rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Tham khảo:
The All-Time Top Six Psychological Reasons We Love Music
Âm nhạc đóng vai trò tâm lý gì trong cuộc sống chúng ta?
Công nghệ hiện đại có nghĩa là không bao giờ dễ dàng hơn để nghe được chính xác tiếng nhạc chúng ta muốn, bất cứ khi nào chúng ta muốn nghe. Nhưng cho dù chúng ta sử dụng công nghệ gì thì những lý do khiến chúng ta nghe nhạc là phổ quát.
Âm nhạc lấy đi cảm xúc của chúng ta ngay lập tức theo 1 cách mà ít có hình thức nghệ thuật nào có thể làm được. Âm nhạc thu hút chúng ta ở tất cả các cấp độ khác nhau. Một vài nhịp nhạc của 1 bài hát có thể đưa chúng ta quay về hàng thập kỷ đến một thời đại và nơi chốn khác.
Những chức năng tâm lý phổ quát của âm nhạc là gì?
Lonsdale và North (2010) đã hỏi 300 người trẻ về những lý do chính khiến họ nghe nhạc. Dưới đây là những câu trả lời, theo thứ tự quan trọng, được đếm từ 6 đến 1.
6. Để học hỏi về người khác và thế giới
Âm nhạc dạy cho chúng ta về thế giới. Âm nhạc kể cho bạn những câu chuyện về con người và những nơi chốn khác, nó mang đến cho bạn lối vào những kinh nghiệm mới. Âm nhạc có thể dạy cho bạn về cách thức suy nghĩ của người khác và thậm chí gợi ý chúng ta có thể sống như thế nào.
Nghiên cứu tâm lý học cho thấy tầm quan trọng của những thông tin âm nhạc tử đến mọi người về những tính cách của chúng ta. Trong 1 nghiên cứu, những người tham gia có thể đánh giá đại thể về tính cách của người khác dựa trên cơ sở top10 bài hát của họ.
Âm nhạc cũng gửi đến chúng ta 1 thông điệp về tình trạng của thế giới. Dodds và Danforth (2009) đã tải về lời bài hát của gần 250,000 bài được sáng tác từ năm 1960 đến 2007. Họ phát hiện thấy những lời bài hát trở nên đau buồn, sầu não cho đến năm 1985 và sau đó chững lại khoảng từ năm 1990. Sự sụt giảm này đã được nhìn thấy trên tất cả các thể loại âm nhạc.
5. Bản sắc cá nhân
Loại nhạc chúng ta thích bộc lộ điều gì đó về bản thân chúng ta. Ngay cả với những thể loại nhạc chung nhất như rock, classical và blues cũng bắt đầu đem đến cho chúng ta 1 bức tranh của 1 con người. Chúng ta dường như khám phá bản thân qua âm nhạc: nó có thể dạy cho chúng ta biết mình là ai và chúng ta thuộc về nơi nào. Thông qua âm nhạc, chúng ta có thể xây dựng lên và phóng chiếu 1 hình ảnh của bản thân.
Một xu hướng chung trong âm nhạc phổ biến là hướng đến 'tính tự yêu mình' lớn hơn (narcissism). Một nghiên cứu đã xem xét những lời bài hát của 10 bài hàng đầu ở Mỹ từ năm 1980 đến 2007 (DeWall et al., 2011). Họ phát hiện thấy những lời bài hát liên quan đến hành vi chống đối xã hội và tập trung vào bản thân gia tăng trong giai đoạn này. Mặt khác, trong cùng thời gian đó, những lời bài hát liên quan đến những cảm xúc tích cực, tương tác xã hội và tập Trung vào người khác đã giảm xuống.
4. Những mối quan hệ liên nhân cách
Âm nhạc là 1 điểm lý thú của buổi trò chuyện. Chúng ta nghe nhạc trong khi đang ở với người khác và chúng ta nói về nó với họ. Đó là 1 cách tạo nên 1 mối quan hệ.
Có 1 chút nghi ngờ rằng âm nhạc và tình yêu có sự gắn bó chặt chẽ với nhau và chúng ta sử dụng cái này để đạt được cái kia. Một nghiên cứu đã kiểm tra xem liệu bản nhạc lãng mạn có làm cho 1 phụ nữ nhiều khả năng đồng ý 1 buổi hẹn Gueguen et al. (2010). Câu trả lời rõ ràng là CÓ. Tỷ lệ phụ nữ đồng ý 1 buổi hẹn gần như tăng lên gấp đôi từ 28% đến 52% sau khi họ được nghe một số bản nhạc lãng mạn.
Bài hát nào 'lừa' được phụ nữ vậy? "Je l’aime à mourir" (Tôi yêu em vô cùng) của Francis Cabrel (nghiên cứu này được thực hiện ở Pháp).
2. Kiểm soát tâm trạng tiêu cực
Ở vị trí thứ 2 là 'Kiểm soát tâm trạng tiêu cực'. Khi chúng ta có tâm trạng tồi tệ, âm nhạc có thể giúp bạn xử lý nó.
Khi tâm trạng của bạn tồi tệ, còn gì nhẹ nhõm hơn là nghe bản nhạc buồn. Dù sao thì nó cũng giúp bạn biết rằng bạn không cô độc. Chúng ta dùng âm nhạc để giải tỏa căng thẳng, bộc lộ cảm xúc và trốn thoát khỏi những thực tế của cuộc sống hằng ngày.
Âm nhạc dường như giúp chúng ta đương đầu với những khó khăn trong cuộc sống. Có nhiều nghiên cứu về những người phải trải qua những quá trình điều trị đau đớn trong y khoa, phát hiện thấy âm nhạc giúp con người vượt qua giai đoạn căng thẳng và lo lắng này (e.g. Good et al., 2002).
2. Giải trí
Cũng ở vị trí thứ 2 là 'giải trí'. Âm nhạc giải tỏa sự nhàm chán của một chiều chủ nhật lười biếng; để có việc gì đó để làm khi chúng ta không biết làm gì hết.
Một lời cảnh báo: đừng nghe nhạc khi bạn đang cố gắng làm việc gì đó phức tạp. Nghiên cứu cho thấy nó làm giảm hiệu suất trong những bài kiểm tra nhận thức (Cassidy & MacDonald, 2007). Âm nhạc là một sự gây xao lãng và nghiên cứu này phát hiện thấy loại nhạc gây xao lãng nhất là nhạc buồn (depressing music).
1. Kiểm soát tâm trạng tích cực
Đây là lý do được mọi người đánh giá là quan trọng nhất để nghe nhạc: làm cho tâm trạng của chúng ta tốt hơn nữa. Âm nhạc giúp chúng ta giải trí, thư giãn.
Âm nhạc làm chúng ta có nhiều hy vọng hơn, ngay cả sau khi mọi chuyện tồi tệ đối với chúng ta. Trong nghiên cứu của Ziv et al. (2011) những người tham gia được nói dối là họ đã thực hiện nhiệm vụ rất tệ. Những người được nghe một số bản nhạc tích cực sau đó có nhiều hy vọng về tương lai hơn những người không được nghe nhạc.
Nguồn: spring.org.uk
The All-Time Top Six Psychological Reasons We Love Music
Âm nhạc đóng vai trò tâm lý gì trong cuộc sống chúng ta?
Công nghệ hiện đại có nghĩa là không bao giờ dễ dàng hơn để nghe được chính xác tiếng nhạc chúng ta muốn, bất cứ khi nào chúng ta muốn nghe. Nhưng cho dù chúng ta sử dụng công nghệ gì thì những lý do khiến chúng ta nghe nhạc là phổ quát.
Âm nhạc lấy đi cảm xúc của chúng ta ngay lập tức theo 1 cách mà ít có hình thức nghệ thuật nào có thể làm được. Âm nhạc thu hút chúng ta ở tất cả các cấp độ khác nhau. Một vài nhịp nhạc của 1 bài hát có thể đưa chúng ta quay về hàng thập kỷ đến một thời đại và nơi chốn khác.
Những chức năng tâm lý phổ quát của âm nhạc là gì?
Lonsdale và North (2010) đã hỏi 300 người trẻ về những lý do chính khiến họ nghe nhạc. Dưới đây là những câu trả lời, theo thứ tự quan trọng, được đếm từ 6 đến 1.
6. Để học hỏi về người khác và thế giới
Âm nhạc dạy cho chúng ta về thế giới. Âm nhạc kể cho bạn những câu chuyện về con người và những nơi chốn khác, nó mang đến cho bạn lối vào những kinh nghiệm mới. Âm nhạc có thể dạy cho bạn về cách thức suy nghĩ của người khác và thậm chí gợi ý chúng ta có thể sống như thế nào.
Nghiên cứu tâm lý học cho thấy tầm quan trọng của những thông tin âm nhạc tử đến mọi người về những tính cách của chúng ta. Trong 1 nghiên cứu, những người tham gia có thể đánh giá đại thể về tính cách của người khác dựa trên cơ sở top10 bài hát của họ.
Âm nhạc cũng gửi đến chúng ta 1 thông điệp về tình trạng của thế giới. Dodds và Danforth (2009) đã tải về lời bài hát của gần 250,000 bài được sáng tác từ năm 1960 đến 2007. Họ phát hiện thấy những lời bài hát trở nên đau buồn, sầu não cho đến năm 1985 và sau đó chững lại khoảng từ năm 1990. Sự sụt giảm này đã được nhìn thấy trên tất cả các thể loại âm nhạc.
5. Bản sắc cá nhân
Loại nhạc chúng ta thích bộc lộ điều gì đó về bản thân chúng ta. Ngay cả với những thể loại nhạc chung nhất như rock, classical và blues cũng bắt đầu đem đến cho chúng ta 1 bức tranh của 1 con người. Chúng ta dường như khám phá bản thân qua âm nhạc: nó có thể dạy cho chúng ta biết mình là ai và chúng ta thuộc về nơi nào. Thông qua âm nhạc, chúng ta có thể xây dựng lên và phóng chiếu 1 hình ảnh của bản thân.
Một xu hướng chung trong âm nhạc phổ biến là hướng đến 'tính tự yêu mình' lớn hơn (narcissism). Một nghiên cứu đã xem xét những lời bài hát của 10 bài hàng đầu ở Mỹ từ năm 1980 đến 2007 (DeWall et al., 2011). Họ phát hiện thấy những lời bài hát liên quan đến hành vi chống đối xã hội và tập trung vào bản thân gia tăng trong giai đoạn này. Mặt khác, trong cùng thời gian đó, những lời bài hát liên quan đến những cảm xúc tích cực, tương tác xã hội và tập Trung vào người khác đã giảm xuống.
4. Những mối quan hệ liên nhân cách
Âm nhạc là 1 điểm lý thú của buổi trò chuyện. Chúng ta nghe nhạc trong khi đang ở với người khác và chúng ta nói về nó với họ. Đó là 1 cách tạo nên 1 mối quan hệ.
Có 1 chút nghi ngờ rằng âm nhạc và tình yêu có sự gắn bó chặt chẽ với nhau và chúng ta sử dụng cái này để đạt được cái kia. Một nghiên cứu đã kiểm tra xem liệu bản nhạc lãng mạn có làm cho 1 phụ nữ nhiều khả năng đồng ý 1 buổi hẹn Gueguen et al. (2010). Câu trả lời rõ ràng là CÓ. Tỷ lệ phụ nữ đồng ý 1 buổi hẹn gần như tăng lên gấp đôi từ 28% đến 52% sau khi họ được nghe một số bản nhạc lãng mạn.
Bài hát nào 'lừa' được phụ nữ vậy? "Je l’aime à mourir" (Tôi yêu em vô cùng) của Francis Cabrel (nghiên cứu này được thực hiện ở Pháp).
2. Kiểm soát tâm trạng tiêu cực
Ở vị trí thứ 2 là 'Kiểm soát tâm trạng tiêu cực'. Khi chúng ta có tâm trạng tồi tệ, âm nhạc có thể giúp bạn xử lý nó.
Khi tâm trạng của bạn tồi tệ, còn gì nhẹ nhõm hơn là nghe bản nhạc buồn. Dù sao thì nó cũng giúp bạn biết rằng bạn không cô độc. Chúng ta dùng âm nhạc để giải tỏa căng thẳng, bộc lộ cảm xúc và trốn thoát khỏi những thực tế của cuộc sống hằng ngày.
Âm nhạc dường như giúp chúng ta đương đầu với những khó khăn trong cuộc sống. Có nhiều nghiên cứu về những người phải trải qua những quá trình điều trị đau đớn trong y khoa, phát hiện thấy âm nhạc giúp con người vượt qua giai đoạn căng thẳng và lo lắng này (e.g. Good et al., 2002).
2. Giải trí
Cũng ở vị trí thứ 2 là 'giải trí'. Âm nhạc giải tỏa sự nhàm chán của một chiều chủ nhật lười biếng; để có việc gì đó để làm khi chúng ta không biết làm gì hết.
Một lời cảnh báo: đừng nghe nhạc khi bạn đang cố gắng làm việc gì đó phức tạp. Nghiên cứu cho thấy nó làm giảm hiệu suất trong những bài kiểm tra nhận thức (Cassidy & MacDonald, 2007). Âm nhạc là một sự gây xao lãng và nghiên cứu này phát hiện thấy loại nhạc gây xao lãng nhất là nhạc buồn (depressing music).
1. Kiểm soát tâm trạng tích cực
Đây là lý do được mọi người đánh giá là quan trọng nhất để nghe nhạc: làm cho tâm trạng của chúng ta tốt hơn nữa. Âm nhạc giúp chúng ta giải trí, thư giãn.
Âm nhạc làm chúng ta có nhiều hy vọng hơn, ngay cả sau khi mọi chuyện tồi tệ đối với chúng ta. Trong nghiên cứu của Ziv et al. (2011) những người tham gia được nói dối là họ đã thực hiện nhiệm vụ rất tệ. Những người được nghe một số bản nhạc tích cực sau đó có nhiều hy vọng về tương lai hơn những người không được nghe nhạc.
Nguồn: spring.org.uk