy trở về địa phương thì có những quản thúc không được đi đây đi đó... dẫn đến những mặc cảm và rồi lại chán.
Hoặc gia đình đón nhận lại không có điều kiện quan tâm, không cho học hành tiếp để lang thang thì rất dễ bị bạn bè lôi kéo...
Còn nếu về được địa phương tiếp nhận vui vẻ, thoải mái không có mặc cảm với "nó" mà tạo điều kiện để tiếp tục phấn đấu không vi phạm lại. Cụ thể là cho đi học tiếp nếu chưa đủ kiến thức văn hóa, còn nếu đủ kiến thức văn hóa rồi thì tạo công ăn việc làm để không có thời gian nhàn rỗi.
Gia đình cũng cần có giám sát để không bị bạn bè lôi kéo. Do đó, tôi cho hậu trường giáo dưỡng mới là vấn đề quan trọng.
Nguồn: Vietnamnet.
"Xã hội hiện nay vẫn có cái nhìn chưa thông cảm với các em một thời lầm lỗi. Nhiều người không cho con chơi với các bạn đi trường giáo dưỡng về. Nhiều người vẫn cho rằng cứ đi trường giáo dưỡng là hư hỏng nên vẫn rất miệt thị với các em. Sự không thông cảm sẽ đẩy các em vào tình trạng… bị cô lập dẫn đến mặc cảm, tự ti và nhiều em không thể hoà nhập lại dẫn đến con đường tái phạm tội” – Thầy Lê Kim Thanh – Phó Hiệu trưởng Trường Giáo dưỡng số 2 (Ninh Bình) tâm sự về công việc giáo dưỡng những học trò đặc biệt.
Văn hóa phẩm đồi trụy đang len lỏi vào từng ngõ ngách" PV: Trường Giáo dưỡng HS số 2 – Ninh Bình là một ngôi trường đặc biệt. Xin hỏi ông, những đối tượng HS đang học ở đây đã vi phạm những hành vi như thế nào?
Trường có nhiệm vụ quản lý giáo dục hai đối tượng học sinh. Một là học sinh bị xử lý vi phạm hành chính có tuổi từ 12 đến dưới 18 tuổi có những hành vi vi phạm pháp luật ở địa phương đã được gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội giáo dục nhiều lần nhưng chậm sửa chữa hoặc không sửa, vẫn tiếp tục vi phạm. Địa phương sẽ thành lập hội đồng tư vấn xem xét đề ra mức kỷ luật - Chủ tịch tỉnh ký quyết định gửi đi Trường Giáo dưỡng.
Tỷ lệ học sinh vi phạm hành chính chiếm tới 97%
Đối tượng HS thứ 2 mà trường tiếp quản là do Tòa tuyên phạt và ra quyết định. Số này chiếm không nhiều, chỉ vài %.
"Chúng tôi đã gánh nhiều áp lực. Nhưng hầu hết các stress đều được đem về nhà xả cho vợ, con..." -
Hành vi vi phạm của các đối tượng rất đa dạng: trộm cắp, hiếp dâm, cướp của, lừa đảo, trấn lột, phá hoại các công trình an ninh quốc gia...
Đặc điểm chung là các em đều có những hành vi vi phạm pháp luật nhiều lần. Trường tiếp nhận học sinh từ Hà Tĩnh trở ra đến các Sơn La, Lai Châu...
PV: Nguyên nhân dẫn đến việc các HS vi phạm nhiều lần là gì, thưa ông?
Có 3 nguyên nhân cơ bản.
Một là có những gia đình nuông chiều con quá. Mặt khác, cha mẹ thiếu kinh nghiệm và kiến thức trong việc giáo dục con.
Có trường hợp con học bị điểm kém về bị cha mẹ chửi mắng om sòm, thậm chí đánh đập.
Có những gia đình quá hà khắc với con cái, động đến là đánh mắng chửi dẫn đến chán nản. Cũng có những em sinh ra trong hoàn cảnh gia đình khó khăn, bố mẹ bỏ nhau, thậm chí có em không biết bố là ai... Sinh ra trong hoàn cảnh gia đình không hoàn thiện - dẫn đến những lôi kéo vi phạm pháp luật.
Nguyên nhân thứ 2 là do nhà trường: các em đi học có vi phạm mà nay phạt, mai phạt mà không tìm hiểu - chỉ nặng phạt và đuổi học. Như vậy, chúng ta không kéo các em lên làm các em mất phương hướng vì trước tập thể và các bạn không được khẳng định dẫn đến chán và bỏ học. Mặt khác, các hoạt động trong nhà trường chưa được quan tâm, chưa có nhiều sân chơi để cho các em có tác động hàng ngày và thường xuyên...
Thứ ba là nguyên nhân xã hội: trong thời buổi phát triển kinh tế thị trường: tốt có, xấu có. Những giá trị về văn hóa và cuộc sống xung quanh hàng ngày có tác động xấu đến trẻ, không có mặt tích cực.
PV: Tỷ lệ HS là đối tượng dân tộc thiểu số phạm tội vào trường ngày càng tăng là do những xô đẩy nào, thưa ông?
Trộm cắp có, hiếp dâm có, cướp của giết người có... Có những em học sinh dân tộc vào đây còn chưa biết viết, biết đọc, nói tiếng Kinh chưa sõi. Nguyên nhân là do sự giáo dục của gia đình và nhà trường chưa đến nơi đến chốn. Mặt khác, do các em đua đòi và bị ảnh hưởng của phim ảnh bạo lực hoặc bạo dâm.
Hiện nay, các văn hóa phẩm đồi trụy len lỏi đến từng ngõ ngách thôn bản, làng xóm. Thanh niên nông thôn hoặc dân tộc thiểu số quá dễ dàng mua những băng khiêu dâm hoặc bạo lực để xem và họ bắt chước những hành vi đó mà không ý thức mình đang phạm tội. Không chỉ tỷ lệ học sinh dân tộc tăng mà mấy năm gần đây, tỷ lệ học sinh phạm tội do chơi game cũng gia tăng đến mức báo động với những hành vi phạm tội ngày càng phức tạp.
PV: Để dạy dỗ và giáo dục những em HS đặc biệt này, chắc hẳn cán bộ quản lý và giáo viên gặp nhiều khó khăn và áp lực?
Đúng vậy! Giáo viên chắc chắn sẽ có nhiều khó khăn vì vốn dĩ các em là những học sinh lười học, ngại học và tìm mọi cách để tránh học. Nếu đưa 2 việc cho học sinh chọn: Học văn hóa và đi cuốc đất - em chọn việc gì thì 100% học sinh sẽ nhận đi cuốc đất. Có nhiều học sinh cho đi học văn hóa nhưng viết đơn xin không học.
Khi mục đích của người dạy và học không gặp nhau dẫn đến việc dạy rất vất. Với hơn 1.000 học sinh ở nhiều vùng miền khác nhau và nhiều hành vi vi phạm pháp luật... nên việc giáo dục rất khó.
Thâm chí có những học sinh vào trường không nói, không rằng... và làm thế nào để các em hòa nhập cộng đồng là vấn đề không đơn giản và giáo viên phải như những người cha, mẹ.
Tuổi học sinh thì nhỏ nhưng việc làm và những hành vi rất phức tạp, tâm lý không ổn định.
Giáo viên stress vì học sinh
PV: Có trường hợp nào giáo viên bất lực trước sự bất hợp tác của học sinh?
Học sinh bất hợp tác thì có nhưng chưa đến mức giáo viên bất lực. Đã có học sinh nuốt kim vào bụng để tự vẫn... Trong trường không giáo dục học sinh bằng những biện pháp mạnh.
Quan điểm của tôi, giáo dục học sinh bằng đòn roi không phải là phương pháp giáo dục tốt. Môi trường giáo dục ở đây là cảm hóa và thuyết phục, nêu gương. Còn mặc sắc phục công an là theo quy định của nhà nước.
Giáo viên ở trường giáo dưỡng được ví như "con dao pha" - con dao vừa để thái và để chặt - có nghĩa ở lĩnh vực nào làm cũng được. Lúc thì trong vai bố/mẹ, lúc như anh/chị - lúc đóng vai bạn bè. Tùy hoàn cảnh, điều kiện học sinh để có giáo dục phù hợp.
100% học sinh vào trường đều muốn bỏ trốn. Vì các em đang sống trong môi trường tự do vào đây bị quản lý chặt chẽ theo một quy trình nên các em muốn trốn vì thế.
PV: Nếu có một cuộc điều tra tâm lý thì chắc hẳn tỷ lệ giáo viên bị stress ở trường sẽ cao khi họ phải đóng nhiều vai như thế?
Đúng vậy, chúng tôi đã gánh nhiều áp lực. Nhưng hầu hết các stress đều được đem về nhà xả cho vợ, con (Cười).
PV: Trường đã có một thống kê học sinh ra trường hòa nhập và đạt được sự tiến bộ là bao nhiêu phần trăm chưa ạ?
Vấn đề này nhà trường chưa làm được. Tuy nhiên, việc phản hồi từ các địa phương cũng có và cũng có tín hiệu tích cực là cơ bản. Có những nơi học sinh về có trên 90% hoàn lương, nhưng có nơi chỉ được 60%, có nơi dưới 60%... tùy theo hoàn cảnh điều kiện.
Còn 100% học sinh ra trường hoàn lương cả chắc là khó vì trường không phải là "siêu nhân". Các em vào đây đều có tác động vào nhận thức và có điều chỉnh hành vi của các em. Nhưng khi ra trường không tạo điều kiện thuận lợi để tiếp tục duy trì nhận thức đó, hành vi đó để tốt lên thì không thể nói trước được là không đi theo đường cũ.
Cho nên chúng tôi thường đặt vấn đề "hậu trường" cho giáo dưỡng mới là vấn đề quan trọng.
PV: Tại sao ông lại nhấn mạnh hậu trường mới là quan trọng? Phải chăng khi hòa nhập cộng đồng thì những khó khăn dễ quay trở lại với các em?
Khi học sinh từ trường Giáo dưỡng trở về địa phương thì địa phương đón nhận như thế nào. Có những địa phương cho rằng "thằng này" đi tù về và có định kiến với chúng. Mặt khác, cũng có trường hợp cầm giấy trở về địa phương thì có những quản thúc không được đi đây đi đó... dẫn đến những mặc cảm và rồi lại chán.
Hoặc gia đình đón nhận lại không có điều kiện quan tâm, không cho học hành tiếp để lang thang thì rất dễ bị bạn bè lôi kéo...
Còn nếu về được địa phương tiếp nhận vui vẻ, thoải mái không có mặc cảm với "nó" mà tạo điều kiện để tiếp tục phấn đấu không vi phạm lại. Cụ thể là cho đi học tiếp nếu chưa đủ kiến thức văn hóa, còn nếu đủ kiến thức văn hóa rồi thì tạo công ăn việc làm để không có thời gian nhàn rỗi.
Gia đình cũng cần có giám sát để không bị bạn bè lôi kéo. Do đó, tôi cho hậu trường giáo dưỡng mới là vấn đề quan trọng.
Nguồn: Vietnamnet.
- Sơn Khê - Kiều Oanh (Thực hiện)