rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Tham khảo
9 Common Phrases of a Passive Aggressive Workplace
Why these sentences may signal hidden hostility in your office
Published on May 26, 2013 by Signe Whitson, L.S.W. in Passive Aggressive Diaries
Trong 1 môi trường nơi những mối quan hệ cạnh tranh hình thành và 1 bầu không khí chuyên nghiệp làm cho việc bộc lộ cảm xúc 1 cách trực tiếp là không được chấp nhận, nhiều văn hóa công ty đang nuôi dưỡng hành vi xung hấn-thụ động.
Xung hấn-thụ động là 1 sự cố ý và che giấu những cảm xúc của sự tức giận. Nó bao gồm những hành vi khác nhau được dùng để đáp trả lại người khác mà người khác không nhận ra sự tức giận nằm bên dưới (Long, Long & Whitson, 2008).
Có bất kỳ cách nói xung hấn- thụ động nào dưới đây đặc trưng cho những tương tác giữa các đồng nghiệp ở nơi làm việc của bạn?
Tôi sẽ làm việc đó cho bạn vào ngày mai
Trì hoãn và lảng tránh là những thủ đoạn xung hấn-thụ động cổ điển trong công việc. 1 nhân viên càng nhất trí bằng lời nói với 1 nhiệm vụ, nhưng về mặt hành vi lại trì hoãn hoàn thành nó, thì anh ta càng có thể làm gián đoạn dòng công việc và gây thất vọng cho những người dựa vào anh ta.
Tôi chưa bao giờ nhận được tin nhắn
Những nhân viên xung hấn-thụ động thường tạm thời bị mất thính giác, thị giác và trí nhớ kém khi đề cập đến việc hoàn thành những trách nhiệm công việc. Những cách nói phổ biến khác có thể báo hiệu sự xung hấn-thụ động bao gồm:
“Tôi chưa nghe bạn nói điều đó”
“Tôi không nhìn thấy email”
“Tôi quên đặt nó trên bàn làm việc của bạn”
Từ trước đến giờ chưa có ai nói với tôi
1 câu gần giống với cái cớ trên là “Tôi chưa được dạy làm thế nào để làm việc đó”, “Không có ai nói với tôi” là 1 cách nói phổ biến của nhân viên xung hấn-thụ động, để biện minh cho việc không hoàn thành công việc và những nhiệm vụ còn dang dở. Bằng cách nói về sự ngu dốt, người che dấu sự thù địch trốn tránh trách nhiệm và đặt nó lên vai những người khác
Tôi nghĩ là bạn biết
Nhân viên xung hấn-thụ động thường phạm những tội “bỏ quên/bỏ sót” ở nơi làm việc, không chia sẻ thông tin ngay cả khi họ biết làm như vậy có thể ngăn chặn 1 rắc rối. Ví dụ, bằng cách nói rằng “tôi nghĩ là bạn biết”, 1 nhân viên ghen tỵ không cảnh báo cho đồng nghiệp của anh ấy về 1 cuộc họp bắt buộc.
Bạn đã không gọi lại nên tôi vừa kiểm tra với sếp của bạn
Bạn có 1 nhân viên tận dụng bất kỳ cơ hội nào để làm người khác trông thật tồi tệ? Anh ta có thể không chỉ cố gắng để làm bản thân được ghi nhận mà anh ta còn muốn làm cho người khác trông vô trách nhiệm và thiếu trình độ.
Anh ta chỉ muốn việc đó được làm theo cách của anh ấy
1 cách để đáp trả người khác ở nơi làm việc là nhân viên xung hấn-thụ động hoàn thành những trách nhiệm của anh ta theo những cách không được chấp nhận. Bằng cách liên tục làm việc dưới tiêu chuẩn và làm thất bại (1 cách tinh vi) những dự án nhóm, nhân viên xung hấn-thụ động cố tình sử dụng sự không hiệu quả để bộc lộ cơn giận bị che giấu của anh ta. Khi đương đầu về công việc không đạt tiêu chuẩn, người xung hấn-thụ động đóng vai nạn nhân và nói rằng sếp có những kỳ vọng không thực tế.
Tôi bị ốm
Khi 1 nhân viên đột ngột và trước sau như 1 đều bị ốm vào những ngày mà những dự án lớn đến hạn hoặc sự đóng góp của anh ta cho 1 cuộc họp là quan trọng, thì đây là dấu hiệu bạn nên nhận ra sự xung hấn-thụ động có thể là nguyên nhân của sự đau yếu của anh ta. Tất cả chúng ta thỉnh thoảng đều bị ốm nhưng nhân viên xung hấn thụ động thì “lên kế hoạch” ốm vào những ngày làm hại công việc.
Đó không phải công việc của tôi
Nhân viên xung hấn-thụ động có thể sẵn sàng khi nói đến những nhiệm vụ anh ta yêu thích, nhưng khi được phân 1 công việc anh ta ghét hoặc cảm thấy không xứng với anh ta, anh ta hợp lý hóa rằng “đó không phải công việc của tôi” và làm người khác thất vọng với bản mô tả công việc cụ thể của anh ta.
Tôi đặt/gửi nhầm tài liệu
Tài liệu quan trọng bị bỏ quên. Tài liệu quan trọng nhất bị xóa khỏi ổ cứng. Nhân viên xung hấn-thụ động nói thông tin quan trọng bị thiếu, chỉ khi sếp, đồng nghiệp cần nó nhất.
Bằng những hành động che giấu và có thể bào chữa được, những nhân viên xung hấn-thụ động là những kẻ phá hoại có kỹ năng ở nơi làm việc. Như những kẻ phá rối và không phục tùng thường xuyên, họ là những chuyên gia trong việc gây thất vọng cho đồng nghiệp và sếp.
Nguồn: PsychologyToday