rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Từ lâu trước khi lĩnh vực của “tâm lý học tích cực” được đặt tên, Carol Ryff cho rằng đa số nghiên cứu về trạng thái an lạc (well-being) cho đến thời điểm đó phần lớn được biến thành hạnh phúc. Tuy nhiên, khi bà nghĩ về trạng thái an lạc thì bà nghĩ về nó theo quan điểm của chức năng tâm lý tối ưu hơn là hạnh phúc.
Bà đã có một bài đánh giá mang tính hệ thống về các lý thuyết và quan điểm trong tâm lý học, ở đó bà xác định được 6 mặt rộng lớn liên quan đến chức năng tâm lý tối ưu như sau: 1) sự chấp nhận bản thân (self-acceptance); 2) những mối quan hệ tích cực (positive relations); 3) sự tự chủ (autonomy); 4) làm chủ môi trường (environmental mastery); 5) mục đích sống (purpose in life) và 6) cảm giác phát triển cá nhân (a sense of personal growth).
Sau đây là 6 lĩnh vực mà bà đã xác định, mô tả và sắp xếp dưới hình thức của một bảng hỏi.
1. Hãy đánh giá mức độ chấp nhận bản thân của bạn, chỉ về mức độ của những thái độ tích cực mà bạn có về bản thân bạn, những hành vi trong quá khứ của bạn và những sự lựa chọn mà bạn từng đưa ra. Người có sự chấp nhận bản thân cao thì hài lòng với con người họ và chấp nhận nhiều khía cạnh của bản thân họ, cả tốt và xấu. Ngược lại, người có sự chấp nhận bản thân thấp thì thường tự chỉ trích bản thân, rối rắm về bản sắc tâm lý của họ, và ao ước nhiều khía cạnh của bản thân họ khác đi.
Sự chấp nhận bản thân rất thấp
Sự chấp nhận bản thân thấp
Sự chấp nhận bản thân hơi thấp
Trung bình hoặc đôi lúc cao và đôi lúc thấp
Sự chấp nhận bản thân hơi cao
Sự chấp nhận bản thân cao
Sự chấp nhận bản thân rất cao
2. Hãy đánh giá chất lượng tổng thể mối quan hệ của bạn với những người khác. Một người có những mối quan hệ tích cực thì cảm thấy kết nối, được tôn trọng và được yêu thương. Họ có thể chia sẻ những khía cạnh của bản thân họ, trải nghiệm sự thân mật, và thường cảm thấy an toàn trong những mối quan hệ của họ. Ngược lại, những người có những mối quan hệ kém thường cảm thấy không được đánh giá cao, không được tôn trọng, yêu thương, không kết nối, không thân thiện, bị từ chối hoặc bị hiểu lầm. Họ có xu hướng cảm thấy bất an và đôi lúc cô độc hoặc xa cách với những người khác.
Những mối quan hệ với người khác rất xấu
Những mối quan hệ với người khác xấu
Những mối quan hệ với người khác hơi xấu
Trung bình hoặc đôi lúc tích cực và đôi lúc tiêu cực
Những mối quan hệ với người khác hơi tích cực
Những mối quan hệ với người khác tích cực
Những mối quan hệ với người khác rất tích cực
3. Hãy đánh giá cảm giác tự chủ của bạn. Những người có mức độ tự chủ cao thì độc lập, dựa vào sức mình, có thể suy nghĩ vì bản thân họ, không có nhu cầu tuân theo mạnh mẽ, và không lo lắng quá nhiều về những người khác nghĩ gì về họ. Ngược lại, những người có mức độ tự chủ thấp thì cảm thấy phụ thuộc vào người khác, hay lo lắng về ý kiến của người khác, lúc nào cũng hướng đến người khác để có sự chỉ dẫn, và cảm nhận áp lực tuân theo những mong muốn của người khác.
Sự tự chủ rất thấp
Sự tự chủ thấp
Sự tự chủ hơi thấp
Trung bình hoặc đôi lúc cao và đôi lúc thấp
Sự tự chủ hơi cao
Sự tự chủ cao
Sự tự chủ rất cao
4. Hãy đánh giá cảm giác làm chủ trước môi trường của bạn, mức độ mà bạn cảm thấy mình có khả năng đáp ứng được những yêu cầu của hoàn cảnh của bạn. Những người có sự làm chủ môi trường cao cảm thấy họ có các nguồn lực và năng lực để đương đầu, điều chỉnh và thích nghi trước những vấn đề, và không bị stress làm cho quá tải. Những người có mức độ làm chủ môi trường thấp có thể cảm thấy bất lực trong việc thay đổi những khía cạnh của môi trường của họ làm họ bất mãn, họ cảm thấy mình thiếu những nguồn lực để đương đầu, và thường xuyên bị stress hoặc quá tải.
Sự làm chủ môi trường rất thấp
Sự làm chủ môi trường thấp
Sự làm chủ môi trường hơi thấp
Trung bình hoặc đôi lúc cao và đôi lúc thấp
Sự làm chủ môi trường hơi cao
Sự làm chủ môi trường cao
Sự làm chủ môi trường rất cao
5. Hãy đánh giá mức độ của sự phát triển cá nhân của bạn. Những người có mức độ phát triển cá nhân cao thì xem bản thân họ là đang thay đổi theo hướng tích cực, hướng đến tiềm năng của họ, trở nên trưởng thành hơn, gia tăng hiểu biết về bản thân của họ, và học hỏi những kĩ năng mới. Những người có mức độ phát triển cá nhân thấp không cảm thấy mình thay đổi hoặc phát triển, thường cảm thấy buồn chán và không hứng thú trong cuộc sống, và thiếu cảm giác tiến bộ theo thời gian.
Sự phát triển cá nhân rất thấp
Sự phát triển cá nhân thấp
Sự phát triển cá nhân hơi thấp
Trung bình hoặc đôi lúc cao và đôi lúc thấp
Sự phát triển cá nhân hơi cao
Sự phát triển cá nhân cao
Sự phát triển cá nhân rất cao
6. Hãy đánh giá mức độ của cảm giác có mục đích sống của bạn. Người có cảm giác mục đích sống cao thì xem cuộc đời họ có ý nghĩa, họ làm việc để tạo ra một sự khác biệt trên thế giới, và thường cảm nhận sự kết nối với những quan điểm hoặc những vận động xã hội to lớn hơn bản thân họ. Những người như vậy có một cảm giác là họ biết mục đích của cuộc đời họ là gì. Người có phẩm chất này thấp thì thường tự hỏi liệu có một mục đích to lớn hơn, không cảm thấy hiểu được cuộc đời của họ, và không đóng góp giá trị hoặc ý nghĩa cao hơn cho cuộc đời ngoài việc hoàn thành một loạt những nhiệm vụ.
Cảm giác mục đích rất thấp
Cảm giác mục đích thấp
Cảm giác mục đích hơi thấp
Trung bình hoặc đôi lúc cao và đôi lúc thấp
Cảm giác mục đích hơi cao
Cảm giác mục đích cao
Cảm giác mục đích rất cao
_________
Nguồn
Six Domains of Psychological Well-being
Ryff’s six domains of psychological well-being.
Published on May 15, 2014 by Gregg Henriques in Theory of Knowledge
PsychologyToday
Bà đã có một bài đánh giá mang tính hệ thống về các lý thuyết và quan điểm trong tâm lý học, ở đó bà xác định được 6 mặt rộng lớn liên quan đến chức năng tâm lý tối ưu như sau: 1) sự chấp nhận bản thân (self-acceptance); 2) những mối quan hệ tích cực (positive relations); 3) sự tự chủ (autonomy); 4) làm chủ môi trường (environmental mastery); 5) mục đích sống (purpose in life) và 6) cảm giác phát triển cá nhân (a sense of personal growth).
Sau đây là 6 lĩnh vực mà bà đã xác định, mô tả và sắp xếp dưới hình thức của một bảng hỏi.
1. Hãy đánh giá mức độ chấp nhận bản thân của bạn, chỉ về mức độ của những thái độ tích cực mà bạn có về bản thân bạn, những hành vi trong quá khứ của bạn và những sự lựa chọn mà bạn từng đưa ra. Người có sự chấp nhận bản thân cao thì hài lòng với con người họ và chấp nhận nhiều khía cạnh của bản thân họ, cả tốt và xấu. Ngược lại, người có sự chấp nhận bản thân thấp thì thường tự chỉ trích bản thân, rối rắm về bản sắc tâm lý của họ, và ao ước nhiều khía cạnh của bản thân họ khác đi.
Sự chấp nhận bản thân rất thấp
Sự chấp nhận bản thân thấp
Sự chấp nhận bản thân hơi thấp
Trung bình hoặc đôi lúc cao và đôi lúc thấp
Sự chấp nhận bản thân hơi cao
Sự chấp nhận bản thân cao
Sự chấp nhận bản thân rất cao
2. Hãy đánh giá chất lượng tổng thể mối quan hệ của bạn với những người khác. Một người có những mối quan hệ tích cực thì cảm thấy kết nối, được tôn trọng và được yêu thương. Họ có thể chia sẻ những khía cạnh của bản thân họ, trải nghiệm sự thân mật, và thường cảm thấy an toàn trong những mối quan hệ của họ. Ngược lại, những người có những mối quan hệ kém thường cảm thấy không được đánh giá cao, không được tôn trọng, yêu thương, không kết nối, không thân thiện, bị từ chối hoặc bị hiểu lầm. Họ có xu hướng cảm thấy bất an và đôi lúc cô độc hoặc xa cách với những người khác.
Những mối quan hệ với người khác rất xấu
Những mối quan hệ với người khác xấu
Những mối quan hệ với người khác hơi xấu
Trung bình hoặc đôi lúc tích cực và đôi lúc tiêu cực
Những mối quan hệ với người khác hơi tích cực
Những mối quan hệ với người khác tích cực
Những mối quan hệ với người khác rất tích cực
3. Hãy đánh giá cảm giác tự chủ của bạn. Những người có mức độ tự chủ cao thì độc lập, dựa vào sức mình, có thể suy nghĩ vì bản thân họ, không có nhu cầu tuân theo mạnh mẽ, và không lo lắng quá nhiều về những người khác nghĩ gì về họ. Ngược lại, những người có mức độ tự chủ thấp thì cảm thấy phụ thuộc vào người khác, hay lo lắng về ý kiến của người khác, lúc nào cũng hướng đến người khác để có sự chỉ dẫn, và cảm nhận áp lực tuân theo những mong muốn của người khác.
Sự tự chủ rất thấp
Sự tự chủ thấp
Sự tự chủ hơi thấp
Trung bình hoặc đôi lúc cao và đôi lúc thấp
Sự tự chủ hơi cao
Sự tự chủ cao
Sự tự chủ rất cao
4. Hãy đánh giá cảm giác làm chủ trước môi trường của bạn, mức độ mà bạn cảm thấy mình có khả năng đáp ứng được những yêu cầu của hoàn cảnh của bạn. Những người có sự làm chủ môi trường cao cảm thấy họ có các nguồn lực và năng lực để đương đầu, điều chỉnh và thích nghi trước những vấn đề, và không bị stress làm cho quá tải. Những người có mức độ làm chủ môi trường thấp có thể cảm thấy bất lực trong việc thay đổi những khía cạnh của môi trường của họ làm họ bất mãn, họ cảm thấy mình thiếu những nguồn lực để đương đầu, và thường xuyên bị stress hoặc quá tải.
Sự làm chủ môi trường rất thấp
Sự làm chủ môi trường thấp
Sự làm chủ môi trường hơi thấp
Trung bình hoặc đôi lúc cao và đôi lúc thấp
Sự làm chủ môi trường hơi cao
Sự làm chủ môi trường cao
Sự làm chủ môi trường rất cao
5. Hãy đánh giá mức độ của sự phát triển cá nhân của bạn. Những người có mức độ phát triển cá nhân cao thì xem bản thân họ là đang thay đổi theo hướng tích cực, hướng đến tiềm năng của họ, trở nên trưởng thành hơn, gia tăng hiểu biết về bản thân của họ, và học hỏi những kĩ năng mới. Những người có mức độ phát triển cá nhân thấp không cảm thấy mình thay đổi hoặc phát triển, thường cảm thấy buồn chán và không hứng thú trong cuộc sống, và thiếu cảm giác tiến bộ theo thời gian.
Sự phát triển cá nhân rất thấp
Sự phát triển cá nhân thấp
Sự phát triển cá nhân hơi thấp
Trung bình hoặc đôi lúc cao và đôi lúc thấp
Sự phát triển cá nhân hơi cao
Sự phát triển cá nhân cao
Sự phát triển cá nhân rất cao
6. Hãy đánh giá mức độ của cảm giác có mục đích sống của bạn. Người có cảm giác mục đích sống cao thì xem cuộc đời họ có ý nghĩa, họ làm việc để tạo ra một sự khác biệt trên thế giới, và thường cảm nhận sự kết nối với những quan điểm hoặc những vận động xã hội to lớn hơn bản thân họ. Những người như vậy có một cảm giác là họ biết mục đích của cuộc đời họ là gì. Người có phẩm chất này thấp thì thường tự hỏi liệu có một mục đích to lớn hơn, không cảm thấy hiểu được cuộc đời của họ, và không đóng góp giá trị hoặc ý nghĩa cao hơn cho cuộc đời ngoài việc hoàn thành một loạt những nhiệm vụ.
Cảm giác mục đích rất thấp
Cảm giác mục đích thấp
Cảm giác mục đích hơi thấp
Trung bình hoặc đôi lúc cao và đôi lúc thấp
Cảm giác mục đích hơi cao
Cảm giác mục đích cao
Cảm giác mục đích rất cao
_________
Nguồn
Six Domains of Psychological Well-being
Ryff’s six domains of psychological well-being.
Published on May 15, 2014 by Gregg Henriques in Theory of Knowledge
PsychologyToday