6 quy tắc để làm cho ý tưởng của bạn lan nhanh như vi rút trên mạng

rubi_mos2002

New member
Xu
0
Tham khảo
If you’re selling out, how to get a good price?
How to Go Viral: 6 Rules
Published on March 26, 2013 by Douglas T. Kenrick, Ph.D. in Sex, Murder, and the Meaning of Life

Tôi bước vào nghề khoa học vì những lí do trong sáng nhất: để theo đuổi tri thức. Giống như nhiều người ở thế hệ tôi, tôi ghét từ “nổi tiếng”.

Nhưng hiện tại, sau nhiều thập kỷ ẩn mình trong phòng để làm nghiên cứu khoa học thuần túy, tôi muốn bán cuốn sách sắp xuất bản của tôi “The Rational Animal”. Tôi và những sinh viên của tôi đã có hàng tá phát hiện khoa học to lớn, từ những tưởng tượng giết người đến tình 1 đêm đến việc ra quyết định kinh tế và những niềm tin tôn giáo. Trước khi tôi nghỉ hưu, tôi muốn truyền bá những phát hiện đó với thế giới, đến với càng nhiều người nhất có thể.

Bạn viết 1 cuốn sách, bạn muốn thấy nó có mặt trong danh sách bán chạy ở tờ New York Times; bạn viết 1 blog, bạn muốn nó lan nhanh như vi rút trên mạng. Nhưng bán sách không dễ.

1 người bạn đã cho tôi xem 1 cuốn sách với tựa đề ‘Contagious: Why Things Catch On’. Tác giả là Jonah Berger, 1 giáo sư trẻ ở đại học University of Pennsylvania’s Wharton School of business. Berger là 1 ngôi sao đang nổi, người trở thành 1 chuyên gia thế giới về vấn đề: tại sao 1 số ý tưởng lan nhanh như vi rút trên mạng?

Trong Contagious, Berger nêu ra 6 nguyên tắc làm cho các ý tưởng lan nhanh như vi rút, cùng với những mô tả ngắn các nghiên cứu khoa học ủng hộ cho những nguyên tắc đó.

Sự phổ biến xã hội: Berger nhận thấy: Chúng ta chia sẻ những thông tin nào làm chúng ta trông tốt đẹp. Nó giúp chúng ta trông tử tế nếu thông tin đó quý hiếm hoặc bí mật. Thật tuyệt khi là người đầu tiên sở hữu kiến thức mới quan trọng hoặc sản phẩm mới quyến rũ.

Những thứ kích hoạt: Berger nhận thấy thông tin nằm ở vị trí hàng đầu trong tâm trí bạn có nhiều khả năng làm nó được bạn nhớ đến. Sức mạnh của sự liên kết là rộng lớn, dù đôi lúc vô hình; ví dụ, Đà Nẵng xuất hiện trong tâm trí khi mọi người nghĩ về pháo hóa. Vì vậy, trong vài tháng tới, tôi sẽ cần có 1 câu quảng cáo như thế này “The Rational Animal: Đừng nghĩ về tiền, thức ăn hoặc gia đình mà không có nó!”

Cảm xúc: Khi chúng ta quan tâm, chúng ta chia sẻ. Liệu con người có nhiều khả năng chia sẻ những quan điểm, những bài viết, hoặc những trang web đem lại những cảm xúc tích cực như yêu thương và bất ngờ hay những cảm xúc tiêu cực như tức giận hoặc buồn rầu? Nếu bạn đoán là những cảm xúc tích cực thì bạn đúng phần nào. Đó là lí do tại sao chúng ta làm 1 video âm nhạc vui vẻ bổ sung những hoạt hình buồn cười để mô tả những quan điểm chính trong cuốn sách của tôi “The Rational Animal.” Ở mặt tiêu cực, mọi người không chia sẻ những thứ làm họ buồn. Nhưng thật kỳ quặc, họ chia sẻ những thứ làm họ tức giận. Tại sao? Nghiên cứu của Berger cho thấy sự hưng phấn là chìa khóa: Sự tức giận và vui vẻ đều gây kích thích. Quả thật, khi tôi nhìn vào những link mà bạn bè tôi chia sẻ trên Facebook, có nhiều link là những tin gây tức giận cũng như những câu chuyện cười. Do đó, cuốn sách khác của tôi “Sex, Murder, and the Meaning of Life: Nó có thể làm bạn cười, nó có thể làm bạn nổi khùng, nhưng nó sẽ không giúp bạn ngủ được!”

Công chúng: Xây dựng để trưng bày, xây dựng để phát triển. Tôi tự hỏi nếu nhà xuất bản của tôi in logo áo thun The Rational Animal và mời Jennifer Lopez mặc nó trong lễ trao giải Grammy năm tới?

Giá trị thực tế: Những thông tin mới mà bạn có thể dùng. Berger phát hiện thấy hầu hết những bài được chia sẻ trên tờ New York Times xử lí về những chủ đề thực tế như thức ăn (công thức nấu, đánh giá về những nhà hàng mới), sức khỏe, và giáo dục (con bạn nên học cái gì ở trường). Nguyên tắc thực tế giải thích tại sao nhiều người đọc những cuốn sách như “Dạy con làm giàu”, “50 cách được khoa học chứng minh để thuyết phục người khác”.

Những câu chuyện: Thông tin được truyền đi dưới cái vỏ câu chuyện vu vơ. Con người thích chia sẻ những câu chuyện, kiểu như câu chuyện về 1 chàng trai từ béo phì đến mảnh mai bằng cách không ăn gì cả ngoại trừ bánh sandwich. Mọi người thậm chí còn thích những câu chuyện dưới hình thức của những điều bí ẩn. Tại sao, ví dụ, mọi người thích M.C. Hammer, người đến từ khu ổ chuột trở nên giàu có, và sau đó từ giàu có đi xuống thành nghèo khổ? Có lẽ, họ muốn là người đầu tiên mua cuốn sách sắp xuất bản của chúng tôi, và phát hiện điều bí mật trước những người hàng xóm của bạn!

References
Berger, J. (2013). Contagious: Why things catch on. New York: Simon & Schuster.

Berger, J., & Fitzsimons, G. (2008). Dogs on the street, Pumas on your feet: How cues in the environment influence product evaluation and choice. Journal of Marketing Research, 45, 1-14.

Berger, J., & Milkman, K.L. (2012). What makes online content viral? Journal of Marketing Research, 49,192-205.

Cialdini, R.B. (2009). Influence: Science and Practice. Boston: Allyn & Bacon.

Cialdini, R.B. (2008). Organizing for surprise: A career of arranging to be captured. Pp. 19-38 in R. Levine, A. Rodrigues, & L.C. Zelezny (Eds.), Journeys in Social Psychology, Mahwah, NJ: Erlbaum.

Goldstein, N.J., Martin, S.J., & Cialdini, R.B. (2008). Yes! 50 scientifically proven ways to be persuasive. New York: Free Pres.
Heath, C., & Heath, D. (2007). Made to stick: Why some ideas survive and others die. New York: Random House.

Kenrick, D.T. (2011). Sex, murder, and the meaning of life: A psychologist investigates how evolution, cognition, and complexity are revolutionizing our view of human nature. New York: Basic Books.

Kenrick, D.T., & Griskevicius, V. (2013). The rational animal: How evolution made us smarter than we think. New York: Basic Books. Check out the amusing animated video, it is guaranteed to make you feel good and to enhance your social currency!

Nguồn: PsychologyToday
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top