Kuin Sukoagoa
Yêu
- Xu
- 0
8 "siêu phẩm" tốn cơm tốn gạo của Google
Có những dịch vụ rất hữu ích, quan trọng của Google giúp hãng kiếm ra tiền tỉ. Nhưng cũng có những sản phẩm chỉ tổ tốn thêm tiền bạc vô ích của ông trùm đang lên này.
Giám đốc tài chính Patrick Pichette của Google đã từng nói tập đoàn này sẽ “mời tiệc những kẻ thắng cuộc” và “bỏ đói những kẻ thua”. Những “kẻ” đó ở đây chính là các sản phẩm, dịch vụ mà hãng cung cấp. Tuy vậy, cũng có 8 dịch vụ lại đi ngược lại với tôn chỉ hoạt động, tốn nhiều tiền bạc đầu tư mà lại chẳng đi đến đâu.
Như đã biết, mảng sản phẩm mà Google hoạt động thành công nhất là: quảng cáo, hệ điều hành Android, YouTube và Google Enterprise. Tuy vậy, những cái tên như Wave hay Nexus One cũng khiến hãng niềm vui của hãng tìm kiếm số 1 thế giới không được trọn vẹn. Ngoài ra, còn có một danh sách những kẻ ăn bám sau đây.
Knol: Bản sao Wikipedia nhưng không hữu dụng
Ban đầu, Google tạo ra Knol với mục đích vượt lên trên Wikipedia về nội dung cũng như số lượng nguồn tin có giá trị tin cậy như các bài viết của các chuyên gia lĩnh vực. Nhưng trong vòng 2 năm hoạt động của mình, site chỉ đưa ra những thông tin xa lạ với thực tế và không có tính học thuật nên chẳng được ai quan tâm, ngó ngàng. Trên thực tế thì dự án trên đã chết từ lâu nhưng chẳng hiểu sao đến giờ phút này nó vẫn được liệt kê trên trang sản phẩm của Google.
Orkut: Bởi Brazil không phải là tất cả
Ở Brazil, cái tên Orkut đã trở nên quá nổi tiếng, thậm chí còn được nhiều người so sánh với trang mạng xã hội Facebook. Nhưng dù sao, trên thực thế thì quy mô của trang mạng đó vẫn nhỏ hơn Facebook rất nhiều. Thời gian gần đây, Orkut đã không còn sinh ra lãi nhưng bởi số lượng người sử dụng quá lớn tại đất nước của các vũ công Sampa, Google chưa thể đóng cửa ngay được. Hiện chưa biết hướng đi tiếp theo của hãng về dịch vụ này sẽ ra sao.
Buzz: Ai sử dụng?
Lại thêm một kẻ muốn nhắm vào miếng bánh ngọt mà Facebook đang thưởng thức là mạng xã hội: Google Buzz. Tuy về hình thức có vẻ rất giống mạng đứng đầu thế giới giao tiếp ảo kia nhưng lại có một sự khác biệt rất lớn khi không ai sử dụng nó. Mặc dù Google đã tích hợp sẵn Buzz vào Gmail khi ra mắt nhưng dịch vụ này chẳng được đón nhận nồng nhiệt mà thay vào đó là những phản hồi tiêu cực của khách hàng.
Google Health: Không khả thi
Nếu Google Health tổ chức tốt và ghi lại đầy đủ cũng như khoa học các bệnh án y tế của người dùng thì đó sẽ là một dịch vụ rất tuyệt. Nhưng thật không may dịch vụ trên chỉ hỗ trợ nhập thông tin từ một số ít các nguồn trực tuyến trong khi bắt người dùng phải nhập tay tất cả những thông tin còn lại.
Sẽ phải mất cả ngày cuối tuần để bạn điền thông tin đầy đủ vào Google Health nhưng xem ra việc này lại chẳng có tác dụng mấy bởi các công ty bảo hiểm đã làm điều đó một cách cẩn thận từ trước. Google Health đang phát triển theo hướng đi ra xa các giá trị kinh doanh cốt lõi của ông trùm internet và phải đón nhận thất bại hiển nhiên.
Boutiques: quá xa vấn đề
Google đã cung cấp các dịch vụ tìm kiếm đặc biệt về tin tức, blog, sản phẩm, hình ảnh, thậm chí là các nghiên cứu hàn lâm. Đó là những thông tin mà người dùng internet hay tra cứu nhất trên mạng. Tuy nhiên, không phải cứ có nhiều người quan tâm thì sẽ Google sẽ dành thắng lợi, Boutiques là một trong dịch vụ như thế. Hay nói cách khác, người tìm kiếm số 1 thế giới vẫn chưa hiểu hết về thời trang và xu hướng thẩm mỹ của phụ nữ. Do vậy, Boutiques là một dạng thị trường ngách hẹp mà Google không nên cố thử.
Xe hơi tự lái: vì sao?
Nếu nói Google là nhà cung cấp dịch vụ tìm kiếm đứng đầu thế giới thì bạn đã đúng. Nhưng nếu khẳng định ông lớn này là người tiên phong trong việc chế tạo những chiếc xe thông minh có thể tự vận hành thì câu trả lời lại là không. Những chiếc xe hơi được hãng phát triển có thể là một tiến bộ về khoa học nhưng thực sự thì điều đó không thể giải quyết các vấn đề lớn hiện tại như nóng lên toàn cầu và năng lượng của thế giới. Thậm chí, cho đến nay mẫu xe còn chưa được một tổ chức nghiên cứu nào công nhận là cần thiết tại thời điểm hiện tại và cả tương lai.
Chrome OS: Android tốt hơn
Android có một thị trường tương đối rộng lớn cho riêng mình với khoảng 100.000 ứng dụng và hơn 300.000 thiết bị cài đặt hệ điều hành này được bán ra mỗi ngày. Trong khi đó, Chrome vẫn chưa hề gây được tiếng vang lớn trong làng công nghệ thế giới mặc dù đây là OS được khoác áo Google. Android có thể làm được hầu hết những thứ Chrome OS có thể làm và một số ứng dụng khác mà hệ điều hành của Google bó tay.
Quan trọng nhất là Android được thiết kế cho màn hình cảm ứng và hệ điều hành Android 3.0 Honeycomb ra mắt trong thời gian sắp tới đã thu hút được rất nhiều tiếng khen ngợi. Chrome OS là thử nghiệm thú vị nhưng đã đến lúc cần sáp nhập nó vào Android.
Google TV: TV và Web không thể lẫn lộn
Google Ads TV hiện vẫn chưa thành công và chưa cho thấy dấu hiệu thành công. Sự kết hợp giữa quảng cáo và TV có thể là một ý tưởng mới lạ nhưng lại không thể hiện được nhiều tính thực tế. Bởi khi con người ngồi trước màn hình TV là họ đang muốn trải nghiệm một cách thụ động. Họ không muốn lướt Web, xem cả đống video Internet ngắn, hoặc sử dụng bàn phím để tìm kiếm.
Có những dịch vụ rất hữu ích, quan trọng của Google giúp hãng kiếm ra tiền tỉ. Nhưng cũng có những sản phẩm chỉ tổ tốn thêm tiền bạc vô ích của ông trùm đang lên này.
Giám đốc tài chính Patrick Pichette của Google đã từng nói tập đoàn này sẽ “mời tiệc những kẻ thắng cuộc” và “bỏ đói những kẻ thua”. Những “kẻ” đó ở đây chính là các sản phẩm, dịch vụ mà hãng cung cấp. Tuy vậy, cũng có 8 dịch vụ lại đi ngược lại với tôn chỉ hoạt động, tốn nhiều tiền bạc đầu tư mà lại chẳng đi đến đâu.
Như đã biết, mảng sản phẩm mà Google hoạt động thành công nhất là: quảng cáo, hệ điều hành Android, YouTube và Google Enterprise. Tuy vậy, những cái tên như Wave hay Nexus One cũng khiến hãng niềm vui của hãng tìm kiếm số 1 thế giới không được trọn vẹn. Ngoài ra, còn có một danh sách những kẻ ăn bám sau đây.
Knol: Bản sao Wikipedia nhưng không hữu dụng
Ban đầu, Google tạo ra Knol với mục đích vượt lên trên Wikipedia về nội dung cũng như số lượng nguồn tin có giá trị tin cậy như các bài viết của các chuyên gia lĩnh vực. Nhưng trong vòng 2 năm hoạt động của mình, site chỉ đưa ra những thông tin xa lạ với thực tế và không có tính học thuật nên chẳng được ai quan tâm, ngó ngàng. Trên thực tế thì dự án trên đã chết từ lâu nhưng chẳng hiểu sao đến giờ phút này nó vẫn được liệt kê trên trang sản phẩm của Google.
Orkut: Bởi Brazil không phải là tất cả
Ở Brazil, cái tên Orkut đã trở nên quá nổi tiếng, thậm chí còn được nhiều người so sánh với trang mạng xã hội Facebook. Nhưng dù sao, trên thực thế thì quy mô của trang mạng đó vẫn nhỏ hơn Facebook rất nhiều. Thời gian gần đây, Orkut đã không còn sinh ra lãi nhưng bởi số lượng người sử dụng quá lớn tại đất nước của các vũ công Sampa, Google chưa thể đóng cửa ngay được. Hiện chưa biết hướng đi tiếp theo của hãng về dịch vụ này sẽ ra sao.
Buzz: Ai sử dụng?
Lại thêm một kẻ muốn nhắm vào miếng bánh ngọt mà Facebook đang thưởng thức là mạng xã hội: Google Buzz. Tuy về hình thức có vẻ rất giống mạng đứng đầu thế giới giao tiếp ảo kia nhưng lại có một sự khác biệt rất lớn khi không ai sử dụng nó. Mặc dù Google đã tích hợp sẵn Buzz vào Gmail khi ra mắt nhưng dịch vụ này chẳng được đón nhận nồng nhiệt mà thay vào đó là những phản hồi tiêu cực của khách hàng.
Google Health: Không khả thi
Nếu Google Health tổ chức tốt và ghi lại đầy đủ cũng như khoa học các bệnh án y tế của người dùng thì đó sẽ là một dịch vụ rất tuyệt. Nhưng thật không may dịch vụ trên chỉ hỗ trợ nhập thông tin từ một số ít các nguồn trực tuyến trong khi bắt người dùng phải nhập tay tất cả những thông tin còn lại.
Sẽ phải mất cả ngày cuối tuần để bạn điền thông tin đầy đủ vào Google Health nhưng xem ra việc này lại chẳng có tác dụng mấy bởi các công ty bảo hiểm đã làm điều đó một cách cẩn thận từ trước. Google Health đang phát triển theo hướng đi ra xa các giá trị kinh doanh cốt lõi của ông trùm internet và phải đón nhận thất bại hiển nhiên.
Boutiques: quá xa vấn đề
Google đã cung cấp các dịch vụ tìm kiếm đặc biệt về tin tức, blog, sản phẩm, hình ảnh, thậm chí là các nghiên cứu hàn lâm. Đó là những thông tin mà người dùng internet hay tra cứu nhất trên mạng. Tuy nhiên, không phải cứ có nhiều người quan tâm thì sẽ Google sẽ dành thắng lợi, Boutiques là một trong dịch vụ như thế. Hay nói cách khác, người tìm kiếm số 1 thế giới vẫn chưa hiểu hết về thời trang và xu hướng thẩm mỹ của phụ nữ. Do vậy, Boutiques là một dạng thị trường ngách hẹp mà Google không nên cố thử.
Xe hơi tự lái: vì sao?
Nếu nói Google là nhà cung cấp dịch vụ tìm kiếm đứng đầu thế giới thì bạn đã đúng. Nhưng nếu khẳng định ông lớn này là người tiên phong trong việc chế tạo những chiếc xe thông minh có thể tự vận hành thì câu trả lời lại là không. Những chiếc xe hơi được hãng phát triển có thể là một tiến bộ về khoa học nhưng thực sự thì điều đó không thể giải quyết các vấn đề lớn hiện tại như nóng lên toàn cầu và năng lượng của thế giới. Thậm chí, cho đến nay mẫu xe còn chưa được một tổ chức nghiên cứu nào công nhận là cần thiết tại thời điểm hiện tại và cả tương lai.
Chrome OS: Android tốt hơn
Android có một thị trường tương đối rộng lớn cho riêng mình với khoảng 100.000 ứng dụng và hơn 300.000 thiết bị cài đặt hệ điều hành này được bán ra mỗi ngày. Trong khi đó, Chrome vẫn chưa hề gây được tiếng vang lớn trong làng công nghệ thế giới mặc dù đây là OS được khoác áo Google. Android có thể làm được hầu hết những thứ Chrome OS có thể làm và một số ứng dụng khác mà hệ điều hành của Google bó tay.
Quan trọng nhất là Android được thiết kế cho màn hình cảm ứng và hệ điều hành Android 3.0 Honeycomb ra mắt trong thời gian sắp tới đã thu hút được rất nhiều tiếng khen ngợi. Chrome OS là thử nghiệm thú vị nhưng đã đến lúc cần sáp nhập nó vào Android.
Google TV: TV và Web không thể lẫn lộn
Google Ads TV hiện vẫn chưa thành công và chưa cho thấy dấu hiệu thành công. Sự kết hợp giữa quảng cáo và TV có thể là một ý tưởng mới lạ nhưng lại không thể hiện được nhiều tính thực tế. Bởi khi con người ngồi trước màn hình TV là họ đang muốn trải nghiệm một cách thụ động. Họ không muốn lướt Web, xem cả đống video Internet ngắn, hoặc sử dụng bàn phím để tìm kiếm.
genk