rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Tham khảo
How to Get People to Do Stuff
The 7 Basic Drivers of Motivation
Published on March 14, 2013 by Susan Weinschenk, Ph.D. in Brain Wise
Bạn đối xử tốt với mọi người? Bạn có biết cách làm thế nào để khiến người khác làm điều bạn muốn? Bạn có đang sử dụng những kĩ thuật mà bạn lấy từ người khác hoặc đã từng thử nghiệm? Nếu vậy, tôi cá là đôi lúc những chiến lược của bạn có hiệu quả và những lúc khác thì không.
Nhưng điều gì xảy ra nếu bạn hiểu khoa học đằng sau những gì thúc đẩy con người hành động? Nếu bạn hiểu khoa học và biết làm thế nào áp dụng nó vào 1 người nào đó hoặc 1 nhóm người cụ thể trong 1 tình huống cụ thể, bạn có thể làm người khác làm những việc bạn muốn họ làm.
Có 7 xu hướng cơ bản của động cơ con người.
Nhu cầu thuộc về
Bạn đã từng cảm thấy bị bỏ rơi chưa? Không phải là 1 phần của 1 nhóm bạn muốn thuộc về? Nó có thể làm bạn cảm thấy buồn, đau khổ hoặc tức giận, hoặc tất cả những điều đó. Chúng ta là những động vật xã hội, và khao khát kết nối với người khác là 1 xu hướng bẩm sinh, mạnh mẽ. Chúng ta không muốn sống 1 mình và chúng ta sẽ nỗ lực để được xã hội chấp nhận. Chúng ta cần cảm thấy chúng ta có 1 nơi trong thế giới mà chúng ta thuộc về.
Bạn có thể sử dụng nhu cầu thuộc về, khao khát kết nối để khiến người khác làm những việc bạn muốn.
Ví dụ:
Nếu bạn dùng những danh từ khi đưa ra 1 yêu cầu, hơn là những động từ - ví dụ: “Là 1 nhà từ thiện” đối lập với “Quyên góp ngay bây giờ” – đem lại kết quả là mọi người sẽ hành động nhiều hơn. Đó là vì những danh từ gây ra bản sắc tâm lý nhóm.
Mọi người có nhiều khả năng đồng ý làm theo 1 yêu cầu nếu họ tin bạn.
Cách tốt nhất để làm người khác tin bạn là đầu tiên cho họ thấy bạn tin họ.
Những thói quen
Bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng phần lớn những việc chúng ta làm trong 1 ngày bình thường là do thói quen mà thậm chí không suy nghĩ về nó. Chúng ta thậm chí không nhớ được những thói quen đó đã hình thành như thế
Chúng ta từng nghe rất nhiều về hình thành 1 thói quen mới tốn hàng tháng trời. Làm thế nào mà chúng ta có thể tạo ra hàng trăm thói quen 1 cách dễ dàng mà thậm chí không nhận ra nó? Hóa ra, thực sự rất dễ để tạo ra 1 thói quen mới hoặc thậm chí thay đổi 1 thói quen đang có, nếu bạn hiểu được khao khát đằng sau việc hình thành thói quen. Bạn có thể sử dụng khoa học của những thói quen để giúp người khác tạo ra hoặc thay đổi những thói quen, do đó bạn có thể khiến họ làm những việc bạn muốn họ làm. Sau đây là 1 chút thông tin về khoa học của những thói quen:
Cách dễ nhất để tạo ra 1 thói quen mới là gắn kết nó với 1 thói quen đang có.
Nếu bạn sử dụng sự gắn kết thì bạn có thể làm người khác tạo ra 1 thói quen mới chưa đến 1 tuần.
1 phần quan trọng của việc làm 1 ai đó tạo ra 1 thói quen mới là chia mọi việc thành những bước nhỏ.
Sức mạnh của những câu chuyện
Bạn là kiểu người gì? Bạn có phải là người giúp đỡ người khác? Bạn là người chạy theo những xu hướng thời trang mới nhất? Bạn là con người của gia đình, dành thời gian và năng lượng để nuôi dưỡng những mối quan hệ gia đình?
Tất cả chúng ta đều có những câu chuyện tự kể. Chúng ta kể với bản thân và người khác, những câu chuyện về chúng ta là ai và lý do tại sao chúng ta làm những việc chúng ta làm. 1 số câu chuyện tự kể của chúng ta được ý thức, nhưng những câu chuyện khác phần lớn là vô thức.
Nếu bạn hiểu những câu chuyện tự kể đó thì khi đó bạn có thể truyền thông theo 1 cách phù hợp với những câu chuyện tự kể đó và làm người khác làm những việc bạn muốn họ làm. Ví dụ:
Nếu bạn có thể làm người khác tiến hành 1 hành động nhỏ mà nó xung đột với 1 trong những câu chuyện tự kể của họ thì 1 bước nhỏ đó cuối cùng có thể dẫn đến sự thay đổi hành vi lớn.
Bạn có thể thúc đẩy 1 ai đó thay đổi câu chuyện của họ bằng cách nhờ người khác chia sẻ những câu chuyện của họ. Nếu 1 ai đó nghe được câu chuyện phù hợp, bạn có thể làm người khác thay đổi những câu chuyện tự kể của họ trong 30 phút và 1 người có thể thay đổi hành vi của họ suốt đời.
Viết ra 1 điều gì đó (bằng chữ viết tay, không đánh máy) kích hoạt những phần trong não và có nhiều khả năng người đó sẽ cam kết với những điều họ đã viết.
Cây gậy và củ cà rốt
Bạn đã từng vào 1 casino chưa? Hãy nghĩ về điều này: Bạn dành rất nhiều thời gian và năng lượng cố gắng làm người khác làm những việc bạn muốn họ làm; bạn có thể đưa ra những phần thưởng hoặc trả tiền để họ làm việc. Và 1 casino làm cho người khác trả tiền cho họ!
Casino hiểu về khoa học của phần thưởng và sự củng cố. Sau đây là 1 vài điều mà khoa học phần thưởng và củng cố nói với chúng ta về cách làm người khác làm việc chúng ta muốn:
Nếu bạn muốn có hành vi nhất quán, đừng thưởng cho con người mỗi lần họ làm 1 việc gì đó, chỉ thưởng 1 số lần.
Con người bị thúc đẩy nhiều hơn để đạt được 1 mục tiêu khi họ càng đến gần nó.
Ví dụ bạn có 1 quán cafe và cho khách hàng 1 tem với mỗi ly cafe họ mua. Khi có đủ 10 tem họ sẽ nhận được 1 ly cafe miễn phí. Bạn có biết rằng ngay khi họ nhận được ly cafe miễn phí, hành vi mua và uống cafe của họ sẽ chậm lại 1 thời gian?
Khi bạn trừng phạt 1 ai đó, nó chỉ có hiệu quả trong 1 thời gian. Thưởng hiệu quả hơn nhiều so với phạt.
Những bản năng
Hãy tưởng tượng là bạn đang lái xe trên đường và có 1 vụ tai nạn phía trước. Bạn nói với bản thân không được đi chậm lại và xem, nhưng bạn cảm thấy không thể kháng cự được thôi thúc và làm chính xác điều bạn không muốn làm.
Bị thu hút bởi nguy hiểm là 1 trong những bản năng cơ bản của chúng ta. Những bản năng thì mạnh mẽ và phần lớn là vô thức. Chúng tác động đến hành vi của chúng ta. Đôi lúc, bạn có thể khiến người khác làm việc bạn muốn bằng cách chạm vào những bản năng đó. Ví dụ:
Con người bị thúc đẩy nhiều hơn bởi nỗi sợ mất mát hơn là khả năng đạt được 1 điều gì đó.
Khi con người buồn hoặc sợ hãi, những điều họ sẽ muốn là sự quen thuộc. Nếu họ hạnh phúc và thoải mái họ sẽ khao khát 1 điều gì đó mới lạ.
Khao khát làm chủ
Khao khát làm chủ thậm chí còn mạnh mẽ hơn được tặng 1 phần thưởng bên ngoài. Con người bị thúc đẩy học hỏi và làm chủ những kĩ năng và kiến thức.
Những tình huống nào đó thúc đẩy khao khát làm chủ, và những tình huống khác làm suy giảm khao khát làm chủ. Bạn có thể sử dụng những điều chúng ta biết từ nghiên cứu về sự làm chủ để thiết lập những điều kiện sẽ thúc đẩy và kích thích khao khát làm chủ và bằng cách làm như vậy, khiến người khác làm việc bạn muốn. Ví dụ:
Trao cho người khác sự tự chủ ở những việc họ đang làm sẽ kích thích họ làm chủ 1 kỹ năng và sẽ thúc đẩy họ làm việc chăm chỉ hơn.
Nếu con người cảm thấy 1 việc gì đó là khó, họ sẽ bị thúc đẩy nhiều hơn để làm việc đó.
Đừng kết hợp lời khen với sự phản hồi nếu bạn muốn kích thích khao khát làm chủ. Chỉ đưa ra phản hồi có tính khách quan.
Những mẹo của tâm trí
Bạn có lẽ từng nhìn thấy những ảo giác – nơi mà bộ não và đôi mắt của bạn nghĩ rằng chúng đang nhìn thấy 1 điều gì đó khác hơn so với chúng thực sự là. Điều bạn có thể không nhận ra là cũng có những ảo tưởng nhận thức. Có nhiều thành kiến trong cách chúng ta suy nghĩ. Bộ não của chúng ta thích nhảy đến những kết luận nhanh chóng. Điều này hữu ích trong việc phản ứng nhanh với môi trường của chúng ta, nhưng đôi khi những kết luận và quyết định nhanh đó dẫn đến những ảo tưởng nhận thức. Bạn có thể dùng những mẹo của tâm trí đó để làm người khác làm việc bạn muốn. Ví dụ:
Nếu bạn đề cập đến tiền bạc thì khi đó mọi người trở nên độc lập hơn và ít sẵn lòng giúp đỡ người khác.
Con người có nhiều khả năng làm việc gì đó nếu bạn có thể đặt chúng thành 1 câu hỏi (Tôi sẽ tập thể dục mỗi tuần chứ?) hơn là nói 1 câu tuyên bố (Tôi sẽ tập thể dục mỗi tuần.)
Nguồn: PsychologyToday
How to Get People to Do Stuff
The 7 Basic Drivers of Motivation
Published on March 14, 2013 by Susan Weinschenk, Ph.D. in Brain Wise
Bạn đối xử tốt với mọi người? Bạn có biết cách làm thế nào để khiến người khác làm điều bạn muốn? Bạn có đang sử dụng những kĩ thuật mà bạn lấy từ người khác hoặc đã từng thử nghiệm? Nếu vậy, tôi cá là đôi lúc những chiến lược của bạn có hiệu quả và những lúc khác thì không.
Nhưng điều gì xảy ra nếu bạn hiểu khoa học đằng sau những gì thúc đẩy con người hành động? Nếu bạn hiểu khoa học và biết làm thế nào áp dụng nó vào 1 người nào đó hoặc 1 nhóm người cụ thể trong 1 tình huống cụ thể, bạn có thể làm người khác làm những việc bạn muốn họ làm.
Có 7 xu hướng cơ bản của động cơ con người.
Nhu cầu thuộc về
Bạn đã từng cảm thấy bị bỏ rơi chưa? Không phải là 1 phần của 1 nhóm bạn muốn thuộc về? Nó có thể làm bạn cảm thấy buồn, đau khổ hoặc tức giận, hoặc tất cả những điều đó. Chúng ta là những động vật xã hội, và khao khát kết nối với người khác là 1 xu hướng bẩm sinh, mạnh mẽ. Chúng ta không muốn sống 1 mình và chúng ta sẽ nỗ lực để được xã hội chấp nhận. Chúng ta cần cảm thấy chúng ta có 1 nơi trong thế giới mà chúng ta thuộc về.
Bạn có thể sử dụng nhu cầu thuộc về, khao khát kết nối để khiến người khác làm những việc bạn muốn.
Ví dụ:
Nếu bạn dùng những danh từ khi đưa ra 1 yêu cầu, hơn là những động từ - ví dụ: “Là 1 nhà từ thiện” đối lập với “Quyên góp ngay bây giờ” – đem lại kết quả là mọi người sẽ hành động nhiều hơn. Đó là vì những danh từ gây ra bản sắc tâm lý nhóm.
Mọi người có nhiều khả năng đồng ý làm theo 1 yêu cầu nếu họ tin bạn.
Cách tốt nhất để làm người khác tin bạn là đầu tiên cho họ thấy bạn tin họ.
Những thói quen
Bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng phần lớn những việc chúng ta làm trong 1 ngày bình thường là do thói quen mà thậm chí không suy nghĩ về nó. Chúng ta thậm chí không nhớ được những thói quen đó đã hình thành như thế
Chúng ta từng nghe rất nhiều về hình thành 1 thói quen mới tốn hàng tháng trời. Làm thế nào mà chúng ta có thể tạo ra hàng trăm thói quen 1 cách dễ dàng mà thậm chí không nhận ra nó? Hóa ra, thực sự rất dễ để tạo ra 1 thói quen mới hoặc thậm chí thay đổi 1 thói quen đang có, nếu bạn hiểu được khao khát đằng sau việc hình thành thói quen. Bạn có thể sử dụng khoa học của những thói quen để giúp người khác tạo ra hoặc thay đổi những thói quen, do đó bạn có thể khiến họ làm những việc bạn muốn họ làm. Sau đây là 1 chút thông tin về khoa học của những thói quen:
Cách dễ nhất để tạo ra 1 thói quen mới là gắn kết nó với 1 thói quen đang có.
Nếu bạn sử dụng sự gắn kết thì bạn có thể làm người khác tạo ra 1 thói quen mới chưa đến 1 tuần.
1 phần quan trọng của việc làm 1 ai đó tạo ra 1 thói quen mới là chia mọi việc thành những bước nhỏ.
Sức mạnh của những câu chuyện
Bạn là kiểu người gì? Bạn có phải là người giúp đỡ người khác? Bạn là người chạy theo những xu hướng thời trang mới nhất? Bạn là con người của gia đình, dành thời gian và năng lượng để nuôi dưỡng những mối quan hệ gia đình?
Tất cả chúng ta đều có những câu chuyện tự kể. Chúng ta kể với bản thân và người khác, những câu chuyện về chúng ta là ai và lý do tại sao chúng ta làm những việc chúng ta làm. 1 số câu chuyện tự kể của chúng ta được ý thức, nhưng những câu chuyện khác phần lớn là vô thức.
Nếu bạn hiểu những câu chuyện tự kể đó thì khi đó bạn có thể truyền thông theo 1 cách phù hợp với những câu chuyện tự kể đó và làm người khác làm những việc bạn muốn họ làm. Ví dụ:
Nếu bạn có thể làm người khác tiến hành 1 hành động nhỏ mà nó xung đột với 1 trong những câu chuyện tự kể của họ thì 1 bước nhỏ đó cuối cùng có thể dẫn đến sự thay đổi hành vi lớn.
Bạn có thể thúc đẩy 1 ai đó thay đổi câu chuyện của họ bằng cách nhờ người khác chia sẻ những câu chuyện của họ. Nếu 1 ai đó nghe được câu chuyện phù hợp, bạn có thể làm người khác thay đổi những câu chuyện tự kể của họ trong 30 phút và 1 người có thể thay đổi hành vi của họ suốt đời.
Viết ra 1 điều gì đó (bằng chữ viết tay, không đánh máy) kích hoạt những phần trong não và có nhiều khả năng người đó sẽ cam kết với những điều họ đã viết.
Cây gậy và củ cà rốt
Bạn đã từng vào 1 casino chưa? Hãy nghĩ về điều này: Bạn dành rất nhiều thời gian và năng lượng cố gắng làm người khác làm những việc bạn muốn họ làm; bạn có thể đưa ra những phần thưởng hoặc trả tiền để họ làm việc. Và 1 casino làm cho người khác trả tiền cho họ!
Casino hiểu về khoa học của phần thưởng và sự củng cố. Sau đây là 1 vài điều mà khoa học phần thưởng và củng cố nói với chúng ta về cách làm người khác làm việc chúng ta muốn:
Nếu bạn muốn có hành vi nhất quán, đừng thưởng cho con người mỗi lần họ làm 1 việc gì đó, chỉ thưởng 1 số lần.
Con người bị thúc đẩy nhiều hơn để đạt được 1 mục tiêu khi họ càng đến gần nó.
Ví dụ bạn có 1 quán cafe và cho khách hàng 1 tem với mỗi ly cafe họ mua. Khi có đủ 10 tem họ sẽ nhận được 1 ly cafe miễn phí. Bạn có biết rằng ngay khi họ nhận được ly cafe miễn phí, hành vi mua và uống cafe của họ sẽ chậm lại 1 thời gian?
Khi bạn trừng phạt 1 ai đó, nó chỉ có hiệu quả trong 1 thời gian. Thưởng hiệu quả hơn nhiều so với phạt.
Những bản năng
Hãy tưởng tượng là bạn đang lái xe trên đường và có 1 vụ tai nạn phía trước. Bạn nói với bản thân không được đi chậm lại và xem, nhưng bạn cảm thấy không thể kháng cự được thôi thúc và làm chính xác điều bạn không muốn làm.
Bị thu hút bởi nguy hiểm là 1 trong những bản năng cơ bản của chúng ta. Những bản năng thì mạnh mẽ và phần lớn là vô thức. Chúng tác động đến hành vi của chúng ta. Đôi lúc, bạn có thể khiến người khác làm việc bạn muốn bằng cách chạm vào những bản năng đó. Ví dụ:
Con người bị thúc đẩy nhiều hơn bởi nỗi sợ mất mát hơn là khả năng đạt được 1 điều gì đó.
Khi con người buồn hoặc sợ hãi, những điều họ sẽ muốn là sự quen thuộc. Nếu họ hạnh phúc và thoải mái họ sẽ khao khát 1 điều gì đó mới lạ.
Khao khát làm chủ
Khao khát làm chủ thậm chí còn mạnh mẽ hơn được tặng 1 phần thưởng bên ngoài. Con người bị thúc đẩy học hỏi và làm chủ những kĩ năng và kiến thức.
Những tình huống nào đó thúc đẩy khao khát làm chủ, và những tình huống khác làm suy giảm khao khát làm chủ. Bạn có thể sử dụng những điều chúng ta biết từ nghiên cứu về sự làm chủ để thiết lập những điều kiện sẽ thúc đẩy và kích thích khao khát làm chủ và bằng cách làm như vậy, khiến người khác làm việc bạn muốn. Ví dụ:
Trao cho người khác sự tự chủ ở những việc họ đang làm sẽ kích thích họ làm chủ 1 kỹ năng và sẽ thúc đẩy họ làm việc chăm chỉ hơn.
Nếu con người cảm thấy 1 việc gì đó là khó, họ sẽ bị thúc đẩy nhiều hơn để làm việc đó.
Đừng kết hợp lời khen với sự phản hồi nếu bạn muốn kích thích khao khát làm chủ. Chỉ đưa ra phản hồi có tính khách quan.
Những mẹo của tâm trí
Bạn có lẽ từng nhìn thấy những ảo giác – nơi mà bộ não và đôi mắt của bạn nghĩ rằng chúng đang nhìn thấy 1 điều gì đó khác hơn so với chúng thực sự là. Điều bạn có thể không nhận ra là cũng có những ảo tưởng nhận thức. Có nhiều thành kiến trong cách chúng ta suy nghĩ. Bộ não của chúng ta thích nhảy đến những kết luận nhanh chóng. Điều này hữu ích trong việc phản ứng nhanh với môi trường của chúng ta, nhưng đôi khi những kết luận và quyết định nhanh đó dẫn đến những ảo tưởng nhận thức. Bạn có thể dùng những mẹo của tâm trí đó để làm người khác làm việc bạn muốn. Ví dụ:
Nếu bạn đề cập đến tiền bạc thì khi đó mọi người trở nên độc lập hơn và ít sẵn lòng giúp đỡ người khác.
Con người có nhiều khả năng làm việc gì đó nếu bạn có thể đặt chúng thành 1 câu hỏi (Tôi sẽ tập thể dục mỗi tuần chứ?) hơn là nói 1 câu tuyên bố (Tôi sẽ tập thể dục mỗi tuần.)
Nguồn: PsychologyToday