7 quy tắc của tư duy mầu nhiệm

rubi_mos2002

New member
Xu
0

Tham khảo sách "The 7 Laws of Magical Thinking: How irrational beliefs keep us happy,healthy and sane" của Matthew Hutson


Nhà tâm lý Matthew Hutson trong cuốn sách của mình, "The 7 Laws of Magical Thinking,” chứng minh có hệ thống về 7 quy tắc của tư duy mầu nhiệm.

1. Các đồ vật chứa đựng tinh thần vật chất.

Theo quy tắc đầu tiên này, chúng ta gán những tính chất đặc biệt cho những vật thể thuộc về (hoặc đã từng thuộc về) ai đó mà chúng ta yêu thương, người nổi tiếng hoặc có 1 phẩm chất đặc biệt nào đó mà chúng ta ngưỡng mộ.

Có lẽ bạn đã từng có 1 quả bóng rổ có ký tên của 1 cầu thủ bạn yêu thích hoặc 1 cây bút mà 1 ngôi sao nhạc rock dùng để ký tên lên tấm vé ca nhạc của bạn. Sự vĩ đại đã ảnh hưởng lên vật kỷ niệm này mang lại cho bạn 1 cảm giác kết nối với người hùng của bạn và làm bạn thấy đặc biệt hơn. Có thể đó không phải là 1 người nổi tiếng mà là ai đó gần gũi với bạn đã qua đời. Sau cái chết của 1 người thân yêu, mọi người thường thấy rất khó để thoát khỏi những vật sở hữu của người quá cố, họ giữ lại 1 cuốn sách đặc biệt, ngăn kéo tủ quần áo hoặc vật lưu niệm. Thực tế của vấn đề là, những đồ vật chỉ là những đồ vật, mặc cho sự liên quan của chúng với người đặc biệt nào đó trong cuộc sống của chúng ta, thì chúng không có khả năng truyền sức mạnh của người đó sang chúng ta.

2. Những biểu tượng có sức mạnh.

Con người có 1 xu hướng đáng chú ý là họ không chỉ gán ý nghĩa cho những đồ vật mà còn cho những thực thể trừu tượng. Chúng ta gán những biểu tượng đó với khả năng ảnh hưởng đến những sự kiện thực tế trong cuộc sống chúng ta. Quy tắc này được biết đến như là 'quy tắc của sự tương tự', chúng ta đánh đồng 1 biểu tượng với điều mà nó thay thế cho. Trong 1 thực nghiệm kiểm tra quan điểm này, mọi người từ chối ném phi tiêu vào bức hình khuôn mặt mẹ của họ nhưng lại có thể ném phi tiêu vào hình của Hitler. Họ đã lẫn lộn giữa bức hình mẹ họ với mẹ của họ. Quy tắc của sự tương tự cũng được thể hiện như là 'sự giống nhau đem lại sự giống nhau'. Nhà xã hội học James Henslin thông báo rằng những người đánh bạc thường ném mạnh con xúc xắc khi họ muốn tạo ra con số lớn.

Chúng ta cũng có thể gán những phẩm chất của 1 vật thể hoặc 1 người nào đó theo tên gọi. Ví dụ, Hutson chỉ ra sự phổ biến của cái tên 'Britney' đạt đỉnh điểm sau khi cô ấy phát hành album đầu tiên. Chúng ta cũng không muốn nói ra những cái tên mà chúng ta nghĩ rằng chúng sẽ gây nguy hại cho mình, như 'Voldemort' trong truyện Harry Potter.

3. Những hành động có những hậu quả xa.

Trên con đường tìm kiếm sự kiểm soát những kết quả của những sự kiện trong cuộc sống dường như không thể dự đoán của chúng ta, chúng ta tự tạo cho mình những nghi lễ hoặc những ý nghĩ mê tín.

Hutson trích dẫn những ví dụ lý thú từ truyền thuyết của những ngư dân (có công việc nguy hiểm nhất nước Mĩ). Sự nguy hiểm cao đã khiến họ phát triển những kiểu nghi thức mê tín phức tạp. Họ không cho phép bất kỳ ai được nói về những con ngựa, mang theo vali trên tàu hoặc rời khỏi thi trấn vào ngày thứ Sáu. Họ cảm thấy chắc chắn rằng nếu vi phạm bất kỳ quy tắc nào sẽ gây ra thương tích nghiêm trọng.

Những ví dụ cực đoan trên chỉ là những trường hợp của xu hướng chung mà chất cả chúng ta hình thành 'những mối tương quan ảo tưởng', chúng ta giả định rằng khi 2 sự kiện cùng xuất hiện, chúng bằng cách này hay cách khác có liên quan một cách logic với nhau.

Bạn đội 1 cái mũ nào đó đến cổ vũ đội bóng yêu thích của bạn, và họ thắng. Bây giờ, bạn phải đội lại cái mũ đó ở những trận đấu trong tương lai. Nếu không thì đội bóng sẽ thua, và đó là lỗi của bạn. Tin rằng bạn có thể đem lại xui xẻo cho bản thân bằng cách suy nghĩ về những điều sai trái là 1 ví dụ khác của kiểu suy nghĩ mê tín này.

Chúng ta có thể có những suy nghĩ mê tín khi điều gì đó xấu có khả năng xuất hiện cao. Hutson gọi đây là 'sự kiểm soát lỗi'; những lúc bị căng thẳng, chúng ta muốn làm mọi điều mình có thể để tránh bị thiệt hại. Bạn càng lo lắng về điều gì đó xấu sẽ xảy đến với bạn, bạn càng có khả năng làm cho nó xảy ra. 1 số nghiên cứu cho thấy, tin tưởng 1 đồ vật hoặc ý nghĩ là may mắn có thể thực sự giúp bạn thành công hơn. Ví dụ, những người tham gia được nói là họ đang có 1 quả bóng golf may mắn đã đánh được nhiều bóng hơn những người không nhận được thông tin sai này. Có khả năng niềm tin vào sự may mắn làm mọi người thực hiện nhiệm vụ tốt hơn vì lòng tự tin của họ được thúc đẩy.

4. Sự hiểu biết của tâm trí không có giới hạn.

Bạn vẫn tin rằng mình là 1 người có lý trí? Hãy thử xem niềm tin tiếp theo này. Chúng ta thường bị gây ấn tượng bởi sự trùng khớp ngẫu nhiên rõ ràng xuất hiện khi 1 người mà chúng ta đang nghĩ về đột nhiên liên lạc với chúng ta. Chúng ta tin là sự kiện đó 'chứng tỏ' rằng chúng ta là 'bà đồng/ông đồng'. Điều này càng xuất hiện thường xuyên, chúng ta càng có khả năng tin vào những sức mạnh đặc biệt của tâm trí mình. 1 lý do chúng ta bị rơi vào cái bẫy tinh thần này là do ảo tưởng về mối tương quan (the illusory correlation), lý do thứ hai, chúng ta là những nhà thống kê tồi. Chúng ta tính những lần ngẫu nhiên và bỏ quên những lần thất bại. Đã bao nhiêu lần tim bạn nhói đau trông chờ 1 cuộc gọi hoặc thư email từ người yêu cũ nhưng chỉ được đáp lại bằng sự im lặng và hộp thư trống rỗng? Nếu bạn có thể trung thực ghi lại mỗi lần tâm trí của bạn thực sự làm cho sự kiện mong đợi xảy đến so với những lần thất bại, bạn sẽ không nghi ngờ 1 tỷ lệ thấp của những điều ngẫu nhiên.

1 biểu hiện khác của quy tắc này là xu hướng của chúng ta tin rằng nếu chúng ta suy nghĩ những điều tích cực về 1 người đang gặp phải rắc rối, thì những ý nghĩ của chúng ta có thể thực sự giúp đỡ được người đó, ngay cả nếu người đó cách xa chúng ta hàng vạn dặm.

5. Linh hồn

Ngay cả nếu bạn không theo thuyết nhị nguyên Descartes (quan điểm thân và tâm là hai thực thể riêng biệt), bạn có thể thấy thú vị với quan điểm rằng ngay cả đứa trẻ 3 tuổi cũng nhận ra bạn không thể ăn 1 cái bánh tưởng tượng. Chúng cũng biết rằng bạn chỉ có thể nghĩ đến, chứ không nhìn thấy được, 1 con chó biết bay hoặc 1 bông hoa biết nói. Vậy thì tại sao người lớn lại bướng bỉnh lưu giữ niềm tin cho rằng tâm trí có thể tiếp tục hoạt động ngay cả sau khi bộ não đã chết? Câu trả lời, một phần đến từ nỗi sợ mà chúng ta cảm nhận về cái chết, được thể hiện trong cuốn sách 'The Denial of Death'. Theo Becker, đó là nỗi khao khát tránh suy nghĩ về cái chết của bản thân đã khiến chúng ta sáng chế ra và lưu giữ niềm tin vào cuộc sống sau khi chết. Lý thuyết kiểm soát nỗi sợ hãi (Terror Management Theory) được thực hiện trong nhiều thập kỷ qua cho thấy, nâng cao nhận thức của mọi người về cái chết khiến họ giữ lại những phòng vệ cá nhân nhằm chống lại những cảm xúc lo sợ. Ngay cả cảm giác đồng nhất hoá với nhãn hiệu sản phẩm yêu thích của bạn cũng có thể là 1 cách bảo vệ bản thân khỏi việc đương đầu với cái chết của bạn.

6. Thế giới sinh động

Hutson cho thấy, những người lớn chia sẻ với trẻ em về niềm tin thuyết vật linh (một quan niệm triết học, tôn giáo hay tinh thần cho rằng linh hồn hay sự linh thiêng có trong mọi vật (người, động vật, thực vật, đá, sông, núi v.v), trong mọi hiện tượng tự nhiên (sấm, chớp, mây, mưa) hay các thực thể khác trong môi trường tự nhiên).
Chúng ta gắn những phẩm chất người cho mọi vật, từ những con vật nuôi đến cái iPhone của chúng ta.

Chúng ta đọc được tất cả các kiểu cảm xúc của con người như vui, thất vọng và tội lỗi ở khuôn mặt những con vật nuôi của chúng ta. Nếu món đồ chơi công nghệ của chúng trục trặc, chúng ta hét vào nó và giả định rằng nó có động cơ trả thù.

Lần tới khi bạn nhìn thấy 'ông trăng', bạn hãy hỏi mình tại sao lại có nhu cầu giả định rằng 1 vật thể trong không gian có những phẩm chất con người.

7. Mọi việc xảy ra đều có 1 lý do

Hình thức quỷ quyệt nhất của suy nghĩ mầu nhiệm đó là xu hướng của chúng ta tin rằng có 1 mục đích hoặc 1 số phận nào đó dẫn dắt những chuyện xảy đến với chúng ta. Ví dụ, ý nghĩ đó có thể xuất hiện trong đầu bạn khi bạn trễ xe buýt để đi phỏng vấn xin việc, bạn không xin được việc, nhưng bạn gặp 1 người trên xe buýt và họ bây giờ trở thành bạn đời của bạn, và bạn đến sống ở 1 ngôi nhà mới, và sau đó có 2 đứa trẻ mà chúng có thể không bao giờ xuất hiện nếu bạn không trễ xe buýt.

Như Hutson đã chỉ ra, 'Những sự trùng khớp ngẫu nhiên...là dưỡng chất của tư duy mầu nhiệm' (p. 207).

Chúng ta tin vào số phận, vào may mắn và sự tình cờ. Ngay cả những người nghiên cứu về tư duy mầu nhiệm cũng có xu hướng tin vào những sự kiện mà chúng ta không kiểm soát được theo cách tiền định. Bạn gần như không thể đọc được những khuôn mẫu trong những sự kiện có tính ngẫu nhiên trong cuộc sống của mình. Làm được điều đó sẽ mang lại cho chúng ta cảm giác kiểm soát được, ngay cả nếu cảm giác kiểm soát đó chỉ là sự ảo tưởng.

Hutson tin rằng, bất kể bạn là người lý trí như thế nào thì cũng có ít nhất 1 (nếu không thì nhiều hơn 1) cách mà bạn sử dụng tư duy mầu nhiệm trong đời sống hằng ngày.


 
=[B nói:
rubi_mos2002;133513[/B]]7. Mọi việc xảy ra đều có 1 lý do

Hình thức quỷ quyệt nhất của suy nghĩ mầu nhiệm đó là xu hướng của chúng ta tin rằng có 1 mục đích hoặc 1 số phận nào đó dẫn dắt những chuyện xảy đến với chúng ta. Ví dụ, ý nghĩ đó có thể xuất hiện trong đầu bạn khi bạn trễ xe buýt để đi phỏng vấn xin việc, bạn không xin được việc, nhưng bạn gặp 1 người trên xe buýt và họ bây giờ trở thành bạn đời của bạn, và bạn đến sống ở 1 ngôi nhà mới, và sau đó có 2 đứa trẻ mà chúng có thể không bao giờ xuất hiện nếu bạn không trễ xe buýt.

Như Hutson đã chỉ ra, 'Những sự trùng khớp ngẫu nhiên...là dưỡng chất của tư duy mầu nhiệm' (p. 207).

Chúng ta tin vào số phận, vào may mắn và sự tình cờ. Ngay cả những người nghiên cứu về tư duy mầu nhiệm cũng có xu hướng tin vào những sự kiện mà chúng ta không kiểm soát được theo cách tiền định. Bạn gần như không thể đọc được những khuôn mẫu trong những sự kiện có tính ngẫu nhiên trong cuộc sống của mình. Làm được điều đó sẽ mang lại cho chúng ta cảm giác kiểm soát được, ngay cả nếu cảm giác kiểm soát đó chỉ là sự ảo tưởng.

Hutson tin rằng, bất kể bạn là người lý trí như thế nào thì cũng có ít nhất 1 (nếu không thì nhiều hơn 1) cách mà bạn sử dụng tư duy mầu nhiệm trong đời sống hằng ngày.

bài viết ý nghĩ lắm, mình mở ra khối thứ , thank dịch giả nhé
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top