1. Rượu mạnh giúp hồi phục cơ thể đang mệt mỏi
Điều này hoàn toàn sai. Rượu mạnh trong thời điểm ấy chỉ khiến bạn cảm thấy thêm mệt mỏi và làm cho tình trạng sức khoẻ của bạn “tồi tệ” hơn mà thôi.
2. Uống một liều vitamin C vào đầu mùa đông sẽ tránh được chứng sổ mũi
Sai. Chứng sổ mũi trong những đông giá lạnh không thể dễ dàng bị “xua đuổi” chỉ với một liều vitamin C. Thưc chất, quan niệm về khả năng chống lại hắt hơi sổ mũi của Vitamin C là thiếu căn cứ.
3. Uống một ly sữa nếu có dấu hiệu bị ngộ độc thực phẩm
Sai. Sữa không phải là thuốc giải độc. Khi cơ thể có những triệu chứng ban đầu của ngộ độc thực phẩm như buồn nôn, đau bụng… tốt nhất là đừng nên ăn hay uống gì.
Thức ăn hay đồ uống đi vào dạ dày lúc này chỉ tạo điều kiện cho tốc độ lan truyền theo đường máu của các phân tử độc nhanh hơn mà thôi. Dù bị ngộ độc nhẹ hay nặng, bước sơ cứu đầu tiên vẫn là cố gắng nôn hết thức ăn trong dạ dày ra.
4. Uống thuốc kháng sinh làm cơ thể mệt mỏi
Sai. Thuốc kháng sinh không phải là nguyên nhân gây ra mệt mỏi. Tuy nhiên, đôi khi thuốc cũng kèm theo một số tác dụng phụ như: dị ứng, tiêu chảy hay buồn nôn…
5. Nhổ 1 sợi tóc bạc làm mọc lại 10 sợi tóc bạc khác
Quan niệm này hoàn toàn sai lầm. Nguyên nhân gây ra bạc tóc là do sắc tố melanin ở chân tóc giảm, tóc dần mất đi màu sắc vốn có và chuyển thành màu trắng. Và tất nhiên, việc nhổ tóc bạc chẳng có mối liên quan nào tới hiện tượng đã nêu trên cả.
6. Dùng điện thoại trong bệnh viện gây nguy hiểm
Sai. Trong bệnh viện, hiện tượng giao thoa sóng điện thoại từ nhiều người sử dụng có xảy ra nhưng nó chỉ giới hạn trong khoảng cách vài centimét. Điều này không gây hại gì cho người bệnh cả.
7. Trẻ con quấy khi bị đi ngoài có thể cho uống nước ngọt có ga
Sai. Nhiều vị phụ huynh có con bị đi ngoài, do trẻ quấy khóc nhiều nên đã chiều theo đòi hỏi của con mà không biết rằng những đồ uống chẳng có tí khoáng chất hay vitamin này chỉ làm bệnh thêm trầm trọng thêm mà thôi. Thực tế, khi đi ngoài, cơ thể mất rất nhiều nước. Cách tốt nhất là uống nhiều nước có chứa các chất điện phân.
8. Đọc sách trong ánh sáng chập choạng làm hỏng mắt
Sai. Việc thiếu ánh sáng không làm tổn thương võng mạc mắt. Nó chỉ khiến các cơ mắt phải làm việc tập trung và nhanh bị mệt mỏi hơn mà thôi. Ngoài ra, khi mắt phải căng ra quá lâu có thể dẫn đến chứng đau nửa đầu, thậm chí là nôn nửa.
Điều này hoàn toàn sai. Rượu mạnh trong thời điểm ấy chỉ khiến bạn cảm thấy thêm mệt mỏi và làm cho tình trạng sức khoẻ của bạn “tồi tệ” hơn mà thôi.
2. Uống một liều vitamin C vào đầu mùa đông sẽ tránh được chứng sổ mũi
Sai. Chứng sổ mũi trong những đông giá lạnh không thể dễ dàng bị “xua đuổi” chỉ với một liều vitamin C. Thưc chất, quan niệm về khả năng chống lại hắt hơi sổ mũi của Vitamin C là thiếu căn cứ.
3. Uống một ly sữa nếu có dấu hiệu bị ngộ độc thực phẩm
Sai. Sữa không phải là thuốc giải độc. Khi cơ thể có những triệu chứng ban đầu của ngộ độc thực phẩm như buồn nôn, đau bụng… tốt nhất là đừng nên ăn hay uống gì.
Thức ăn hay đồ uống đi vào dạ dày lúc này chỉ tạo điều kiện cho tốc độ lan truyền theo đường máu của các phân tử độc nhanh hơn mà thôi. Dù bị ngộ độc nhẹ hay nặng, bước sơ cứu đầu tiên vẫn là cố gắng nôn hết thức ăn trong dạ dày ra.
4. Uống thuốc kháng sinh làm cơ thể mệt mỏi
Sai. Thuốc kháng sinh không phải là nguyên nhân gây ra mệt mỏi. Tuy nhiên, đôi khi thuốc cũng kèm theo một số tác dụng phụ như: dị ứng, tiêu chảy hay buồn nôn…
5. Nhổ 1 sợi tóc bạc làm mọc lại 10 sợi tóc bạc khác
Quan niệm này hoàn toàn sai lầm. Nguyên nhân gây ra bạc tóc là do sắc tố melanin ở chân tóc giảm, tóc dần mất đi màu sắc vốn có và chuyển thành màu trắng. Và tất nhiên, việc nhổ tóc bạc chẳng có mối liên quan nào tới hiện tượng đã nêu trên cả.
6. Dùng điện thoại trong bệnh viện gây nguy hiểm
Sai. Trong bệnh viện, hiện tượng giao thoa sóng điện thoại từ nhiều người sử dụng có xảy ra nhưng nó chỉ giới hạn trong khoảng cách vài centimét. Điều này không gây hại gì cho người bệnh cả.
7. Trẻ con quấy khi bị đi ngoài có thể cho uống nước ngọt có ga
Sai. Nhiều vị phụ huynh có con bị đi ngoài, do trẻ quấy khóc nhiều nên đã chiều theo đòi hỏi của con mà không biết rằng những đồ uống chẳng có tí khoáng chất hay vitamin này chỉ làm bệnh thêm trầm trọng thêm mà thôi. Thực tế, khi đi ngoài, cơ thể mất rất nhiều nước. Cách tốt nhất là uống nhiều nước có chứa các chất điện phân.
8. Đọc sách trong ánh sáng chập choạng làm hỏng mắt
Sai. Việc thiếu ánh sáng không làm tổn thương võng mạc mắt. Nó chỉ khiến các cơ mắt phải làm việc tập trung và nhanh bị mệt mỏi hơn mà thôi. Ngoài ra, khi mắt phải căng ra quá lâu có thể dẫn đến chứng đau nửa đầu, thậm chí là nôn nửa.