rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Nhà thơ Tennyson từng nói rằng khiêm tốn là “đức hạnh lớn nhất, mẹ của tất cả.”
Nhưng xã hội lại tán dương những người quá tự tin và liên tục tập trung vào bản thân.
Con người ngày càng cạnh tranh, tìm kiếm sự chú ý, yêu bản thân, ám ảnh với ngoại hình của họ.
Một nghiên cứu mới nhấn mạnh 8 cách mà trở nên khiêm tốn có thể giúp cải thiện cuộc sống của chúng ta (Kesebir, 2014).
Tác giả nghiên cứu, nhà tâm lý Pelin Kesebir, giải thích:
“Sự khiêm tốn đòi hỏi một sự sẵn sàng chấp nhận những hạn chế của bản thân và vị trí của nó trong hệ thống lớn của các sự vật, kèm theo những mức độ thấp của sự bận tâm về bản thân.” (Kesebir, 2014).
Tính khiêm tốn – hay là ‘một cái tôi trầm lặng’ – có thể:
1. Xoa dịu tâm hồn
Người khiêm tốn có khả năng đương đầu tốt hơn với lo lắng về cái chết của họ.
Thay vì dựng những hàng phòng thủ bảo vệ bản thân chống lại cái chết, người khiêm tốn có xu hướng thấy cái chết đem đến một quan điểm hữu ích về cuộc đời và con người nên sống như thế nào.
2. Xuất sắc trong lãnh đạo
Những nhà lãnh đạo khiêm tốn không chỉ được yêu thích hơn mà họ còn lãnh đạo hiệu quả hơn.
Tác giả của một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Academy of Management, Bradley Owens lý giải (Owens et al., 2011):
”Các nhà lãnh đạo ở mọi cấp bậc xem việc thừa nhận những sai lầm, phát hiện sức mạnh của người dưới quyền và làm gương như là cốt lõi của phong cách lãnh đạo khiêm tốn.”
Và họ xem 3 hành vi đó như những yếu tố dự báo mạnh mẽ sự phát triển của bản thân họ cũng như của tổ chức.”
3. Khả năng kiểm soát bản thân cao hơn
Có khả năng kiểm soát bản thân cao là một chìa khóa cho một cuộc sống thành công.
Thật kỳ quặc, các nghiên cứu phát hiện thấy một sự ám ảnh với cái tôi có thể dẫn đến khả năng kiểm soát bản thân kém hơn.
Người khiêm tốn, vì họ đặt ít tầm quan trọng lên cái tôi, biểu lộ sự kiểm soát bản thân cao hơn trong nhiều tình huống.
Có thể điều này một phần là do thực tế những người khiêm tốn có xu hướng biết được những giới hạn của họ.
4. Hiệu quả làm việc tốt hơn
Người khiêm tốn không chỉ là những nhà quản lý tốt hơn mà họ còn là những nhân viên tốt hơn.
Một nghiên cứu về những nhà giám sát nhân viên phát hiện thấy tính khiêm tốn và trung thực là một yếu tố dự báo tốt về hiệu quả công việc của con người (Megan et al., 2011).
5. Điểm số cao hơn
Có lẽ trở thành một nhân viên và nhà quản lý tốt hơn có nguồn gốc từ những năm tháng đi học.
Một nghiên cứu với 55 học sinh phát hiện thấy những người khiêm tốn hơn thì có kết quả học tập tốt hơn (Rowatt et al., 2006).
Sống khiêm tốn có thể làm bạn học giỏi hơn ở trường.
6. Ít thành kiến
Một trong những đặc điểm của tính khiêm tốn là có cảm giác đặc quyền thấp.
Điều này dẫn đến một quan điểm ít mang tính thành kiến về thế giới, khuyến khích họ chịu đựng người khác và ít bảo vệ những niềm tin của riêng họ.
7. Giúp đỡ nhiều hơn
Về trung bình, người khiêm tốn giúp đỡ nhiều hơn những người kiêu ngạo hoặc ích kỷ.
Trong một nghiên cứu bởi LaBouff et al. (2011), những người tham gia khiêm tốn hơn thì có nhiều khả năng giúp đỡ, và dành nhiều thời gian của họ cho những người cần đến.
Không ngạc nhiên khi người khiêm tốn cũng được phát hiện thấy là sống hào phóng, rộng lượng hơn.
8. Những mối quan hệ tốt hơn
Người khiêm tốn có thể có những mối quan hệ tốt hơn vì họ chấp nhận con người thật của người khác.
Một nghiên cứu bởi Davis et al. (2012) về các nhóm người phát hiện thấy tính khiêm tốn giúp sửa chữa các mối quan hệ và xây dựng những mối quan hệ bền chặt hơn giữa con người.
Nguồn: https://www.spring.org.uk/2014/04/8-practical-ways-being-humble-improves-your-life.php
Nhưng xã hội lại tán dương những người quá tự tin và liên tục tập trung vào bản thân.
Con người ngày càng cạnh tranh, tìm kiếm sự chú ý, yêu bản thân, ám ảnh với ngoại hình của họ.
Một nghiên cứu mới nhấn mạnh 8 cách mà trở nên khiêm tốn có thể giúp cải thiện cuộc sống của chúng ta (Kesebir, 2014).
Tác giả nghiên cứu, nhà tâm lý Pelin Kesebir, giải thích:
“Sự khiêm tốn đòi hỏi một sự sẵn sàng chấp nhận những hạn chế của bản thân và vị trí của nó trong hệ thống lớn của các sự vật, kèm theo những mức độ thấp của sự bận tâm về bản thân.” (Kesebir, 2014).
Tính khiêm tốn – hay là ‘một cái tôi trầm lặng’ – có thể:
1. Xoa dịu tâm hồn
Người khiêm tốn có khả năng đương đầu tốt hơn với lo lắng về cái chết của họ.
Thay vì dựng những hàng phòng thủ bảo vệ bản thân chống lại cái chết, người khiêm tốn có xu hướng thấy cái chết đem đến một quan điểm hữu ích về cuộc đời và con người nên sống như thế nào.
2. Xuất sắc trong lãnh đạo
Những nhà lãnh đạo khiêm tốn không chỉ được yêu thích hơn mà họ còn lãnh đạo hiệu quả hơn.
Tác giả của một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Academy of Management, Bradley Owens lý giải (Owens et al., 2011):
”Các nhà lãnh đạo ở mọi cấp bậc xem việc thừa nhận những sai lầm, phát hiện sức mạnh của người dưới quyền và làm gương như là cốt lõi của phong cách lãnh đạo khiêm tốn.”
Và họ xem 3 hành vi đó như những yếu tố dự báo mạnh mẽ sự phát triển của bản thân họ cũng như của tổ chức.”
3. Khả năng kiểm soát bản thân cao hơn
Có khả năng kiểm soát bản thân cao là một chìa khóa cho một cuộc sống thành công.
Thật kỳ quặc, các nghiên cứu phát hiện thấy một sự ám ảnh với cái tôi có thể dẫn đến khả năng kiểm soát bản thân kém hơn.
Người khiêm tốn, vì họ đặt ít tầm quan trọng lên cái tôi, biểu lộ sự kiểm soát bản thân cao hơn trong nhiều tình huống.
Có thể điều này một phần là do thực tế những người khiêm tốn có xu hướng biết được những giới hạn của họ.
4. Hiệu quả làm việc tốt hơn
Người khiêm tốn không chỉ là những nhà quản lý tốt hơn mà họ còn là những nhân viên tốt hơn.
Một nghiên cứu về những nhà giám sát nhân viên phát hiện thấy tính khiêm tốn và trung thực là một yếu tố dự báo tốt về hiệu quả công việc của con người (Megan et al., 2011).
5. Điểm số cao hơn
Có lẽ trở thành một nhân viên và nhà quản lý tốt hơn có nguồn gốc từ những năm tháng đi học.
Một nghiên cứu với 55 học sinh phát hiện thấy những người khiêm tốn hơn thì có kết quả học tập tốt hơn (Rowatt et al., 2006).
Sống khiêm tốn có thể làm bạn học giỏi hơn ở trường.
6. Ít thành kiến
Một trong những đặc điểm của tính khiêm tốn là có cảm giác đặc quyền thấp.
Điều này dẫn đến một quan điểm ít mang tính thành kiến về thế giới, khuyến khích họ chịu đựng người khác và ít bảo vệ những niềm tin của riêng họ.
7. Giúp đỡ nhiều hơn
Về trung bình, người khiêm tốn giúp đỡ nhiều hơn những người kiêu ngạo hoặc ích kỷ.
Trong một nghiên cứu bởi LaBouff et al. (2011), những người tham gia khiêm tốn hơn thì có nhiều khả năng giúp đỡ, và dành nhiều thời gian của họ cho những người cần đến.
Không ngạc nhiên khi người khiêm tốn cũng được phát hiện thấy là sống hào phóng, rộng lượng hơn.
8. Những mối quan hệ tốt hơn
Người khiêm tốn có thể có những mối quan hệ tốt hơn vì họ chấp nhận con người thật của người khác.
Một nghiên cứu bởi Davis et al. (2012) về các nhóm người phát hiện thấy tính khiêm tốn giúp sửa chữa các mối quan hệ và xây dựng những mối quan hệ bền chặt hơn giữa con người.
Nguồn: https://www.spring.org.uk/2014/04/8-practical-ways-being-humble-improves-your-life.php