Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Lịch Sử Địa Phương
55 ngày chế độ Sài Gòn sụp đổ
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Butchi" data-source="post: 11742" data-attributes="member: 7"><p><strong><em>Chương 7 : Tuyến phòng thủ và trẻ em</em></strong></p><p></p><p>Trận đánh chiếm Sài Gòn đã bắt đầu từ cái ngày sau thảm họa Nha Trang, mặc dù lúc ấy ít ai nhận ra điều đó. Đúng 4 tuần sau, nó kết thúc thảm họa di tản sứ quán Mỹ vài giờ.</p><p></p><p>Với những ai ở Việt Nam 4 tuần ấy, các sự kiện như nhoè đi. Những giờ phút thật dài, trí nhớ không hoàn toàn đáng tin cậy nữa. Muốn viết phải sắp xếp lại dữ kiện, không thể dựa vào trí nhớ riêng của mình. Phải dựa vào cả những ghi chú, điện văn có liên quan. Sự kiền dồn dập như phim quay nhanh. Với người Nam Việt Nam, nó còn là thảm kịch, sợ hãi, tuyệt vọng. Tháng 4 ở Sài Gòn là toàn bộ cuộc chiến tranh 30 năm thu nhỏ lại.</p><p></p><p>Trẻ con Việt Nam được thế giới nhìn như đám cô nhi lăn lóc trở thành chất xúc tác cho cái bệnh di tản sau khi Nha Trang sụp đổ. Những người quản lý các viện mồ côi ở Sài Gòn để lộ ý muốn của họ cho đám trẻ con đi. Điều này tức khắc trở thành thời cơ tuyên truyền không chỉ riêng cho những người thực tâm giúp đỡ trẻ em. Những kẻ mỉa mai, ích kỷ đã tìm thấy thời điểm ngon lành. Trong bọn này phải liệt Martin vào đấy. Vào một lúc không được kín đáo, Martin đã nói với một người trong đám thân tín rằng, vấn đề di tản trẻ con là đòn tuyên truyền tuyệt diệu. Viên đại sứ cảm thấy việc làm rùng beng tối đa chương trình di tản trẻ em giúp vào việc lái dư luận quốc hội Mỹ nghiêng về phía Sài Gòn. Mọi âm mưu đã thành công. Chiều ngày 3-4, một chiếc DC.8 đã chở 85 trẻ mồ côi và một số nhà báo chọn lọc từ Nam Việt Nam đi Mỹ. Chiếc C5A đã hạ cánh xuống Tân Sơn Nhất sáng sớm ngày 4-4. Nó quá lớn đến nỗi có vẻ chậm chạp trong khi bay. Công nhân bốc xuống hàng chục tấn thiết bị quân sự cho cái quân đội khốn khổ. Người ta sắp đặt cho nó cất cánh trưa hôm ấy với chuyến hàng chính thức là trẻ mồ côi và những người Mỹ, danh nghĩa là đi theo chăm sóc trẻ. Các nhà báo được ân cần mời ra Tân Sơn Nhất để chụp hình và phỏng vấn đám trẻ lên phi cơ. Chiếc C5A thuộc loại máy bay khổng lồ trên trời. Một số ít may mắn kiếm được ghế ngồi còn tuyệt đại đa số khoảng gần 400 trẻ em phải chui xuống dưới các dây chằng hàng. Cuối cùng cái cửa sổ khổng lồ cũng được đóng lại. Nó được đài không lưu báo là trống chỗ để di chuyển ra đầu đường băng. Phanh nhả ra. 4 động cơ phản lực khổng lồ rít lên. Chiếc máy bay lấy đà rồi cất cánh.</p><p></p><p>4 giờ 45 phút chiều hôm đó, máy bay ra đến biển Đông ở độ cao 4 dặm. Nó tiếp tục nâng độ cao lên 8 dặm mới ổn định đường bay. Lúc bấy giờ, trong máy bay hành khách còn bị chằng dây an toàn. Phần đông người lớn nắm tay nhau thành trò vui. Một số người cất tiếng hát. Bỗng nhiên, cánh cửa máy bay văng mất, sức hút của gió cuốn đi những vật gì không được cột chặt trong máy bay, kể cả mấy đứa trẻ sơ sinh. Chiếc máy bay cố tìm cách quay lại Tân Sơn Nhất. 20 phút sau, phi công không sao giữ được máy bay ổn định nên quyết định hạ cánh khẩn cấp. Chiếc phản lực khổng lồ chạm xuống một cái gò trên ruộng lúa, lướt qua con rạch rồi sựng lại trong đám ruộng kề đó, cách Tân Sơn Nhất không đầy 2 dặm. Lửa bùng cháy và khói làm cho số lớn người trên máy bay bị thiệt mạng.</p><p></p><p>Martin nhận cú điện thoại báo tin tai nạn máy bay rơi. “Chiếc C5A đã rơi”-một viên chức Hoa Kỳ nói với Martin bằng điện thoại siêu tần số của toà đại sứ. “Vâng”, Martin trả lời. “Có người sống sót”, viên chức ấy nói tiếp. “Vâng, cảm ơn anh”. Martin đáp rồi cúp điện thoại. 19 giờ sau, một máy bay phản lực B.747 chở 400 trẻ em khác ra khỏi Việt Nam. Cuộc di tản những người Mỹ vẫn không được sứ quán Hoa Kỳ giúp đỡ. Martin sẵn sàng giúp trẻ con bởi vì đám cô nhi ấy “giúp” ông ta. Còn với đồng bào của viên đại sứ, Martin vẫn giữ vững lập trường là pháp luật phải được tôn trọng.</p><p></p><p>Quân đội Sài Gòn đã bỏ thêm Đà Lạt vào ngày 3-4. Ở Sài Gòn người ta tự hỏi khi nào phòng tuyến được giữ vững? Khi Đà Lạt được trao cho cs thì Khiêm đọc diễn văn cuối cùng trên đài phát thanh quân đội Sài Gòn. Thực tế Khiêm vẫn là quân nhân nhưng đã lột sao để nắm vai trò dân sự là thủ tướng. Với giọng đều đều, Khiêm đã đọc bài diễn văn chiến đấu trong giờ ngủ trưa, không chắc có đến 10% người nghe, van nài đồng bào đừng rút lui, công bố ý định từ chức để phản đối Thiệu.</p><p></p><p>Ngày 4-4 ấy là ngày bận rộn đối với Thiệu. Chấp nhận cho Khiêm từ chức, mở cuộc bắt bớ thứ hai các đối thủ chính trị, gặp Weyand trước khi viên tướng này về báo cáo với Ford. Weyand cho Thiệu biết rằng viện trợ cho Nam Việt Nam sẽ gặp khó khăn nếu rút lui nữa. Mỹ đã quyết định lập phòng tuyến Phan Rang-Tây Ninh, nhưng Nha Trang sụp đổ làm Weyand xúc động vì ở đó ông ta đã nói với các nhà báo rằng, Sài Gòn sẽ chiến đấu. Weyand đã nói thẳng với tay tổng thống Nam Việt Nam rằng những cuộc rút lui quy mô lớn làm mất phiếu quốc hội ủng hộ Sài Gòn. Lực lượng của Thiệu ít nhất cũng phải một lần chiến đấu, thắng được một trận càng tốt.</p><p></p><p>Thiệu hứa một trận đánh như vậy sẽ diễn ra. Sau đó, Thiệu triệu tập các cố vấn quân sự và quyết định Phan Rang là địa điểm. Thiệu moi móc trong chốc lát rồi quyết định trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi sẽ cầm đầu cuộc chống giữ ấy.</p><p></p><p>Viên tướng ba sao này chẳng có thành tích chiến trường nào đáng nói. Nghi đã làm tư lệnh quân khu 4 nhưng tham nhũng công khai, đến nỗi người Mỹ cũng thấy ngượng và đã buộc Thiệu phải cách chức Nghi năm 1974. Nghi không có tài nhưng có lòng trung thành đặc biệt với Thiệu, điều có thể sử dụng vào năm1975 này. Lần này, Thiệu giao cho Nghi quyền chỉ huy Phan Rang và Phan Thiết cách Sài Gòn 165 dặm về phía Đông Bắc. Về nguyên tắc, Nghi phải báo cáo về sở chỉ huy quân đoàn 3 ở Biên Hoà.</p><p></p><p>Tối ngày 4-4, Thiệu lên đài truyền hình, khiến người ta phải nhức mắt. Thiệu chửi Mỹ đã cắt viện trợ và kết luận: làm sao người ta có thể tin ở Mỹ được. Thiệu chửi báo chí, doạ trừng trị các hãng thông tấn ngoại quốc bóp méo sự thật. Thiệu sôi nổi hỏi tội các cấp chỉ huy không chịu cố thủ. Với kế hoạch bỏ rơi Tây Nguyên, Thiệu coi đó là”chiến dịch quân sự xuất sắc bị quân đội thực hiện tồi”, Huế mất vì “phải chọi với lực lượng cộng sản ưu thế hơn”. Đà Nẵng sụp đổ vì “không có thì giờ dựng lên một vành đai phòng thủ trong tình hình hoảng loạn”. Thiệu xác định mình vẫn sẽ là tổng thống và quân đội sẽ chiến đấu từ Phan Rang. Kết thúc bài diễn văn gay gắt, Thiệu ra lệnh tống giam ba tướng: Phạm Văn Phú vì đã cãi vã với Thiệu về chuyện bỏ Tây Nguyên, Phạm Quốc Thuần vì không phòng thủ Nha Trang, Dư Quốc Đống để mất Phước Long. Còn viên tướng thứ tư mà Thiệu muốn bỏ tù thì lại đang nằm giường bệnh vì bị giày vò và xấu hổ, đó là Ngô Quang Trưởng. Trưởng chằng giữ nổi thành phố nào ở khu vực phía Bắc, nằm bệnh viện và đang tuyệt thực. Nhưng Trưởng không điên. Đến ngày tận số của Nam Việt Nam thì Trưởng là người đầu tiên leo lên trực thăng Hoa Kỳ.</p><p></p><p>Binh nhì Đức của thuỷ quân lục chiến ngồi xe xuôi theo quốc lộ 1, rời Cam Ranh ngày 1-1. Anh ta dừng chân ở quận lỵ Du Long cùng bạn bè “mua” thức ăn bằng súng, thuê gái đĩ bằng dao găm nhởn nhơ vài ngày. Đến ngày 6-4, khi bốn lính thuỷ quân lục chiến, trong đó có Đức-cười sằng sặc bẻ khóa vồ một xe Jeep và đi thẳng tiếp về Sài Gòn thì đã tươi tỉnh lại. Ra khỏi thị trấn 15 dặm, cả bọn đụng đầu với quân cảnh và bị xung vào quân đội một lần nữa. Đám quân cảnh ấy đang làm việc cho Vĩnh Nghi. Bất cứ ai có vẻ có khả năng chiến đấu đều bị xung vào hoặc ép trở lại quân đội Sài Gòn để phòng thủ Phan Rang.</p><p></p><p>Một trong các lý do chọn Phan Rang làm phòng tuyến vì đó là quê Thiệu. Nhiều người cho đấy là lý do độc nhất. Tay tổng thống này sinh ra ở bên ngoài Phan Rang, gần Ninh Chữ và sát bờ biển. Mẹ Thiệu sống ở đó đến đầu thập kỷ 70. Tổng thống hay về thăm quê, thường xuyên hơn mọi vùng khác của đất nước. Thiệu theo đạo Thiên chúa là do chiều ý vợ. Lúc nhỏ, Thiệu theo đạo Phật nên vẫn về Ninh Chữ đều đặn để thăm mồ mả tổ tiền.</p><p></p><p>Nghi chẳng phải là con người khờ dại về chính trị nên đã vạch kế hoạch phòng thủ Phan Rang bao gồm cả Ninh Chữ, cách Phan Rang 5 dặm về phía Bắc, hơi chếch về hướng Đông. Ninh Chữ không phải là nơi hoàn toàn có thể phòng thủ được. Vài chuyên gia cũng thắc mắc nhưng Nghi giải thích rằng, nó có thể kiếm soát được đường rút lui, hoặc mất Ninh Chữ thì tỉnh lỵ sẽ nằm trực tiếp dưới hoả lực cs.</p><p></p><p>Đức và 3 người bạn thuỷ quân lục chiến đến Ninh Chữ. Có mặt ở đây gồm quân biệt động, lính bộ binh, nghĩa quân và cả mấy lính không quân. Một số trong đám lính này thậm chí chẳng hề biết viên đạn nằm ở đầu nào của cây súng. Nét chung nhất của lực lượng phòng thủ Ninh Chữ là hầu hết số lính bỏ chạy khỏi chiến trường nơi khác trong 3 tuần lễ qua. Ninh Chữ trở thành một làng chết được bảo vệ bởi đám lính thích bỏ chạy. Ít ai tin rằng họ sẽ thôi không chạy nữa.</p><p></p><p>Trung tá Bảo xuất hiện vào chiều ngày 7-4 để lãnh trách nhiệm phòng thủ Ninh Chữ. Ông ta báo cáo trực tiếp về tướng Nghi. Theo lời ông ta nói với lính rằng ông ta có ý định giữ vững Ninh Chữ cho viên tướng cũng như cho tổng thống. Bảo là con người nổi bật. Cầm đầu đám lính có một không hai với bộ đồ trận mới toanh và giầy bóng loáng. Ông ra không cho biết mình từ đâu đến, tuy nhiên Đức và đám bạn thân đoán được rằng ông ta từ bộ chỉ huy Sài Gòn ra và được Nghi đích thân lựa chọn.</p><p></p><p> Khó xác định được đúng ngày trận đánh Phan Rang khởi sự. Thành phố bị pháo kích và dân chúng bỏ đi từ trước khi Nghi nắm quyền chỉ huy phòng thủ. Cuộc tấn công lớn bằng bộ binh xảy ra lần đầu tiên ngày 7-4. Nhưng những biến cố khác làm mờ cuộc phòng thủ Phan Rang. Đó là cuộc ném bom dinh Tổng thống Thiệu ngày 8-4, một điểm ngoặt dẫn đến cuộc di tản người Mỹ.</p><p></p><p><strong><em>Chương 8 : Cái hố tử thủ</em></strong></p><p></p><p></p><p>Trận đánh Sài Gòn đã bắt đầu, nhưng dân chúng chỉ phát hiện được vào ngày 9-4, một ngày sau cuộc ném bom dinh Thiệu. Ngày 7-4, trận đánh Phan Rang bắt đầu nóng bỏng. Đức không nhìn thấy nhưng nghe được tiếng pháo kích nặng nề trong tỉnh lỵ và căn cứ không quân cạnh đó. Ở Sài Gòn, Thiệu ra lệnh tống giam tư lệnh không quân Tân Sơn Nhất. Tướng 2 sao Nguyễn Văn Hiếu, phó tư lệnh quân khu 3 tự tử sau khi cãi nhau với tướng 3 sao Nguyễn Văn Toàn về chuyện phòng thủ thủ đô. Trận đánh lớn nhất là ở tỉnh Long Khánh, cách Sài Gòn 38 dặm về hướng Đông Bắc. Toàn bộ một sư đoàn cs tràn đến Xuân Lộc. Một cái hố tử thủ đã được đào vào thời điểm ấy.</p><p></p><p>Phòng thủ Xuân Lộc là lính sư đoàn 18, sư đoàn tệ nhất trong quân đội Sài Gòn. Khi mới được thành lập, nó mang danh sư đoàn 10 và đi đến chỗ màng biệt hiệu “năm-bơ ten” (number ten), một tiếng Anh mà người Việt Nam nói bóng để chỉ “đồ tồi tệ nhất”. Do sự nhục mạ của dân chúng ngày càng nhiều đối với sư đoàn “năm-bơ ten”, nó được đổi thành sư đoàn 18. Giữa thập kỷ 60, nó là sư đoàn quá tệ, tới mức không gây đe dọa gì cho đám tướng lĩnh vốn sợ đảo chính nên nó được đóng tròng vùng Sài Gòn.</p><p></p><p>Hai nghìn quả đạn pháo mở đầu cho trận đánh Xuân Lộc. Trận đánh kéo dài một ngày rưỡi. Xuân Lộc chưa chịu gục, nhưng các tư lệnh Bắc Việt Nam còn những lá bài khác trong tay. Hoa Kỳ đang viện trợ khẩn cấp cho Nam Việt Nam. Viện trợ ấy được trả bằng tiền trong các khoản lưu trữ từ 2 năm trước chưa dùng đến. Quốc hội Mỹ chưa chịu chi thêm viện trợ nhưng tiền trong két sắt lúc ấy vẫn còn quá đủ để giữ cho việc tuồn trang bị và đạn dược đến tay quân đội Sài Gòn trong nhiều tháng liên tục.</p><p></p><p>Khi trận Xuân Lộc bùng nổ, một chiếc C5A hạ cánh xuống Tân Sơn Nhất lúc sương mù vừa tan, mang đến 27 tấn mũ sắt và áo giáp chống đạn. Máy bay đỗ, đài Sài Gòn báo cho công chúng Việt Nam biết là ở phía bên kia địa cầu, Tổng thống Ford kêu gọi trng đêm rằng, quốc hội Mỹ nên cho Sài Gòn 722 triệu đôla viện trợ quân sự và 250 triệu đôla viện trợ kinh tế.</p><p></p><p>Thật ra, quân đội Sài Gòn chẳng cần tiền mà cần thay lãnh đạo. Một quyết định ngờ nghệch do tay tổng thống đưa ra ngày 11-4 là tung một lữ đoàn dù nữa vào Xuân Lộc để mong giành lấy chiến thắng, dù tượng trưng, mà Sài Gòn đang hết sức cần thiết. Lữ đoàn được chở bằng xe đến Long Bình. Ở đấy, lính dù được chất lên các trực thăng khổng lồ loại Si-núc. Mục tiêu cuối cùng là Xuân Lộc, nhưng hoả lực mãnh liệt của cs trong thành phố khiến không thể nào chở quân bằng máy bay vào tỉnh lỵ được. Vì thế phải chọn một bãi đáp trong đồn điền cao su do Pháp quản lý, cách Xuân Lộc 5 dặm về hướng Đông. Đại đội đi đầu được thả xuống. Binh lính dàn trận. Chẳng có lấy một phát súng nổ. Trực thăng bay đi bay lại giữa đồn điền và Long Bình mang thêm lính dù đến. Các sĩ quan ở Sài Gòn và ở chiến trường khen nhau rối rít về cuộc hành quân bất ngờ này.</p><p></p><p>Trước lúc hoàng hôn, sư đoàn Bắc Việt Nam bao quanh đồn điền cao su bắt đầu mở trận tấn công. Đám lính dù quả thật chẳng hề có cơ hội chiến đấu nào nữa. Liều thuốc an thần cho Xuân Lộc thế là tan nát. Bị hoàn toàn bất ngờ, bị áp đảo ở tỷ lệ 3 đánh 1, đám lính dù đã bại trận ngay lúc đánh bắt đầu. Đó là trận đánh úp lớn nhất trong cuộc chiến được thực hiện hoàn hảo của một sư đoàn Bắc Việt Nam. Con số tử thương không lớn nhưng số lính dù tan tác tứ phương. Lữ đoàn bị xoá tên, không còn là lực lượng tác chiến nữa.</p><p></p><p>Điều quan trọng sau trận đánh úp là 1 sư đoàn Bắc Việt Nam nữa bước vào tham chiến ở Xuân Lộc. Hai nghìn quả đạn pháo nữa nã vào tỉnh lỵ. Như vậy không đáng sợ bằng đêm đó, cs dùng đặc công chui vào phá một kho đạn nhằm trang bị lại cho 15 tiểu đoàn lính Sài Gòn. Đêm sau, một quả đạn pháo trúng số độc đắc lại rơi trúng trung tâm kho đạn khổng lồ ở Biên Hoà. Kho này cần cho trận đánh Xuân Lộc gồm bom, đạn pháo và đạn súng bộ binh. Thêm đòn nghiêm trọng đánh vào Sài Gòn. Chiếc hố tử thủ đã đào nhưng chẳng có gì để lấp ở đó.</p><p></p><p>Binh nhì Đức trở lại với cuộc chiến được 4 ngày sau trận đánh Phan Rang mở màn ngày 9-4. Anh ta chẳng thích thú gì, nhưng ở Ninh Chữ ngày 13-4, một lần nữa anh ta cảm thấy cuộc sống của mình có mục đích. Hoả lực của Bắc Việt Nam ở đây rất nặng. Đức có thể nghe được và thấy được rằng nó còn nặng hơn ở Phan Rang nhiều. Có thể nghe thấy giao tranh dữ dội nhất là ở căn cứ không quân, nơi Nghi đóng sở chỉ huy.</p><p></p><p>Những đợt tấn công bằng bộ binh vào Ninh Chữ chỉ là thăm dò. Chẳng có gì đáng để cố thủ ở trong làng, nhưng Đức và đồng ngũ cũng ở trong tình trạng báo động hoàn toàn suốt 6 đêm liền. Tiếng súng tuy nhiều nhưng thương vong ít. Trung tá Bảo, tay sĩ quan Sài Gòn khi mới đến có dáng dấp oai vệ giờ đây trông cũng như bọn họ, cũng mệt mỏi, dơ bẩn và nhàu nát.</p><p></p><p>Cs càng ngày càng đổ thêm quân xuống quốc lộ 1. Ngồi trên xe tăng, xe nhà binh, xe đò và bất cứ xe gì mà họ gom được trên đường, đoàn quân áo xanh Bắc Việt Nam đổ về phía Nam, bỏ hầu hết những vùng mới chiếm được cho bộ đội địa phương. Họ tiến xuống phía Nam thật nhanh theo các con đường, quyết liệt cũng như đường mòn, đường biển. Chỉ trừ những cuộc hành quân trực thăng vận khi Mỹ có mặt, còn chẳng có quân đội nào trong lịch sử Việt Nam lại di chuyển nhanh chóng như lực lượng Bắc Việt Nam lúc bấy giờ.</p><p></p><p>Vĩnh Nghi ở lại sở chỉ huy Phan Rang cảm thấy tình hình tuyệt vọng. Thậm chí Nghi không biết đích xác mình có bao nhiêu quân, chỉ ước lượng có độ 1 sư đoàn, 7 đến 8 nghìn lính. Đó là tài xế, thư ký, dân vệ mới xung vào quân đội để giữ mạng sống cho mình. Không có chuyện trốn thoát bằng đường bộ. Nhưng lực lượng của Nghi cứ teo dần đồng thời với dân chúng ở Phan Rang. Thông tin liên lạc giữa Nghi và các vị trí bao quanh có vẻ khó.</p><p></p><p>Trong phiên trực gác, Đức đi cặp với một trong số ít dân vệ. Khi trò chuyện, người ấy đề cập cho Đức biết chuyện mồ mả gia đình Thiệu chỉ cách nơi họ núp trong hố đạn có khoảng 300 mét thôi. Đức nhận xét với vẻ châm biếm là giờ đây anh ta đã hiểu tại sao họ lại bảo vệ Ninh Chữ.</p><p></p><p>Vòng đai Xuân Lộc được nới rộng nhưng chỉ là lý thuyết sớm mai một. Bởi vì, tại Biên Hoà, cách Sài Gòn có 14 dặm, cs đang tiến lên. Đêm 14-4, các pháo thủ đã nhằm trúng kho đạn. Khi phi công trình diện lãnh công vụ vào sáng ngày 15-4 thì một trong hai đường lăn không còn sử dụng được vì đạn pháo đào những lỗ trên đường băng bê tông. Những cuộc yểm hộ cho Xuân Lộc và Phan Rang đều phải ngừng lại. Pháo 130 ly vẫn bắn. Việc phi cơ không cất cánh được thành vấn đề nghiêm trọng. Một nửa số máy bay của không quân Sài Gòn nằm ở tại căn cứ này.</p><p></p><p>Tại Xuân Lộc, Lê Minh Đảo biết là 3 sư đoàn Bắc Việt Nam (thực tế là 4) đe dọa sư đoàn mình. Đảo ra lệnh cho trung đoàn thứ ba và cũng là trung đoàn sau cùng nhảy vào trận đánh. Bắc Việt Nam tìm cách đẩy lùi trung đoàn này và cố chặn cả lực lượng cứu viện từ Trảng Bom tới. Họ tiếp tục vây hãm Xuân Lộc. Các lực lượng khác được lệnh vòng qua tỉnh lỵ và cứ tiếp tục tiến về Sài Gòn. Lực lượng cs tiếp tục thế cóc nhảy, cắt đứt quốc lộ 1 ở phía sau trung đoàn 3 của Đảo. Họ đã ở phía Tây Trảng Bom cách Sài Gòn 21 dặm. Lực lượng địa phương của cs trong vùng Sài Gòn nhận lệnh cấp thời. Vấn đề chỉ còn là thủ đô Nam Việt Nam sụp đổ thế nào và vào lúc nào mà thôi.</p><p></p><p>Ngày 15-4, Phan Rang thất thủ. Lực lượng Bắc Việt Nam bao trùm mọi phía của thành phố. Pháo binh phá nó tan hoang, bộ binh yên chí chờ đợi. Khi bộ binh và xe tăng tiến lên, sức chống cự họ chẳng còn mấy nữa. Thành phố thất thủ và cờ VC được kéo lên. Tại sở chỉ huy của Vĩnh Nghi ngày 15-4, tình hình chưa quá tệ. Nghi nghe tin thị xã thất thủ với thái độ bình thản. Lúc ấy Nghi liên lạc với Toàn, tư lệnh quân khu 3. Qua điện đài, Toàn bảo Nghi rằng, Phan Rang phải chiến đấu càng lâu càng tốt để làm chậm bước tiến khổng lồ của cs xuống quốc lộ 1. Tin Phan Rang thất thủ làm Toàn sững sờ. Nhưng báo cáo của Nghi về việc còn giữ được căn cứ không quân làm Toàn hứng khởi. Toàn nói với Tổng tham mưu trưởng Cao Văn Viên để phái thêm lính sang sắp xếp lại ở Hàm Tân, đặt lính Sài Gòn ngăn cách hai lực lượng cs đang tiến công Phan Rang với lực lượng bị chặn lại ở Xuân Lộc. Đây là kế hoạch tuyệt vời nhưng thời điểm thực hiện đã tuyệt vọng rồi.</p><p></p><p>Chiều tối ngày 15-4, kế hoạch và sự lạc quan này bay ra cửa sổ cùng tiếng nổ giòn của đại bác 130 ly đang dội tập trung vào căn cứ không quân Phan Rang. Từng cứ điểm vành đai bị phá tan tành. Binh lính bị giết hoặc chạy hết. Trinh sát viên hướng dẫn pháo bắn ngày càng gần sở chỉ huy, nơi Nghi đang nằm im dưới đất.</p><p></p><p>Đến đêm, xe tăng và bộ binh Bắc Việt Nam bắt đầu tiến vào căn cứ. Trong bóng đêm, đốm sáng lập loè bay tứ phía. Làn đạn xanh từ súng cs nhiều hơn làn đạn đỏ của vũ khí Sài Gòn do Mỹ chế tạo. Trận chiến dữ dội. Khoảng gần sáng, Vĩnh Nghi báo cho các vị trí nằm ngoài sở chỉ huy Biên Hoà biết sở chỉ huy của mình sẽ mất vào bất cứ lúc nào.</p><p></p><p>Ở Ninh Chữ, binh nhì Đức xúc động về việc mất tỉnh lỵ hơn tướng Nghi, tuy anh ta và 400 binh sĩ khác chưa chịu đựng hoả lực bắn bao nhiêu. Ninh Chữ trở thành hòn đảo đơn độc. Bây giờ họ lại nghe qua điện đài lời báo của Nghi nói với đám binh sĩ ở Ninh Chữ và quanh Phan Rang hãy thoát đi bằng cách tốt nhất có thể được. Bộ đội Bắc Việt Nam bỏ qua làng ấy. Tàu thuyền sẵn và biển quá gần đến nỗi Đức có thể ngửi mùi nước mặn. Nhưng với Đức, ba lính thuỷ quân lục chiến và một lính biệt động thì lệnh rút lui ấy là một trong quá nhiều lệnh kiểu này. Đã rút hơn nửa chiều dài của Nam Việt Nam rồi! Không có chỗ để đứng lại hay sao?</p><p></p><p>Tại Ninh Chữ có một máy ủi đất và một trong ba lính thuỷ quân lục chiến biết cách bẻ khóa công tắc. Nó hụ lên thành một vật sống. Một người lính ngồi ghế lái, còn Đức và những người khác ngồi trên nóc, ở phía sau. Trung tá Bảo, viên sĩ quan Sài Gòn ra chịu trách nhiệm phòng thủ Ninh Chữ ra lệnh cho đám binh sĩ rời khỏi máy ủi. Đức và hai người lính bèn chĩa thẳng những khẩu M.16 vào viên sĩ quan để biểu lộ ra mặt sự chống lệnh. Bảo rút lui vào chỗ để máy truyền tin của ông ta.</p><p></p><p>Chiếc máy ủi chạy thẳng hướng đến khu mồ của gia đình Thiệu. Trong vòng 5 phút, các bia đá bị lưỡi gạt nghiến nát và mặt đất bị xới tung lên. Chẳng còn cách nào để nhận ra những ai đã được chôn ở đấy. Năm binh sĩ bước khỏi máy ủi đất với sự mệt mỏi chán chường và đi ra biển. Bảo cũng báo cáo hành động của họ cho Nghi biết và vặn tắt điện đài rồi cũng đi bộ ra biển. Ba ngày sau, họ đến được Vũng Tàu bằng chiếc thuyền đánh cá. Còn Vĩnh Nghi sa vào tay quân Bắc Việt Nam khi họ đánh căn cứ không quân.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Butchi, post: 11742, member: 7"] [B][I]Chương 7 : Tuyến phòng thủ và trẻ em[/I][/B] Trận đánh chiếm Sài Gòn đã bắt đầu từ cái ngày sau thảm họa Nha Trang, mặc dù lúc ấy ít ai nhận ra điều đó. Đúng 4 tuần sau, nó kết thúc thảm họa di tản sứ quán Mỹ vài giờ. Với những ai ở Việt Nam 4 tuần ấy, các sự kiện như nhoè đi. Những giờ phút thật dài, trí nhớ không hoàn toàn đáng tin cậy nữa. Muốn viết phải sắp xếp lại dữ kiện, không thể dựa vào trí nhớ riêng của mình. Phải dựa vào cả những ghi chú, điện văn có liên quan. Sự kiền dồn dập như phim quay nhanh. Với người Nam Việt Nam, nó còn là thảm kịch, sợ hãi, tuyệt vọng. Tháng 4 ở Sài Gòn là toàn bộ cuộc chiến tranh 30 năm thu nhỏ lại. Trẻ con Việt Nam được thế giới nhìn như đám cô nhi lăn lóc trở thành chất xúc tác cho cái bệnh di tản sau khi Nha Trang sụp đổ. Những người quản lý các viện mồ côi ở Sài Gòn để lộ ý muốn của họ cho đám trẻ con đi. Điều này tức khắc trở thành thời cơ tuyên truyền không chỉ riêng cho những người thực tâm giúp đỡ trẻ em. Những kẻ mỉa mai, ích kỷ đã tìm thấy thời điểm ngon lành. Trong bọn này phải liệt Martin vào đấy. Vào một lúc không được kín đáo, Martin đã nói với một người trong đám thân tín rằng, vấn đề di tản trẻ con là đòn tuyên truyền tuyệt diệu. Viên đại sứ cảm thấy việc làm rùng beng tối đa chương trình di tản trẻ em giúp vào việc lái dư luận quốc hội Mỹ nghiêng về phía Sài Gòn. Mọi âm mưu đã thành công. Chiều ngày 3-4, một chiếc DC.8 đã chở 85 trẻ mồ côi và một số nhà báo chọn lọc từ Nam Việt Nam đi Mỹ. Chiếc C5A đã hạ cánh xuống Tân Sơn Nhất sáng sớm ngày 4-4. Nó quá lớn đến nỗi có vẻ chậm chạp trong khi bay. Công nhân bốc xuống hàng chục tấn thiết bị quân sự cho cái quân đội khốn khổ. Người ta sắp đặt cho nó cất cánh trưa hôm ấy với chuyến hàng chính thức là trẻ mồ côi và những người Mỹ, danh nghĩa là đi theo chăm sóc trẻ. Các nhà báo được ân cần mời ra Tân Sơn Nhất để chụp hình và phỏng vấn đám trẻ lên phi cơ. Chiếc C5A thuộc loại máy bay khổng lồ trên trời. Một số ít may mắn kiếm được ghế ngồi còn tuyệt đại đa số khoảng gần 400 trẻ em phải chui xuống dưới các dây chằng hàng. Cuối cùng cái cửa sổ khổng lồ cũng được đóng lại. Nó được đài không lưu báo là trống chỗ để di chuyển ra đầu đường băng. Phanh nhả ra. 4 động cơ phản lực khổng lồ rít lên. Chiếc máy bay lấy đà rồi cất cánh. 4 giờ 45 phút chiều hôm đó, máy bay ra đến biển Đông ở độ cao 4 dặm. Nó tiếp tục nâng độ cao lên 8 dặm mới ổn định đường bay. Lúc bấy giờ, trong máy bay hành khách còn bị chằng dây an toàn. Phần đông người lớn nắm tay nhau thành trò vui. Một số người cất tiếng hát. Bỗng nhiên, cánh cửa máy bay văng mất, sức hút của gió cuốn đi những vật gì không được cột chặt trong máy bay, kể cả mấy đứa trẻ sơ sinh. Chiếc máy bay cố tìm cách quay lại Tân Sơn Nhất. 20 phút sau, phi công không sao giữ được máy bay ổn định nên quyết định hạ cánh khẩn cấp. Chiếc phản lực khổng lồ chạm xuống một cái gò trên ruộng lúa, lướt qua con rạch rồi sựng lại trong đám ruộng kề đó, cách Tân Sơn Nhất không đầy 2 dặm. Lửa bùng cháy và khói làm cho số lớn người trên máy bay bị thiệt mạng. Martin nhận cú điện thoại báo tin tai nạn máy bay rơi. “Chiếc C5A đã rơi”-một viên chức Hoa Kỳ nói với Martin bằng điện thoại siêu tần số của toà đại sứ. “Vâng”, Martin trả lời. “Có người sống sót”, viên chức ấy nói tiếp. “Vâng, cảm ơn anh”. Martin đáp rồi cúp điện thoại. 19 giờ sau, một máy bay phản lực B.747 chở 400 trẻ em khác ra khỏi Việt Nam. Cuộc di tản những người Mỹ vẫn không được sứ quán Hoa Kỳ giúp đỡ. Martin sẵn sàng giúp trẻ con bởi vì đám cô nhi ấy “giúp” ông ta. Còn với đồng bào của viên đại sứ, Martin vẫn giữ vững lập trường là pháp luật phải được tôn trọng. Quân đội Sài Gòn đã bỏ thêm Đà Lạt vào ngày 3-4. Ở Sài Gòn người ta tự hỏi khi nào phòng tuyến được giữ vững? Khi Đà Lạt được trao cho cs thì Khiêm đọc diễn văn cuối cùng trên đài phát thanh quân đội Sài Gòn. Thực tế Khiêm vẫn là quân nhân nhưng đã lột sao để nắm vai trò dân sự là thủ tướng. Với giọng đều đều, Khiêm đã đọc bài diễn văn chiến đấu trong giờ ngủ trưa, không chắc có đến 10% người nghe, van nài đồng bào đừng rút lui, công bố ý định từ chức để phản đối Thiệu. Ngày 4-4 ấy là ngày bận rộn đối với Thiệu. Chấp nhận cho Khiêm từ chức, mở cuộc bắt bớ thứ hai các đối thủ chính trị, gặp Weyand trước khi viên tướng này về báo cáo với Ford. Weyand cho Thiệu biết rằng viện trợ cho Nam Việt Nam sẽ gặp khó khăn nếu rút lui nữa. Mỹ đã quyết định lập phòng tuyến Phan Rang-Tây Ninh, nhưng Nha Trang sụp đổ làm Weyand xúc động vì ở đó ông ta đã nói với các nhà báo rằng, Sài Gòn sẽ chiến đấu. Weyand đã nói thẳng với tay tổng thống Nam Việt Nam rằng những cuộc rút lui quy mô lớn làm mất phiếu quốc hội ủng hộ Sài Gòn. Lực lượng của Thiệu ít nhất cũng phải một lần chiến đấu, thắng được một trận càng tốt. Thiệu hứa một trận đánh như vậy sẽ diễn ra. Sau đó, Thiệu triệu tập các cố vấn quân sự và quyết định Phan Rang là địa điểm. Thiệu moi móc trong chốc lát rồi quyết định trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi sẽ cầm đầu cuộc chống giữ ấy. Viên tướng ba sao này chẳng có thành tích chiến trường nào đáng nói. Nghi đã làm tư lệnh quân khu 4 nhưng tham nhũng công khai, đến nỗi người Mỹ cũng thấy ngượng và đã buộc Thiệu phải cách chức Nghi năm 1974. Nghi không có tài nhưng có lòng trung thành đặc biệt với Thiệu, điều có thể sử dụng vào năm1975 này. Lần này, Thiệu giao cho Nghi quyền chỉ huy Phan Rang và Phan Thiết cách Sài Gòn 165 dặm về phía Đông Bắc. Về nguyên tắc, Nghi phải báo cáo về sở chỉ huy quân đoàn 3 ở Biên Hoà. Tối ngày 4-4, Thiệu lên đài truyền hình, khiến người ta phải nhức mắt. Thiệu chửi Mỹ đã cắt viện trợ và kết luận: làm sao người ta có thể tin ở Mỹ được. Thiệu chửi báo chí, doạ trừng trị các hãng thông tấn ngoại quốc bóp méo sự thật. Thiệu sôi nổi hỏi tội các cấp chỉ huy không chịu cố thủ. Với kế hoạch bỏ rơi Tây Nguyên, Thiệu coi đó là”chiến dịch quân sự xuất sắc bị quân đội thực hiện tồi”, Huế mất vì “phải chọi với lực lượng cộng sản ưu thế hơn”. Đà Nẵng sụp đổ vì “không có thì giờ dựng lên một vành đai phòng thủ trong tình hình hoảng loạn”. Thiệu xác định mình vẫn sẽ là tổng thống và quân đội sẽ chiến đấu từ Phan Rang. Kết thúc bài diễn văn gay gắt, Thiệu ra lệnh tống giam ba tướng: Phạm Văn Phú vì đã cãi vã với Thiệu về chuyện bỏ Tây Nguyên, Phạm Quốc Thuần vì không phòng thủ Nha Trang, Dư Quốc Đống để mất Phước Long. Còn viên tướng thứ tư mà Thiệu muốn bỏ tù thì lại đang nằm giường bệnh vì bị giày vò và xấu hổ, đó là Ngô Quang Trưởng. Trưởng chằng giữ nổi thành phố nào ở khu vực phía Bắc, nằm bệnh viện và đang tuyệt thực. Nhưng Trưởng không điên. Đến ngày tận số của Nam Việt Nam thì Trưởng là người đầu tiên leo lên trực thăng Hoa Kỳ. Binh nhì Đức của thuỷ quân lục chiến ngồi xe xuôi theo quốc lộ 1, rời Cam Ranh ngày 1-1. Anh ta dừng chân ở quận lỵ Du Long cùng bạn bè “mua” thức ăn bằng súng, thuê gái đĩ bằng dao găm nhởn nhơ vài ngày. Đến ngày 6-4, khi bốn lính thuỷ quân lục chiến, trong đó có Đức-cười sằng sặc bẻ khóa vồ một xe Jeep và đi thẳng tiếp về Sài Gòn thì đã tươi tỉnh lại. Ra khỏi thị trấn 15 dặm, cả bọn đụng đầu với quân cảnh và bị xung vào quân đội một lần nữa. Đám quân cảnh ấy đang làm việc cho Vĩnh Nghi. Bất cứ ai có vẻ có khả năng chiến đấu đều bị xung vào hoặc ép trở lại quân đội Sài Gòn để phòng thủ Phan Rang. Một trong các lý do chọn Phan Rang làm phòng tuyến vì đó là quê Thiệu. Nhiều người cho đấy là lý do độc nhất. Tay tổng thống này sinh ra ở bên ngoài Phan Rang, gần Ninh Chữ và sát bờ biển. Mẹ Thiệu sống ở đó đến đầu thập kỷ 70. Tổng thống hay về thăm quê, thường xuyên hơn mọi vùng khác của đất nước. Thiệu theo đạo Thiên chúa là do chiều ý vợ. Lúc nhỏ, Thiệu theo đạo Phật nên vẫn về Ninh Chữ đều đặn để thăm mồ mả tổ tiền. Nghi chẳng phải là con người khờ dại về chính trị nên đã vạch kế hoạch phòng thủ Phan Rang bao gồm cả Ninh Chữ, cách Phan Rang 5 dặm về phía Bắc, hơi chếch về hướng Đông. Ninh Chữ không phải là nơi hoàn toàn có thể phòng thủ được. Vài chuyên gia cũng thắc mắc nhưng Nghi giải thích rằng, nó có thể kiếm soát được đường rút lui, hoặc mất Ninh Chữ thì tỉnh lỵ sẽ nằm trực tiếp dưới hoả lực cs. Đức và 3 người bạn thuỷ quân lục chiến đến Ninh Chữ. Có mặt ở đây gồm quân biệt động, lính bộ binh, nghĩa quân và cả mấy lính không quân. Một số trong đám lính này thậm chí chẳng hề biết viên đạn nằm ở đầu nào của cây súng. Nét chung nhất của lực lượng phòng thủ Ninh Chữ là hầu hết số lính bỏ chạy khỏi chiến trường nơi khác trong 3 tuần lễ qua. Ninh Chữ trở thành một làng chết được bảo vệ bởi đám lính thích bỏ chạy. Ít ai tin rằng họ sẽ thôi không chạy nữa. Trung tá Bảo xuất hiện vào chiều ngày 7-4 để lãnh trách nhiệm phòng thủ Ninh Chữ. Ông ta báo cáo trực tiếp về tướng Nghi. Theo lời ông ta nói với lính rằng ông ta có ý định giữ vững Ninh Chữ cho viên tướng cũng như cho tổng thống. Bảo là con người nổi bật. Cầm đầu đám lính có một không hai với bộ đồ trận mới toanh và giầy bóng loáng. Ông ra không cho biết mình từ đâu đến, tuy nhiên Đức và đám bạn thân đoán được rằng ông ta từ bộ chỉ huy Sài Gòn ra và được Nghi đích thân lựa chọn. Khó xác định được đúng ngày trận đánh Phan Rang khởi sự. Thành phố bị pháo kích và dân chúng bỏ đi từ trước khi Nghi nắm quyền chỉ huy phòng thủ. Cuộc tấn công lớn bằng bộ binh xảy ra lần đầu tiên ngày 7-4. Nhưng những biến cố khác làm mờ cuộc phòng thủ Phan Rang. Đó là cuộc ném bom dinh Tổng thống Thiệu ngày 8-4, một điểm ngoặt dẫn đến cuộc di tản người Mỹ. [B][I]Chương 8 : Cái hố tử thủ[/I][/B] Trận đánh Sài Gòn đã bắt đầu, nhưng dân chúng chỉ phát hiện được vào ngày 9-4, một ngày sau cuộc ném bom dinh Thiệu. Ngày 7-4, trận đánh Phan Rang bắt đầu nóng bỏng. Đức không nhìn thấy nhưng nghe được tiếng pháo kích nặng nề trong tỉnh lỵ và căn cứ không quân cạnh đó. Ở Sài Gòn, Thiệu ra lệnh tống giam tư lệnh không quân Tân Sơn Nhất. Tướng 2 sao Nguyễn Văn Hiếu, phó tư lệnh quân khu 3 tự tử sau khi cãi nhau với tướng 3 sao Nguyễn Văn Toàn về chuyện phòng thủ thủ đô. Trận đánh lớn nhất là ở tỉnh Long Khánh, cách Sài Gòn 38 dặm về hướng Đông Bắc. Toàn bộ một sư đoàn cs tràn đến Xuân Lộc. Một cái hố tử thủ đã được đào vào thời điểm ấy. Phòng thủ Xuân Lộc là lính sư đoàn 18, sư đoàn tệ nhất trong quân đội Sài Gòn. Khi mới được thành lập, nó mang danh sư đoàn 10 và đi đến chỗ màng biệt hiệu “năm-bơ ten” (number ten), một tiếng Anh mà người Việt Nam nói bóng để chỉ “đồ tồi tệ nhất”. Do sự nhục mạ của dân chúng ngày càng nhiều đối với sư đoàn “năm-bơ ten”, nó được đổi thành sư đoàn 18. Giữa thập kỷ 60, nó là sư đoàn quá tệ, tới mức không gây đe dọa gì cho đám tướng lĩnh vốn sợ đảo chính nên nó được đóng tròng vùng Sài Gòn. Hai nghìn quả đạn pháo mở đầu cho trận đánh Xuân Lộc. Trận đánh kéo dài một ngày rưỡi. Xuân Lộc chưa chịu gục, nhưng các tư lệnh Bắc Việt Nam còn những lá bài khác trong tay. Hoa Kỳ đang viện trợ khẩn cấp cho Nam Việt Nam. Viện trợ ấy được trả bằng tiền trong các khoản lưu trữ từ 2 năm trước chưa dùng đến. Quốc hội Mỹ chưa chịu chi thêm viện trợ nhưng tiền trong két sắt lúc ấy vẫn còn quá đủ để giữ cho việc tuồn trang bị và đạn dược đến tay quân đội Sài Gòn trong nhiều tháng liên tục. Khi trận Xuân Lộc bùng nổ, một chiếc C5A hạ cánh xuống Tân Sơn Nhất lúc sương mù vừa tan, mang đến 27 tấn mũ sắt và áo giáp chống đạn. Máy bay đỗ, đài Sài Gòn báo cho công chúng Việt Nam biết là ở phía bên kia địa cầu, Tổng thống Ford kêu gọi trng đêm rằng, quốc hội Mỹ nên cho Sài Gòn 722 triệu đôla viện trợ quân sự và 250 triệu đôla viện trợ kinh tế. Thật ra, quân đội Sài Gòn chẳng cần tiền mà cần thay lãnh đạo. Một quyết định ngờ nghệch do tay tổng thống đưa ra ngày 11-4 là tung một lữ đoàn dù nữa vào Xuân Lộc để mong giành lấy chiến thắng, dù tượng trưng, mà Sài Gòn đang hết sức cần thiết. Lữ đoàn được chở bằng xe đến Long Bình. Ở đấy, lính dù được chất lên các trực thăng khổng lồ loại Si-núc. Mục tiêu cuối cùng là Xuân Lộc, nhưng hoả lực mãnh liệt của cs trong thành phố khiến không thể nào chở quân bằng máy bay vào tỉnh lỵ được. Vì thế phải chọn một bãi đáp trong đồn điền cao su do Pháp quản lý, cách Xuân Lộc 5 dặm về hướng Đông. Đại đội đi đầu được thả xuống. Binh lính dàn trận. Chẳng có lấy một phát súng nổ. Trực thăng bay đi bay lại giữa đồn điền và Long Bình mang thêm lính dù đến. Các sĩ quan ở Sài Gòn và ở chiến trường khen nhau rối rít về cuộc hành quân bất ngờ này. Trước lúc hoàng hôn, sư đoàn Bắc Việt Nam bao quanh đồn điền cao su bắt đầu mở trận tấn công. Đám lính dù quả thật chẳng hề có cơ hội chiến đấu nào nữa. Liều thuốc an thần cho Xuân Lộc thế là tan nát. Bị hoàn toàn bất ngờ, bị áp đảo ở tỷ lệ 3 đánh 1, đám lính dù đã bại trận ngay lúc đánh bắt đầu. Đó là trận đánh úp lớn nhất trong cuộc chiến được thực hiện hoàn hảo của một sư đoàn Bắc Việt Nam. Con số tử thương không lớn nhưng số lính dù tan tác tứ phương. Lữ đoàn bị xoá tên, không còn là lực lượng tác chiến nữa. Điều quan trọng sau trận đánh úp là 1 sư đoàn Bắc Việt Nam nữa bước vào tham chiến ở Xuân Lộc. Hai nghìn quả đạn pháo nữa nã vào tỉnh lỵ. Như vậy không đáng sợ bằng đêm đó, cs dùng đặc công chui vào phá một kho đạn nhằm trang bị lại cho 15 tiểu đoàn lính Sài Gòn. Đêm sau, một quả đạn pháo trúng số độc đắc lại rơi trúng trung tâm kho đạn khổng lồ ở Biên Hoà. Kho này cần cho trận đánh Xuân Lộc gồm bom, đạn pháo và đạn súng bộ binh. Thêm đòn nghiêm trọng đánh vào Sài Gòn. Chiếc hố tử thủ đã đào nhưng chẳng có gì để lấp ở đó. Binh nhì Đức trở lại với cuộc chiến được 4 ngày sau trận đánh Phan Rang mở màn ngày 9-4. Anh ta chẳng thích thú gì, nhưng ở Ninh Chữ ngày 13-4, một lần nữa anh ta cảm thấy cuộc sống của mình có mục đích. Hoả lực của Bắc Việt Nam ở đây rất nặng. Đức có thể nghe được và thấy được rằng nó còn nặng hơn ở Phan Rang nhiều. Có thể nghe thấy giao tranh dữ dội nhất là ở căn cứ không quân, nơi Nghi đóng sở chỉ huy. Những đợt tấn công bằng bộ binh vào Ninh Chữ chỉ là thăm dò. Chẳng có gì đáng để cố thủ ở trong làng, nhưng Đức và đồng ngũ cũng ở trong tình trạng báo động hoàn toàn suốt 6 đêm liền. Tiếng súng tuy nhiều nhưng thương vong ít. Trung tá Bảo, tay sĩ quan Sài Gòn khi mới đến có dáng dấp oai vệ giờ đây trông cũng như bọn họ, cũng mệt mỏi, dơ bẩn và nhàu nát. Cs càng ngày càng đổ thêm quân xuống quốc lộ 1. Ngồi trên xe tăng, xe nhà binh, xe đò và bất cứ xe gì mà họ gom được trên đường, đoàn quân áo xanh Bắc Việt Nam đổ về phía Nam, bỏ hầu hết những vùng mới chiếm được cho bộ đội địa phương. Họ tiến xuống phía Nam thật nhanh theo các con đường, quyết liệt cũng như đường mòn, đường biển. Chỉ trừ những cuộc hành quân trực thăng vận khi Mỹ có mặt, còn chẳng có quân đội nào trong lịch sử Việt Nam lại di chuyển nhanh chóng như lực lượng Bắc Việt Nam lúc bấy giờ. Vĩnh Nghi ở lại sở chỉ huy Phan Rang cảm thấy tình hình tuyệt vọng. Thậm chí Nghi không biết đích xác mình có bao nhiêu quân, chỉ ước lượng có độ 1 sư đoàn, 7 đến 8 nghìn lính. Đó là tài xế, thư ký, dân vệ mới xung vào quân đội để giữ mạng sống cho mình. Không có chuyện trốn thoát bằng đường bộ. Nhưng lực lượng của Nghi cứ teo dần đồng thời với dân chúng ở Phan Rang. Thông tin liên lạc giữa Nghi và các vị trí bao quanh có vẻ khó. Trong phiên trực gác, Đức đi cặp với một trong số ít dân vệ. Khi trò chuyện, người ấy đề cập cho Đức biết chuyện mồ mả gia đình Thiệu chỉ cách nơi họ núp trong hố đạn có khoảng 300 mét thôi. Đức nhận xét với vẻ châm biếm là giờ đây anh ta đã hiểu tại sao họ lại bảo vệ Ninh Chữ. Vòng đai Xuân Lộc được nới rộng nhưng chỉ là lý thuyết sớm mai một. Bởi vì, tại Biên Hoà, cách Sài Gòn có 14 dặm, cs đang tiến lên. Đêm 14-4, các pháo thủ đã nhằm trúng kho đạn. Khi phi công trình diện lãnh công vụ vào sáng ngày 15-4 thì một trong hai đường lăn không còn sử dụng được vì đạn pháo đào những lỗ trên đường băng bê tông. Những cuộc yểm hộ cho Xuân Lộc và Phan Rang đều phải ngừng lại. Pháo 130 ly vẫn bắn. Việc phi cơ không cất cánh được thành vấn đề nghiêm trọng. Một nửa số máy bay của không quân Sài Gòn nằm ở tại căn cứ này. Tại Xuân Lộc, Lê Minh Đảo biết là 3 sư đoàn Bắc Việt Nam (thực tế là 4) đe dọa sư đoàn mình. Đảo ra lệnh cho trung đoàn thứ ba và cũng là trung đoàn sau cùng nhảy vào trận đánh. Bắc Việt Nam tìm cách đẩy lùi trung đoàn này và cố chặn cả lực lượng cứu viện từ Trảng Bom tới. Họ tiếp tục vây hãm Xuân Lộc. Các lực lượng khác được lệnh vòng qua tỉnh lỵ và cứ tiếp tục tiến về Sài Gòn. Lực lượng cs tiếp tục thế cóc nhảy, cắt đứt quốc lộ 1 ở phía sau trung đoàn 3 của Đảo. Họ đã ở phía Tây Trảng Bom cách Sài Gòn 21 dặm. Lực lượng địa phương của cs trong vùng Sài Gòn nhận lệnh cấp thời. Vấn đề chỉ còn là thủ đô Nam Việt Nam sụp đổ thế nào và vào lúc nào mà thôi. Ngày 15-4, Phan Rang thất thủ. Lực lượng Bắc Việt Nam bao trùm mọi phía của thành phố. Pháo binh phá nó tan hoang, bộ binh yên chí chờ đợi. Khi bộ binh và xe tăng tiến lên, sức chống cự họ chẳng còn mấy nữa. Thành phố thất thủ và cờ VC được kéo lên. Tại sở chỉ huy của Vĩnh Nghi ngày 15-4, tình hình chưa quá tệ. Nghi nghe tin thị xã thất thủ với thái độ bình thản. Lúc ấy Nghi liên lạc với Toàn, tư lệnh quân khu 3. Qua điện đài, Toàn bảo Nghi rằng, Phan Rang phải chiến đấu càng lâu càng tốt để làm chậm bước tiến khổng lồ của cs xuống quốc lộ 1. Tin Phan Rang thất thủ làm Toàn sững sờ. Nhưng báo cáo của Nghi về việc còn giữ được căn cứ không quân làm Toàn hứng khởi. Toàn nói với Tổng tham mưu trưởng Cao Văn Viên để phái thêm lính sang sắp xếp lại ở Hàm Tân, đặt lính Sài Gòn ngăn cách hai lực lượng cs đang tiến công Phan Rang với lực lượng bị chặn lại ở Xuân Lộc. Đây là kế hoạch tuyệt vời nhưng thời điểm thực hiện đã tuyệt vọng rồi. Chiều tối ngày 15-4, kế hoạch và sự lạc quan này bay ra cửa sổ cùng tiếng nổ giòn của đại bác 130 ly đang dội tập trung vào căn cứ không quân Phan Rang. Từng cứ điểm vành đai bị phá tan tành. Binh lính bị giết hoặc chạy hết. Trinh sát viên hướng dẫn pháo bắn ngày càng gần sở chỉ huy, nơi Nghi đang nằm im dưới đất. Đến đêm, xe tăng và bộ binh Bắc Việt Nam bắt đầu tiến vào căn cứ. Trong bóng đêm, đốm sáng lập loè bay tứ phía. Làn đạn xanh từ súng cs nhiều hơn làn đạn đỏ của vũ khí Sài Gòn do Mỹ chế tạo. Trận chiến dữ dội. Khoảng gần sáng, Vĩnh Nghi báo cho các vị trí nằm ngoài sở chỉ huy Biên Hoà biết sở chỉ huy của mình sẽ mất vào bất cứ lúc nào. Ở Ninh Chữ, binh nhì Đức xúc động về việc mất tỉnh lỵ hơn tướng Nghi, tuy anh ta và 400 binh sĩ khác chưa chịu đựng hoả lực bắn bao nhiêu. Ninh Chữ trở thành hòn đảo đơn độc. Bây giờ họ lại nghe qua điện đài lời báo của Nghi nói với đám binh sĩ ở Ninh Chữ và quanh Phan Rang hãy thoát đi bằng cách tốt nhất có thể được. Bộ đội Bắc Việt Nam bỏ qua làng ấy. Tàu thuyền sẵn và biển quá gần đến nỗi Đức có thể ngửi mùi nước mặn. Nhưng với Đức, ba lính thuỷ quân lục chiến và một lính biệt động thì lệnh rút lui ấy là một trong quá nhiều lệnh kiểu này. Đã rút hơn nửa chiều dài của Nam Việt Nam rồi! Không có chỗ để đứng lại hay sao? Tại Ninh Chữ có một máy ủi đất và một trong ba lính thuỷ quân lục chiến biết cách bẻ khóa công tắc. Nó hụ lên thành một vật sống. Một người lính ngồi ghế lái, còn Đức và những người khác ngồi trên nóc, ở phía sau. Trung tá Bảo, viên sĩ quan Sài Gòn ra chịu trách nhiệm phòng thủ Ninh Chữ ra lệnh cho đám binh sĩ rời khỏi máy ủi. Đức và hai người lính bèn chĩa thẳng những khẩu M.16 vào viên sĩ quan để biểu lộ ra mặt sự chống lệnh. Bảo rút lui vào chỗ để máy truyền tin của ông ta. Chiếc máy ủi chạy thẳng hướng đến khu mồ của gia đình Thiệu. Trong vòng 5 phút, các bia đá bị lưỡi gạt nghiến nát và mặt đất bị xới tung lên. Chẳng còn cách nào để nhận ra những ai đã được chôn ở đấy. Năm binh sĩ bước khỏi máy ủi đất với sự mệt mỏi chán chường và đi ra biển. Bảo cũng báo cáo hành động của họ cho Nghi biết và vặn tắt điện đài rồi cũng đi bộ ra biển. Ba ngày sau, họ đến được Vũng Tàu bằng chiếc thuyền đánh cá. Còn Vĩnh Nghi sa vào tay quân Bắc Việt Nam khi họ đánh căn cứ không quân. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Lịch Sử Địa Phương
55 ngày chế độ Sài Gòn sụp đổ
Top