rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Có những lựa chọn bạn đưa ra hằng ngày, một số dường như hoàn toàn không liên quan đến sức khỏe và hạnh phúc của bạn, lại ảnh hưởng lớn đến bạn. Sau đây là 9 sai lầm phổ biến có thể ngăn không cho bạn sống khỏe mạnh và hạnh phúc.
1. Tránh né những mối quan hệ ý nghĩa và sâu sắc (như hôn nhân, những tình bạn thân thiết và giữ liên lạc với gia đình)
Mối quan hệ là cái đem lại giá trị và ý nghĩa cho cuộc sống chúng ta. Chúng ta bẩm sinh muốn kết nối với người khác và nghiên cứu chứng minh điều đó.
Ví dụ, những người có những mối quan hệ xã hội bền chặt được phát hiện thấy là khỏe mạnh hơn và có nguy cơ tử vong thấp hơn.
Thêm nữa, người ta phát hiện thấy khi tuổi càng cao, thì người có những mối quan hệ xã hội bền chặt hơn có xu hướng sống lâu hơn. Và dường như tình bạn có thể giúp bạn chống lại bệnh ung thư.
Những lợi ích của các mối quan hệ sâu sắc mở rộng đến hôn nhân. Ở trong một mối quan hệ dài hạn làm giảm nguy cơ mắc trầm cảm, tự tử và lạm dụng chất.
Cuối cùng, nhiều nghiên cứu cho thấy những mối quan hệ gia đình bền chặt là một trong những nguyên nhân chính làm cho người dân Okinawa, Nhật Bản có tuổi thọ cao lạ thường mặc dù đó là một trong những quận nghèo nhất nước Nhật.
Tất cả những nghiên cứu trên nói gì với chúng ta?
Sự kết nối và cảm giác thuộc về là yếu tố cần thiết cho một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc. Dù nó là tình bạn, hôn nhân hoặc gia đình – con người cần những mối quan hệ bền chặt để sống khỏe mạnh.
2. Ngồi suốt ngày
“Ngồi giải trí” như ngồi xem TV làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tử vong. Và ngồi nhiều ở bàn làm việc cũng không tốt lắm.
Đó là kết luận từ một nghiên cứu với 4,500 người, một nghiên cứu khác với 8,800 người, và một nghiên cứu cuối cùng với hơn 240,000 người tham gia.
3. Không bao giờ ngừng lại chỉ để thở.
Cách đây vài năm, người hướng dẫn yoga nói với tôi “Tôi nghĩ mọi người yêu thích lớp học của tôi vì nó là khoảng thời gian duy nhất trong ngày của họ mà họ chỉ ngồi và thở.”
Từ lúc bạn thức dậy cho đến khi đi ngủ, bạn đã bao giờ dành 15 phút chỉ để ngồi và thở chưa? Tôi hiếm khi làm. Và đó là điều đáng tiếc vì những lợi ích của tỉnh thức và thiền định là to lớn. Thiền định làm giảm stress và lo lắng. Thiền định nâng cao chất lượng sống của bạn và tăng cường hệ miễn dịch của bạn. Thiền định còn làm giảm sự tức giận và cải thiện giấc ngủ, thậm chí ở cả những người ở tù.
4. Phớt lờ những khả năng sáng tạo của bạn.
Bộc lộ bản thân một cách sáng tạo làm giảm nguy cơ đau ốm và mắc bệnh và đồng thời tăng cường sức khỏe và hạnh phúc của bạn. Nghiên cứu từ Harvard School of Public Health tiết lộ rằng nghệ thuật giúp giảm stress và lo lắng, gia tăng những cảm xúc tích cực và giảm khả năng bị trầm cảm, cùng với nhiều lợi ích khác.
Nghiên cứu khác được xuất bản trên Journal of Biobehavioral Medicine, khám phá ra viết lách sáng tạo cải thiện hệ miễn dịch của những bệnh nhân HIV.
5. Cả ngày ở trong nhà.
Khám phá thế giới xung quanh bạn – dù đó là đi du lịch đến những vùng đất xa xôi hoặc đi bộ vào những khu rừng – đem lại nhiều lợi ích về sức khỏe và tinh thần. Đối với những người mới bắt đầu, những lợi ích của ánh sáng mặt trời (và những ảnh hưởng tiêu cực của ánh sáng nhân tạo) được chứng minh trong nghiên cứu.
Thêm nữa, các nhà nghiên cứu đã bắt đầu khám phá ra những cuộc đi chơi vào những vùng đất hoang vu – được biết đến như là “trị liệu phiêu lưu” (adventure therapy) – có thể đẩy mạnh quá trình giảm cân, nâng cao lòng tự trọng của người mắc bệnh tinh thần.
Luận điểm chính xuyên suốt tất cả những nghiên cứu đó là việc khám phá thế giới bên ngoài và dành thời gian ở trong thiên nhiên có thể nâng cao lòng tự tin bạn có về bản thân và cải thiện khả năng tương tác với những người khác của bạn.
6. Dành thời gian để tiêu thụ thay vì đóng góp.
Sự đóng góp là một phần thiết yếu của việc sống một cuộc đời hạnh phúc, khỏe mạnh và đầy ý nghĩa. Chúng ta thường dành cuộc đời mình cho việc tiêu thụ thế giới xung quanh chúng ta thay vì tạo ra nó. Chúng ta tiêu thụ quá mức những thông tin kém chất lượng. Chúng ta có lối sống ngồi một chỗ và ăn uống, xem và tiêu thụ thông tin một cách thụ động thay vì tạo ra, đóng góp và xây dựng những thứ của riêng chúng ta.
Bạn không thể kiểm soát được số thời gian bạn tiêu dùng trên hành tinh này, nhưng bạn có thể kiểm soát được những thứ bạn đóng góp trong lúc bạn đang ở đây. Những sự đóng góp đó không nhất thiết phải to lớn. Nấu một bữa cơm thay vì đi ra ngoài ăn. Chơi một trò chơi thay vì xem chúng. Viết một đoạn văn thay vì đọc một đoạn văn. Bạn không cần phải tạo ra những sự đóng góp to lớn.
7. Đang làm một công việc bạn không yêu thích
Làm việc quá nhiều gây nguy hiểm. Ở Nhật, stress vì làm việc quá lâu trở nên rất tồi tệ đến nỗi người ta có một tên gọi cho những người chết vì nó: karoshi, nghĩa là “chết vì làm việc quá sức”.
Về cơ bản, nếu công việc của bạn làm bạn cảm thấy stress thì có hại cho sức khỏe của bạn – sự căng thẳng, bất đồng với sếp hoặc đồng nghiệp, cảm thấy không được ghi nhận…Thậm chí làm việc quá giờ cũng gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành.
Bạn có thể làm gì? Không có một chiến lược duy nhất nào sẽ có hiệu quả cho tất cả mọi người, nhưng những nguyên tắc trong cuốn The Happiness Advantage của Shawn Achor đem đến một nơi để bắt đầu.
8. Ăn một mình
Brian Wansink, tác giả cuốn sách Mindless Eating, từng viết rằng khi con người ăn một mình thì họ có nhiều khả năng mắc chứng ăn uống vô độ. Thêm nữa, những người đang ăn kiêng chịu thiệt hại khi họ ăn một mình. Những người ăn một mình có xu hướng ăn ít rau và có ít bữa ăn lành mạnh hơn.
9. Tin rằng bạn không xứng đáng được khỏe mạnh, hạnh phúc và yêu thương.
Brene Brown là một nhà nghiên cứu ở đại học University of Houston và bà đã dành 10 năm nghiên cứu tính dễ bị tổn thương (vulnerability.)
Khi Brown nghiên cứu về sự sợ hãi, sự không chắc chắn và tính dễ bị tổn thương, bà khám phá ra một điều quan trọng…
Chỉ có một yếu tố phân biệt giữa những người có một cảm giác mạnh mẽ về tình yêu và sự thuộc về với những người đang vật lộn vì nó. Đó là những người có một cảm giác mạnh mẽ về tình yêu và sự thuộc về tin rằng họ xứng đáng được yêu thương và thuộc về.
Họ tin rằng họ xứng đáng. Một thứ khiến chúng ta tránh né mối quan hệ đó là nỗi sợ rằng chúng ta không xứng đáng với mối quan hệ.
—Brene Brown
Nếu bạn cho phép nỗi sợ hoặc tính dễ bị tổn thương hoặc nỗi xấu hổ của bạn ngăn không cho bạn thể hiện cái tôi thực sự của bạn, thì khi đó bạn sẽ ngăn không cho bản thân kết nối trọn vẹn với những người khác. Nếu bạn muốn vượt qua nỗi sợ, sự đánh giá chỉ trích và sự không chắc chắn trong quá khứ và bước vào một cuộc sống hạnh phúc hơn thì khi đó đầu tiên bạn phải cho phép bản thân bạn. Bạn phải quyết định rằng bạn xứng đáng.
Để hiểu rõ hơn về tính dễ bị tổn thương, tôi khuyên các bạn đọc những cuốn sách của Brown: Daring Greatly và The Gifts of Imperfection.
Sống một cuộc sống khỏe mạnh không chỉ cần mỗi chế độ ăn uống và tập thể dục. Đừng quên 9 lĩnh vực trên vì chúng đóng 1 vai trò quan trọng trong sức khỏe và hạnh phúc của bạn.
Trong nhiều trường hợp, chính một trong những lĩnh vực trên có thể tác động đến sức khỏe và hạnh phúc của bạn mà bạn thậm chí không nhận ra nó.
Nguồn
10 Common Mistakes That Prevent You from Being Healthy
Living a healthy and happy life is about much more than just diet and exercise.
Published on January 22, 2014 by James Clear in Slow Gains
PsychologyToday
1. Tránh né những mối quan hệ ý nghĩa và sâu sắc (như hôn nhân, những tình bạn thân thiết và giữ liên lạc với gia đình)
Mối quan hệ là cái đem lại giá trị và ý nghĩa cho cuộc sống chúng ta. Chúng ta bẩm sinh muốn kết nối với người khác và nghiên cứu chứng minh điều đó.
Ví dụ, những người có những mối quan hệ xã hội bền chặt được phát hiện thấy là khỏe mạnh hơn và có nguy cơ tử vong thấp hơn.
Thêm nữa, người ta phát hiện thấy khi tuổi càng cao, thì người có những mối quan hệ xã hội bền chặt hơn có xu hướng sống lâu hơn. Và dường như tình bạn có thể giúp bạn chống lại bệnh ung thư.
Những lợi ích của các mối quan hệ sâu sắc mở rộng đến hôn nhân. Ở trong một mối quan hệ dài hạn làm giảm nguy cơ mắc trầm cảm, tự tử và lạm dụng chất.
Cuối cùng, nhiều nghiên cứu cho thấy những mối quan hệ gia đình bền chặt là một trong những nguyên nhân chính làm cho người dân Okinawa, Nhật Bản có tuổi thọ cao lạ thường mặc dù đó là một trong những quận nghèo nhất nước Nhật.
Tất cả những nghiên cứu trên nói gì với chúng ta?
Sự kết nối và cảm giác thuộc về là yếu tố cần thiết cho một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc. Dù nó là tình bạn, hôn nhân hoặc gia đình – con người cần những mối quan hệ bền chặt để sống khỏe mạnh.
2. Ngồi suốt ngày
“Ngồi giải trí” như ngồi xem TV làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tử vong. Và ngồi nhiều ở bàn làm việc cũng không tốt lắm.
Đó là kết luận từ một nghiên cứu với 4,500 người, một nghiên cứu khác với 8,800 người, và một nghiên cứu cuối cùng với hơn 240,000 người tham gia.
3. Không bao giờ ngừng lại chỉ để thở.
Cách đây vài năm, người hướng dẫn yoga nói với tôi “Tôi nghĩ mọi người yêu thích lớp học của tôi vì nó là khoảng thời gian duy nhất trong ngày của họ mà họ chỉ ngồi và thở.”
Từ lúc bạn thức dậy cho đến khi đi ngủ, bạn đã bao giờ dành 15 phút chỉ để ngồi và thở chưa? Tôi hiếm khi làm. Và đó là điều đáng tiếc vì những lợi ích của tỉnh thức và thiền định là to lớn. Thiền định làm giảm stress và lo lắng. Thiền định nâng cao chất lượng sống của bạn và tăng cường hệ miễn dịch của bạn. Thiền định còn làm giảm sự tức giận và cải thiện giấc ngủ, thậm chí ở cả những người ở tù.
4. Phớt lờ những khả năng sáng tạo của bạn.
Bộc lộ bản thân một cách sáng tạo làm giảm nguy cơ đau ốm và mắc bệnh và đồng thời tăng cường sức khỏe và hạnh phúc của bạn. Nghiên cứu từ Harvard School of Public Health tiết lộ rằng nghệ thuật giúp giảm stress và lo lắng, gia tăng những cảm xúc tích cực và giảm khả năng bị trầm cảm, cùng với nhiều lợi ích khác.
Nghiên cứu khác được xuất bản trên Journal of Biobehavioral Medicine, khám phá ra viết lách sáng tạo cải thiện hệ miễn dịch của những bệnh nhân HIV.
5. Cả ngày ở trong nhà.
Khám phá thế giới xung quanh bạn – dù đó là đi du lịch đến những vùng đất xa xôi hoặc đi bộ vào những khu rừng – đem lại nhiều lợi ích về sức khỏe và tinh thần. Đối với những người mới bắt đầu, những lợi ích của ánh sáng mặt trời (và những ảnh hưởng tiêu cực của ánh sáng nhân tạo) được chứng minh trong nghiên cứu.
Thêm nữa, các nhà nghiên cứu đã bắt đầu khám phá ra những cuộc đi chơi vào những vùng đất hoang vu – được biết đến như là “trị liệu phiêu lưu” (adventure therapy) – có thể đẩy mạnh quá trình giảm cân, nâng cao lòng tự trọng của người mắc bệnh tinh thần.
Luận điểm chính xuyên suốt tất cả những nghiên cứu đó là việc khám phá thế giới bên ngoài và dành thời gian ở trong thiên nhiên có thể nâng cao lòng tự tin bạn có về bản thân và cải thiện khả năng tương tác với những người khác của bạn.
6. Dành thời gian để tiêu thụ thay vì đóng góp.
Sự đóng góp là một phần thiết yếu của việc sống một cuộc đời hạnh phúc, khỏe mạnh và đầy ý nghĩa. Chúng ta thường dành cuộc đời mình cho việc tiêu thụ thế giới xung quanh chúng ta thay vì tạo ra nó. Chúng ta tiêu thụ quá mức những thông tin kém chất lượng. Chúng ta có lối sống ngồi một chỗ và ăn uống, xem và tiêu thụ thông tin một cách thụ động thay vì tạo ra, đóng góp và xây dựng những thứ của riêng chúng ta.
Bạn không thể kiểm soát được số thời gian bạn tiêu dùng trên hành tinh này, nhưng bạn có thể kiểm soát được những thứ bạn đóng góp trong lúc bạn đang ở đây. Những sự đóng góp đó không nhất thiết phải to lớn. Nấu một bữa cơm thay vì đi ra ngoài ăn. Chơi một trò chơi thay vì xem chúng. Viết một đoạn văn thay vì đọc một đoạn văn. Bạn không cần phải tạo ra những sự đóng góp to lớn.
7. Đang làm một công việc bạn không yêu thích
Làm việc quá nhiều gây nguy hiểm. Ở Nhật, stress vì làm việc quá lâu trở nên rất tồi tệ đến nỗi người ta có một tên gọi cho những người chết vì nó: karoshi, nghĩa là “chết vì làm việc quá sức”.
Về cơ bản, nếu công việc của bạn làm bạn cảm thấy stress thì có hại cho sức khỏe của bạn – sự căng thẳng, bất đồng với sếp hoặc đồng nghiệp, cảm thấy không được ghi nhận…Thậm chí làm việc quá giờ cũng gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành.
Bạn có thể làm gì? Không có một chiến lược duy nhất nào sẽ có hiệu quả cho tất cả mọi người, nhưng những nguyên tắc trong cuốn The Happiness Advantage của Shawn Achor đem đến một nơi để bắt đầu.
8. Ăn một mình
Brian Wansink, tác giả cuốn sách Mindless Eating, từng viết rằng khi con người ăn một mình thì họ có nhiều khả năng mắc chứng ăn uống vô độ. Thêm nữa, những người đang ăn kiêng chịu thiệt hại khi họ ăn một mình. Những người ăn một mình có xu hướng ăn ít rau và có ít bữa ăn lành mạnh hơn.
9. Tin rằng bạn không xứng đáng được khỏe mạnh, hạnh phúc và yêu thương.
Brene Brown là một nhà nghiên cứu ở đại học University of Houston và bà đã dành 10 năm nghiên cứu tính dễ bị tổn thương (vulnerability.)
Khi Brown nghiên cứu về sự sợ hãi, sự không chắc chắn và tính dễ bị tổn thương, bà khám phá ra một điều quan trọng…
Chỉ có một yếu tố phân biệt giữa những người có một cảm giác mạnh mẽ về tình yêu và sự thuộc về với những người đang vật lộn vì nó. Đó là những người có một cảm giác mạnh mẽ về tình yêu và sự thuộc về tin rằng họ xứng đáng được yêu thương và thuộc về.
Họ tin rằng họ xứng đáng. Một thứ khiến chúng ta tránh né mối quan hệ đó là nỗi sợ rằng chúng ta không xứng đáng với mối quan hệ.
—Brene Brown
Nếu bạn cho phép nỗi sợ hoặc tính dễ bị tổn thương hoặc nỗi xấu hổ của bạn ngăn không cho bạn thể hiện cái tôi thực sự của bạn, thì khi đó bạn sẽ ngăn không cho bản thân kết nối trọn vẹn với những người khác. Nếu bạn muốn vượt qua nỗi sợ, sự đánh giá chỉ trích và sự không chắc chắn trong quá khứ và bước vào một cuộc sống hạnh phúc hơn thì khi đó đầu tiên bạn phải cho phép bản thân bạn. Bạn phải quyết định rằng bạn xứng đáng.
Để hiểu rõ hơn về tính dễ bị tổn thương, tôi khuyên các bạn đọc những cuốn sách của Brown: Daring Greatly và The Gifts of Imperfection.
Sống một cuộc sống khỏe mạnh không chỉ cần mỗi chế độ ăn uống và tập thể dục. Đừng quên 9 lĩnh vực trên vì chúng đóng 1 vai trò quan trọng trong sức khỏe và hạnh phúc của bạn.
Trong nhiều trường hợp, chính một trong những lĩnh vực trên có thể tác động đến sức khỏe và hạnh phúc của bạn mà bạn thậm chí không nhận ra nó.
Nguồn
10 Common Mistakes That Prevent You from Being Healthy
Living a healthy and happy life is about much more than just diet and exercise.
Published on January 22, 2014 by James Clear in Slow Gains
PsychologyToday