rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Nghe quen thuộc?
Đã bao giờ bạn muốn từ bỏ một bài báo mà bạn đang viết? Hay bỏ học luôn? Bạn đã bao giờ có một dự án rất hào hứng lúc đầu rồi trở nên chán nản khi những rối rắm không lường trước xuất hiện? Bạn đã bao giờ phải ngồi suốt buổi diễn kịch hay chiếu phim của trường mà bạn đã không còn hứng thú ngay từ cảnh đầu tiên? Bạn đã bao giờ phải chờ đợi quá lâu để xếp hàng, hay để khởi động máy tính, hay cảm thấy quá lâu mà Giáng sinh chưa đến?
Ai mà lại không có lúc trong tình cảnh như vậy, phải không? Chúng ta đều từng thiếu kiên nhẫn ở một thời điểm nào đó.
Và chúng ta đều đưa ra những quyết định vội vàng trước sự thiếu kiên nhẫn của chúng ta. Chúng ta bỏ một hàng mà chúng ta đang xếp để rồi chỉ phải xếp vào một hàng còn dài hơn. Chúng ta lấy pizza ra khỏi lò sớm hơn 2 phút bởi vì chúng ta không thể chờ. Hay chúng ta làm tồi tệ đi một mối quan hệ tốt đẹp bởi vì chúng ta không chắc rằng chuyện sẽ tới đâu, và chúng ta không thể chịu đựng sự không chắc chắn.
Chúng ta nhiều khi cũng trở nên kiên nhẫn quá mức, và bị kẹt trong những dự án, công việc, hay những mối quan hệ sau khi chúng ta thấy có chút lý do để kiên nhẫn.
Cái nào khiến chúng ta phải trả giá nhiều hơn trong cuộc sống? Lòng kiên nhẫn? Hay sư thiếu kiên nhẫn? Những người khác nhau sẽ có những câu trả lời khác nhau. Lý tưởng mà nói, chúng ta sẽ có câu trả lời đúng trong từng trường hợp. Chúng ta sẽ để cho sự thiếu kiên nhẫn lấn át khi việc thay đổi là cần thiết, và chúng ta kiên nhẫn giữ nguyên tình trạng khi “nguyên trạng” là quan trọng. Thật không may, chúng ta không thể nào đúng trong mọi tình huống.
Nhưng cái cốt lõi là, nếu chúng ta hiểu hơn về sự thiếu kiên nhẫn, việc đó sẽ cho chúng ta sức mạnh nhiều hơn để có thể đúng trong nhiều trường hợp. Và vì vậy tôi sẽ trình bày sau đây 7 nguyên lý của sự thiếu kiên nhẫn.
Nguyên lý 1: Thiếu kiên nhẫn không phải là sự thiếu “lòng kiên nhẫn”.
Thật ra, thiếu kiên nhẫn là một trạng thái tinh thần/thể chất đặc biệt được kích hoạt bởi những tình huống cụ thể, và nó thúc đẩy những loại hành động đặc biệt. Người kiên nhẫn đơn giản chỉ là không bị kích thích để trở nên thiếu kiên nhẫn bởi một điều gì đó như những người khác thường bị, hay đơn giản là người đó tìm được một cách để vượt qua sự thiếu kiên nhẫn thực sự đã trỗi dậy.
Ở một thời điểm nào đó, chúng ta đã gọi tên các trạng thái này ngược lại. Sự thiếu kiên nhẫn đúng ra là trạng thái khởi nguồn, và “kiên nhẫn” nên được xem là không “không kiên nhẫn”.
Nguyên lý 2: Sự thiếu kiên nhẫn được kích hoạt khi chúng ta có một mục tiêu, và chúng ta nhận ra rằng sẽ tốn thời gian nhiều hơn chúng ta nghĩ để đạt được mục tiêu đó.
Nếu bạn ngồi trong phòng với tâm trí trống rỗng, bạn sẽ không “thiếu kiên nhẫn”. Nếu như bạn quyết định rằng bạn muốn đi ra ngoài và làm gì đó vui vẻ, bạn đã tạo ra một mục tiêu. Bạn chưa thiếu kiên nhẫn ngay, nhưng bạn đã “thiết lập” mình để như vậy bằng việc tạo ra một mục tiêu như thế. Giả sử rằng bạn gọi cho một người bạn để xem cô ta có thể đi cùng bạn không, và cô ấy không thể. Lúc này bạn có thể đã có chút thiếu kiên nhẫn. Và càng tốn nhiều thời gian để tìm được một người đi cùng bạn, bạn sẽ càng thiếu kiên nhẫn.
Khi một đứa trẻ chờ Giáng sinh, lúc đầu có thể cô bé không “thiếu kiên nhẫn”, nhưng khi cô bé bắt đầu nhận ra rằng cô không thể dừng nghĩ về Giáng sinh, cô bé trở nên thiếu kiên nhẫn. Đợi chờ Giáng sinh khiến cô hao tổn nhiều hơn cô nghĩ theo nghĩa khả năng của cô bé tập trung vào những điều khác trong thời gian chờ đợi.
Bạn bắt đầu viết một cuốn sách và bạn nghĩ bạn sẽ hoàn thành trong 6 tháng. Bạn theo đúng lịch làm việc, nhưng bạn nảy ra ý tưởng còn hay hơn cho cuốn sách tiếp theo. Bạn nhận ra rằng tiếp tục viết quyển sách hiện tại khiến bạn mất đi cơ hội để tiến hành quyển thứ 2, và bạn trở nên thiếu kiên nhẫn.
Bạn lái xe về nhà và nghĩ rằng sẽ chỉ mất khoảng 20 phút. Nhưng 2 chiếc xe phía trước xe bạn đi với vận tốc chậm hơn giới hạn cho phép 10 mph, và đi hàng đôi trên tuyến đường chỉ có 2 làn xe. Bạn nhận ra rằng bạn sẽ mất nhiều thời gian hơn để về tới nhà, và bạn trở nên thiếu kiên nhẫn.
Nhìn chung, sự thiếu kiên nhẫn xảy ra khi chúng ta có một mục tiêu, và chúng ta nhận ra chúng ta sẽ mất nhiều nguồn lực hơn chúng ta nghĩ để đạt đươc mục tiêu đó.
Nguyên lý 3: Sự thiếu kiên nhẫn sẽ thôi thúc chúng ta giảm thiểu sự hao tổn cần có để đạt được mục tiêu, hoặc là thay đổi mục tiêu.
Khi chúng ta nhận ra rằng chúng ta sẽ mất nhiều nguồn lực hơn chúng ta dự tính để đạt được mục tiêu, các bánh xe tinh thần của chúng ta sẽ bắt đàu quay. Chúng ta bắt đầu tìm kiếm những phương thức khác để giảm thiểu hao tổn (thời gian, sự đau đớn, sự phân tâm, hay cơ hội.)
Khi chúng ta bị kẹt xe, chúng ta bắt đầu tìm làn đường nào có thể thay đổi cơ hội không bị kẹt xe hay đường khác, hoặc bắt đầu tín hiệu cho những tài xế khác rằng chúng ta đang trở nên thiếu kiên nhẫn, để họ tránh đường.
Khi viết một cuốn sách mà mơ tưởng về việc viết một cuốn khác, chúng ta có thể cố tăng tốc độ viết cuốn thứ nhất, hay để cuốn thứ nhất dở dang sang một bên và bắt tay vào cuốn sách mà chúng ta nghĩ là hay hơn.
Nguyên lý 4: Sự thiếu kiên nhẫn và sự phẫn nộ là “một cặp bài trùng”
Mới đây tôi đã phải xếp hàng dài ở cửa tiệm rau quả, và hành của tôi chẳng hề nhúc nhích trong khi những hàng khác đã tiến xa. Tôi đã thiếu kiên nhẫn, nhưng không chỉ thế, tôi còn trở nên phẫn nộ. Người thanh toán ở háng của tôi không làm việc, mà nói chuyện với quản lý của cô ta và cả 2 không hề nói năng gì với chúng tôi.
Vì thế, thay vì đổi hàng, hay chờ, tôi đã làm một màn nhỏ với việc bỏ lại tất cả hàng hoá chưa thanh toán và đi sang cửa hàng khác để mua. Và có một phần thiếu chín chắn trong suy nghĩ của tôi rằng “Cho họ biết mặt.” Cuối cùng tôi mất nhiều thời gian hơn để có được buổi trưa thay vì nếu ở cửa hàng đầu tiên, và tôi đã trễ đón con gái của mình ở trường.
Chúng ta rơi vào những nguy hiểm của việc đưa ra những lựa chọn thiếu lý trí khi chúng ta gặp phải những hao tổn không lường trước, và chúng ta nghĩ cái hao tổn dư ra là do lỗi của người khác. Nếu như người thanh toán đã bảo chúng tôi rằng máy thanh toán bị hư, tôi hẳn đã đổi hàng dù có hơi mất kiên nhẫn, và có lẽ đã ra khỏi đó chỉ trễ một tí so với dự kiến.
Cả sự thiếu kiên nhẫn, lẫn sự phẫn nộ đã khiến tôi hành động như một tên hề.
Nguyên lý 5: Sự thiếu kiên nhẫn dễ xảy ra hơn khi chúng ta có nhiều lựa chọn hơn
Khi chúng ta sắp xong một dự án, và có ý tưởng cho một dự án tốt hơn, chúng ta có thể thiếu kiên nhẫn. Và, nói chung, chúng ta có càng nhiều những lựa chọn, chúng ta càng có nguy cơ trở nên thiếu kiên nhẫn.
Dự án nào cũng có những thăng trầm. Có những thời điểm ta cảm thấy như trên đỉnh của tất cả mọi việc và lạc quan, nhưng có những lúc ta không chắc là dự án sẽ thành công hay không. Nếu chúng ta không có dự án nào khác, chúng ta có thể khá kiên nhẫn và giải quyết những vấn đề khi chúng xuất hiện. Nhưng nếu chúng ta có chừng một tá các dự án chúng ta có thể làm, chúng là sẽ có khả năng cao hơn là từ bỏ dự án hiện tại khi nó trở nên khó khăn. Nếu chúng ta làm như thế mỗi khi dự án khó lên, chúng ta có thể thấy mình có một tá dự án nửa vời và không có gì để cho người khác thấy nỗ lực mà chúng ta đã bỏ ra.
Đó là lý do tại sao Cortez đốt cháy thuyền của mình khi ông ta đặt chân đến vùng đất mới. Ông muốn loại bỏ khả năng “quay về châu Âu” để khi mọi thứ trở nên khó khăn, quân lính của ông sẽ không trở nên thiếu kiên nhẫn, mà chỉ đơn giản là giải quyết những khó khăn đó và tiếp tục nhiệm vụ. Cortez có một mục tiêu tồi tệ, nhưng ông hiểu rõ giá trị của việc giới hạn các lựa chọn trong việc theo đuổi mục tiêu đó.
Nhiều lựa chọn là tốt, nhưng quá nhiều lựa chọn có thể là một điều không tốt. Alvin Tofler gọi nó là “quá tải lựa chọn” (overchoice) trong bài luận Futureshock của mình. Còn Barry Schwartz gọi đó là “nghịch lý của lựa chọn”.
Có quá nhiều lựa chọn có thể làm mọi thứ trở nên khó chọn hơn. Và nó có thể dẫn đến nhiều nuối tiếc và khả năng lớn là quay trở lại điểm xuất phát sau khi lựa chọn đã được đưa ra.
Nguyên lý 6: Sự thiếu kiên nhẫn có thể là một điều xấu
Sự thiếu kiên nhẫn có thể khiến ta trả giá đắt. Một làn đường khác được chọn do thiếu kiên nhẫn có thể dẫn đến tai nạn giao thông. Nói toạc ra những gì bạn cảm thấy mà không suy nghĩ cẩn trọng có thể mang lại những mâu thuẫn không mong đợi và kết thúc một mối quan hệ tốt đẹp. Và thay đổi liên tục các dự án mỗi khi chúng trở nên khó khăn làm cho bạn chẳng hoàn thành dự án nào.
Nguyên lý 7: Sự thiếu kiên nhẫn cũng có mặt tốt
Nhưng sự thiếu kiên nhẫn cũng có khi giúp ích cho chúng ta. Sự thiếu kiên nhẫn có mặt trong kho “cảm xúc-hành vi” của chúng ta là có nguyên nhân của nó. Khi các cư dân săn bắt-hái lượm trải qua 2 ngày săn bắt mà chẳng tìm thấy gì, trở nên thiếu kiên nhẫn là một điều tốt. Nó tốt ở chỗ các cư dân có thể xem xét một khả năng khác để có được thức ăn (hái lượm) vốn có thể là một lựa chọn tốt hơn ở một thời điểm nào đó.
Đôi khi chúng ta làm việc trong một dự án chẳng đi đến đâu. Có lẽ thị trường đã chuyển đổi và những thứ ta cung cấp không còn phù hợp, và chúng ta cần phải chấp nhân sự thật đó và bắt đầu làm một dự án khác.
Đôi khi chúng ta trong một mối quan hệ đã kết thúc, cả 2 không còn hạnh phúc và thoát khỏi mối quan hệ đó sớm hơn sẽ khiến ta bớt mệt mỏi và có thể tìm thấy hạnh phúc mới.
Hiểu biết cho ta sức mạnh
Điều thú vị là, khi chúng ta hiểu “sự thiếu kiên nhẫn” hoạt động như thế nào, chúng ta có thể chuyển năng lượng của việc thiếu kiên nhẫn vào việc tăng tốc hay thay đổi lối đi. Và chúng ta có thể kiên nhẫn hơn khi cần thiết để theo đuổi một khuynh hướng nào.
Bảy nguyên lý của sự thiếu kiên nhẫn sẽ cho chúng ta khả năng hỏi đúng câu hỏi khi chúng ta trở nên thiếu kiên nhẫn:
Mục tiêu cuả tôi là gì?
Tôi nghĩ nó sẽ khiến tôi hao tổn cái gì để đạt được mục tiêu?
Hao tổn phát sing thêm tôi biết được lúc này là gì?
Tôi có đang buộc lỗi người khác cho những hao tổn phát sinh đó?
Có thật là do lỗi của họ?
Có đáng hay không để chịu thêm ha tổn hơn nữa chỉ để dạy họ một bài học?
Tôi có quá nhiều lựa chọn hay không?
Tôi có nên tìm cách để hạn chế các lựa chọn mới đến với tôi?
Có cách nào để hạn chế bớt hao tổn để đạt được mục đích?
Có phải đã đến lúc nên từ bỏ mục tiêu này?
Hiểu biết/kiến thức chính là sức mạnh. Và biết cách mà sự thiếu kiên nhẫn hoạt động cho chúng ta sức mạnh để đạt được sự cân bằng, và nhờ đó chúng ta có thể bám trụ theo một cái gì đó khi cần thiết, hay thay đổi khi điều đó là quan trọng.
Trần Đình Tuấn dịch
Nguồn: https://www.psychologytoday.com/blog/clear-organized-and-motivated/201411/the-7-laws-impatience