Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Lịch Sử Địa Phương
55 ngày chế độ Sài Gòn sụp đổ
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Butchi" data-source="post: 11741" data-attributes="member: 7"><p><strong><em>CHƯƠNG 5: PHÚT MỞ MÀN CỦA GIAI ĐOẠN CUỐI: MẤT ĐÀ NẴNG</em></strong></p><p></p><p>Việc mất Huế là thảm hoạ có một không hai cho chính quyền SG trong cuộc chiến. Từ ngày ông Ba kéo là cờ VC lên trên thành nội, Nam VN đã đến ngày tận số. Mọi người Nam VN đều biết Huế, SG có thể là thủ đô, Đà nẵng có thể là một thành phố quan trọng hơn về mặt thương mại, nhưng nhiều người chống cộng và dân chung thân chính quyền rât sững sờ trươc việc mất Huế. Với tính cách giành một thắng lợi nhanh gọn, Bắc Vn đã làm rất tôt trong việc chiếm Huế. Nhưng việc chiếm Huế mà không phải giao tranh là thắng lợi quan trọng nhất trong cuộc chiến. Cái sự kiện quân đội SG được lệnh rut khỏi thành phố làm mọi người sửng sốt gấp đôi. Thiệu không để dấu hiệu yếu kém nào lộ ra bề ngoài tuy nhiên bên trong các hội đồng cơ cấu quyền lực SG, khó khăn bộc lộ lan tràn. Quân đội vốn là nền tảng của chế độ lại đang tan rã... bỏ rơi từng mảng đất rộng lớn & các thành phố mà không chiến đấu.</p><p></p><p>Thiệu chẳng ngu gì vì có quyền lực, và khư khư muốn giữ lấy nó, tin rằng chỉ mình mình là có thể cứu Nam VN khỏi tai hoạ bàn tay đám ngoại bang muốn thấy nó đổ sụp. Thiệu kể luôn người Mỹ vào đám ngoại bang này. Chính trong lúc ấy, tịa Đà nẵng, sự hỗn loạn đang lớn dần & trở nên tồi tệ. Thành phố này là điểm tập trung cho 1 triệu hoặc 1,5 triệu người di tản. Ngày Huế sụp đỏ, 14 hoả tiễn đã rơi trúng căn cứ không quân Đà nẵng. Sự hoảng loạn tự nó lớn lên ở Đà nẵng và chẳng ai có thể làm gì đối với nó.</p><p></p><p>Ngô Quang Trưởng vẫn còn làm việc vào ngày sau hôm Huế sụp đổ, nhưng hoạt động của Trưởng đã trở nên mơ hồ. Trưởng muốn đám sống sot của sư đoàn bộ binh 1 đi về phía Tây & Tây Nam. Đám biệt động quân ở phái Nam thay lính dù đã bị Thiệ rut về SG. Vùng phía Nam là mắt xich yếu nhât. Nhưng đám quân còn lại từ Huế đổ bộ lên Đà nẵng thì thật thảm thương. Binh sĩ ném bỏ trang bị. Sư đoàn 1 bộ binh không còn là lực lượng quân sự nữa. Đây là đám người cuồng dại. Dân chúng há hốc mồm nhìn đám người đó, lòng cay đắng vì trước đây nó là lực lượng thiện chiến nhất của quân đội SG.</p><p></p><p>Rạng sáng ngày 28-3, bộ chỉ huy của CS ở Đà nẵng đã ban hành mệnh lệnh. Lệnh đó được chuyển nhanh chong xuống các đơn vị thâp nhât, không cần giữ bí mật nữa. Nó được đài phát thanh CS loan đi như tài liệu tuyên truyền:</p><p></p><p>"... Nhân dân Đà nẵng hãy nổi đạy cùng với các lực lượng vũ trang giải phóng nắm lấy quyền quyết định vận mệnh của mình. Bọ địch đã bị bao vây & đang bị tấn công. Chúng đang tìm cách tháo chạy. Thời cơ giải phóng tỉnh Quảng Đà và TP Đà nẵng đã đến..."</p><p></p><p>Mệnh lệnh thật giản đơn và rõ ràng. Bắc VN đã cảm thấy việc tấn công Đà nẵng gần kề đến nỗi bỏ qua cả bí mật trong mệnh lệnh tấn công. Họ cảm thấy phổ biến lệnh ấy thuc đẩy sự đầu hàng của Đà nẵng... Vào trưa ngày 28-3, một buổi trưa thứ sáu ở các nơi khác trên thế giới với ngày nghỉ cuối tuần đang đến và chẳng còn chuyện gì khác thì Đà nẵng lại đang ở cơn co quắp cuối cùng của sự kinh hoàng.</p><p></p><p>Binh sĩ từ Huế đến đang nổi loạn. Nhưng sĩ quan nào kiểm soát nổi đám lính sống sót từ Quảng Ngãi - Tam kỳ ra, cũng như từ Quảng Trị về. Họ đang biến thành các đám đông cuồng dại. Tiếng súng nổ như pháo Tết. Giết người và hãm hiếp trở thành chuyện bình thường. Cướp bóc ngự trị ngay ngày hôm ấy.</p><p></p><p>Trong cái mệnh lệnh cuối cùng được xem là còn bình tĩnh, Trưởng ra lệnh cho các xe tăng của quân đội Nam VN xuống đường tái lập trật tự và giới nghiêm 24/24 giờ. Nó chẳng làm được chuyện gì vì đa số lính trên các xe tăng gia nhập đám người vơ vết. Lính khac thì sợ chăngnr ai chống lại vì không ai muốn chết trong cái ngày có vẻ là cuối cùng của cuộc chiến. Họ càng chẳng muốn chết trong chiến trận với đồng ngũ cùng mang thứ quân phục với mình.</p><p></p><p>Quá trưa 28-3, tình hình quân sự xung quanh Đà nẵng thật đen tối. Hội An, cách Đà nẵng 15 dặm về phía Nam đã bị bỏ rơi, tạo thuận lợi cho CS thọc vào Đà nẵng.</p><p></p><p>9h tối, hoả tiễn bắt đầu rơi xuống Đà nẵng. Các tuyến phòng thủ phía Nam và phía Tây sụp đổ. Ngô Quang Trưởng, người anh hùng, người lính chiên, người đào hố tử thủ, đã rút ra ngoài tìm đến một chiếc tầu gần bờ. Trưởng đã một mực sử dụng giả thuyết cho răng trong thành phố quá nguy hiểm, sẽ bị đám lính lang thang cướp bóc gây nguy hại cho sự chỉ huy, Trưởng cho biết sẽ chỉ huy trận đánh giành Đà nẵng từ ngoài bờ.</p><p></p><p>Điều nhanh chóng thấy rõ là Trưởng không biết bơi, it nhất là bơi không giỏi. Sóng nước không lớn, nhưng các ngọ sóng bạc đầu đang ở cách bờ khoảng 100m. Ngọn sóng thứ nhất vật ngã Trưởng, ngọn sóng thứ hai phủ lên người viên tướng này.</p><p></p><p>Trong tình hình Trưởng ra đi còn khoảng 100.000 lính có mặt trong vùng. Ước đoán có khoảng 80% đang cố sức thoát ra hoặc vơ vét cái gì có thể kiếm được trong khoái lạc bắn giết và cướp bóc. Các tướng khác đang hoạch định hai chuyến bay bí mật. Đà nẵng đã được trao tay rồi. Nó chẳng còn nữa, mất hết, đã được trao về cho VC & Bắc VN.</p><p></p><p>Thành phố Đà nẵng, thành phố lớn thứ nhì ở Nam VN đã sụp đổ. So với bất kỳ thành phố nào trên toàn bộ đất nước được nó phòng thủ mạnh nhât và được cầm đầu bởi viên tướng được coi là giỏi nhất trong quân đội SG. Các kho của nó chất đầy lương thực đủ dùng trong nhiều tháng, chứa đầy đạn dược và vũ khí đủ dùng trong 60 ngày.</p><p></p><p>Hai xe vận tải chở đày du kích, quá nửa là phụ nữ đã vào chiếm thành phố. Một lần nữa, CS đã chiến thắng gần như không một phát súng. Gần như thế! CS lúc đó có 13 tỉnh Nam VN dưới quyền kiểm soát của họ. Với việc chiếm Đà nẵng, CS nắm được đúng 50% lãnh thổ Nam VN đằng sau phòng tuyến của họ.</p><p></p><p>Ngày 30-3, một ngày sau khi Đà nẵng sụp đổ, lại là ngày chủ nhật. Chủ nhật nên không có cuộc họp báo của chính quyền SG nhưng Lê Trung HIền vẫn có mặt ở văn phòng. Hiền đang nghĩ cách xem phải nói gì về Đà nẵng trong buổi họp báo xế trưa hôm ấy. Hiền sẽ không nói láo mà chiến thuật của Hiền là thận trọng thế nàođể khỏi ghi công cho kẻ thù trước khi họ xứng đáng nhận nó một cách công khai.</p><p></p><p>Hôm ấy các nhà báo cũng tránh hỏi Hiền về việc mất cái thành phố lớn thứ nhì đó.</p><p></p><p><strong>CHƯƠNG 6: MỌI VIỆC VẪN ỔN ĐỊNH</strong></p><p></p><p>Khi bộ đội Cs vào chiếm thành phố ngày 29-3 thì binh nhì Đưc đang ở trên một tầu hải quân Nam VN ở ngoài khơi Đà nẵng. Có lẽ có khoảng 2.000 lính thuỷ đánh bộ trên tầu, phần lớn phải đứng thôi. Quả thật chẳng còn chỗ nào mà nằm nữa. Mũi tầu đang hướng về phía Cam Ranh. Lúc 2h trưa, một chiếc trực thăng Mỹ lượn sát phía trên con tầu. Trên máy bay có Kenedy, một nhà báo và là bạn của tổng thống Ford vừa sang Nam VN. Trên tầu, đám bạn của Đưc đã dương súng M.16 nhằm chiếc trực thăng mà bắn. Đó là một cách bầy tỏ sự phẫn nộ. Chiếc trực thăng với lá cờ Mỹ đang chế nhạo họ, họ nghĩ như vậy. Những người nào không có súng thì la hét, chửi rủa chiếc trực thăng, vung nắm đấm lên đả đảo nó. Chiếc trực thăng trao mình rồi bay vọt ra xa. Không ai bị thương và máy bay cũng không hề gì, nhưng Kenedy tỏ ra sửng sốt. Chính cái sư đoàn thuỷ quân lục chiến mà Kenedy khen ngợi nhiều lần là cái sư đoàn giỏi nhất nhì trong quân đội SG lại tìm cách giêt người Mỹ. Biến cố ấy cho Kenedy cái nhìn sâu sắc vào tinh thần quân đội SG. Nói tóm tắt, rõ ràng là nó chẳng còn tinh thần nào cả. Kenedy định viết báo cáo riêng cho Ford sau khi từ Nam VN trở về.</p><p></p><p>30-3, một ngày sau khi Đà nẵng sụp đổ, tướng P. Weyand tham mưu trưởng lục quân Mỹ là chuyến công du tìm hiểu sự thật ở Nam VN đã có mặt ở Nha Trang. Weyand đang tận mắt quan sát những gì còn lại của quân khu 2 Nam VN, vùng miền Trung đất nước. Tư lệnh quân khu là Phú. Chính Phú là kẻ đơn độc đứng trước mặt Thiệu ngày 14-3 khi tay tổng thống này ra lệnh rut khỏi Tây Nguyên.</p><p></p><p>Phú đang thuyết trình cho Weyand tình hình. Lẽ tất nhiên không có gì để lạc quan. Nha Trang còn yên tĩnh. Theo con mắt của các sĩ quan hành quân thì không có gì hiểm nghèo cả. Weyand nhất trí như thế. Lý do cho sự lạc quan ấy là niềm tin rằng: CS, sau khi chiếm được những mảnh đất khổng lồ và trung tâm dân cư, sẽ phải ngừng bước tiến để củng cố thành quả và bổ xung lực lượng. Những dữ kiện và lập luận mà Weyand thu được là cho ông ta có thể về Washington mà nói: :"Lực lượng Nam VN không mất tinh thần xét theo bất cứ khía cạnh nào. Quân đội SG sẽ đứng lên chiến đấu"</p><p></p><p>Còn ở Nha Trang hôm ấy, Weyand nói: “mọi việc đang ổn định”. Các nhà báo ghi lia lịa. “Tôi phấn khởi trước những gì nhìn thấy được do quân đội Việt Nam Cộng hoà đang làm. Họ đang hành động giỏi”. Weyand nói quân đội Sài Gòn đã quyết định phòng thủ “phần sinh tử” của Nam Việt Nam, và “phần sinh tử” ấy bao gồm Nha Trang và vùng đất phía Nam của nó. Phú đã tuyên bố sẽ phòng thủ luôn cả Quy Nhơn và tỉnh phía Bắc Nha Trang.</p><p></p><p>Weyand, Phú và các chuyên gia của họ đều xem những gì xảy ra trước đây đều là chân lý vĩnh cửu. Những đơn vị bộ đội cs chưa bao giờ có thể di chuyển nhanh. Phương án chiến đấu của họ có phạm vi hạn chế và chẳng còn chỗ cho cấp chỉ huy chiến trường quyết định. Vào thời điểm Nha Trang, các các sĩ quan tình báo Sài Gòn vẫn cho rằng chiến thuật cs vẫn như cũ. Họ đã thu được thành quả cơ bản ở Tây Nguyên, quân khu 1 thì Bắc Việt Nam hẳn phải dừng lại củng cố. Các đường tiếp tế phải đuổi bắt kịp xe tăng và bộ binh. Đấy là cách mà mấy năm qua họ đã từng chiến đấu. Chẳng ai nghĩ hoặc nghĩ quá ít đến việc Bắc Việt Nam đã cải tiến phương phác tác chiến và trên thực tế đã giao thêm quyền quyết định cho các tư lệnh chiến trường. Các tuyến tiếp tế đang đi theo quân Bắc Việt Nam chứ không còn nằm cố định sau phòng tuyến nữa.</p><p></p><p>Một điểm khác chẳng mấy ai nghi ngờ là Weyand cũng như Phú và chính quyền Sài Gòn đánh giá không đúng sự đổ vỡ tinh thần của dân chúng chống + và binh lính Sài Gòn. Họ cảm thấy bị phản bội. Không những bởi Mỹ không còn viện trợ mà bởi cả tổng thống của họ là Thiệu. Trong lúc ấy họ lại coi Bắc Việt Nam thuộc hạng siêu nhân. Thế là thấy được “Việt Nam Cộng hoà” tận số rồi. Weyand và các nhà lãnh đạo Mỹ vì lý do nào đó mà đui mù trước thực tế này, thái độ đó sẽ gây biết bao thống khổ trong 31 ngày kế tiếp.</p><p></p><p>Thống khổ đầu tiên thấy được là tấn thảm kịch Nha Trang sụp đổ ngày 1-4, không có lấy một cuộc giao tranh, sụp đổ trong sự hoảng loạn. Hoảng loạn bắt đầu từ việc mất Quy Nhơn. Tên tỉnh trưởng và tư lệnh sư đoàn 22 đã bỏ rơi tỉnh lỵ Bình Định quá nhanh chóng. Phần nửa cái sư đoàn 10 nghìn người ấy với trang bị đầy đủ để đánh nhau lại bỏ chạy lên tàu thuyền. Bộ đội Bắc Việt Nam, ước lượng chỉ độ cấp trung đoàn đã xung phong vào Dục Mỹ. Việc Dục Mỹ bị bỏ rơi không có ai chống cự đã vọng về Nha Trang. Sở chỉ huy của Phú đã gói ghém hành trang, rõ ràng là nó lại sắp di chuyển. Sự hoảng loạn từ đó mà lớn lên không ai ngăn được.</p><p></p><p>Binh nhì Đức và đám thuỷ quân lục chiến đến vịnh Cam Ranh ngày 1-4. Bọn quân cảnh, bình thường dữ tợn, nhưng lúc này thấy hãy nên tránh xa bọn thuỷ quân lục chiến. Bọn này lên bờ, bắt đầu chất người lên xe tải, xe jeep, xe du lịch, chĩa súng vào người lái yêu cầu chở đi Nha Trang. Những người lái hiểu ngay vì không muốn bánh xe bị bẹp gí bởi đạn M.16. Vừa ra khỏi vịnh Cam Ranh, đám thuỷ quân lục chiến nhanh chóng biết được Nha Trang giờ đây hoặc chẳng bao lâu nữa sẽ nằm trong tay cs.</p><p></p><p>Gần một nửa đám lính này lại gí súng vào lái xe yêu cầu đưa họ quay lại vịnh Cam Ranh. Họ lại lên những chiếc tàu đã chở họ từ Huế đi Đà Nẵng, từ Đà Nẵng đi Cam Ranh và bây giờ từ Cam Ranh xuôi tiếp về phía Nam. Đức không có mặt trong tốp đó. Đức và hàng nghìn người khác cứ ngồi trên xe chạy dọc quốc lộ 1. Mục tiêu là đến Sài Gòn. Hàng nghìn người khác bỏ chạy về phía Nam, trong đó có cả Phú và sở chỉ huy quân đoàn 2.</p><p></p><p>Cũng như Đà Nẵng, việc Nha Trang sụp đổ được xác nhận bằng một cú điện thoại đến chỉ huy quân sự ở Sài Gòn. Từ Nha Trang, tỉnh trưởng Khánh Hoà đã gọi về lúc xế chiều. Ông ta hét vào tai người sĩ quan trả lời điện thoại, làm cho người này sững sờ với câu nói: “Tôi đi đây, tình hình tuyệt vọng rồi”. Rồi ông ra cúp điện thoại.</p><p></p><p>Giờ đây, cái gọi là quân lực Sài Gòn một triệu người đã bị tiêu diệt đúng phần nửa. Sáu sư đoàn rưỡi được gọi một cách văn vẻ là “mất hiệu lực tác chiến”. Chẳng sư đoàn nào sẽ chiến đấu trở lại. Những gì còn lại: chỉ có nửa sư đoàn dù và sư đoàn 18 được xem là còn đôi chút giá trị. Các sư đoàn 5 và 25 đã mất hiệu lực vì tư lệnh của chúng nằm tù do tham nhũng và bán vật liệu cho Việt Cộng. Ba sư đoàn khác nằm trong vùng châu thổ, năng lực đáng nghi ngờ và không thể chuyển về Sài Gòn được.</p><p></p><p>Hai tỉnh khác cùng Nha Trang rơi vào tay cs là Quy Nhơn và Tuy Hoà. Thế là 15 trong số 23 tỉnh phía Bắc Sài Gòn vĩnh viễn nằm trong tay Bắc Việt Nam và VC. Riêng tại Đà Nẵng, 100 nghìn lính Sài Gòn bị bắt. Tổng số lực lượng bị mất ước chừng 300 nghìn người, chưa kể số binh sĩ chẳng bị bắt, bị thương mà chỉ hoàn toàn vô tổ chức. Ba trong bốn thành phố lớn nhất ở Nam Việt Nam đã nằm trong tay cs. Khoảng 2 triệu dân di tản về phía phòng tuyến Sài Gòn. Họ là những người làm nghẽn đường đi, ngốn thức ăn, làm mất thì giờ và đòi chiếm đủ mọi thứ phương tiện khác.</p><p></p><p>Chính trong ngày này, cột trụ của Thiệu là Trần Thiện Khiêm thông báo ý định từ chức. Khiêm nói thẳng với Thiệu rằng Thiệu đã mất hết tín nhiệm không những đối với các nhà chính trị mà còn cả với quân đội nữa. Khiêm là một trong hai tướng 4 sao ở Sài Gòn (tay kia là Cao Văn Viên) là lý do chính giữ Thiệu tại vị. Chừng nào Khiêm còn ủng hộ Thiệu thì đa số các tướng khác cũng vậy. Thiệu đang cố tìm cách né tránh những lời đả đảo đã huỷ bỏ luôn buổi họp chia tay với tướng Weyand lúc 5 giờ chiều ngày 1-4. Thiệu hẹn gặp lại Weyand, Martin và tướng Viên vào sáng ngày 2-4. Weyand đang nóng nảy muốn cuốn gói về sớm để báo cáo với tổng thống Mỹ. Nhưng Thiệu lại huỷ bỏ buổi hẹn ấy lần nữa. Đang bù đầu với những khó khăn chính trị, Thiệu chưa sẵn sàng gặp những người Mỹ này. Rốt cuộc, chiều ngày 2-4, lúc 17 giờ Thiệu mới chịu tiếp họ. Tay tổng thống đã bị tác động nên khinh miệt gay gắt với Martin và Weyand, Thiệu rút ra một lá thư của cựu Tổng thống Nixon hứa can thiệp bằng quân lực Mỹ vào cuộc chiến tranh Việt Nam nếu cs vi phạm hiệp định. Thiệu mắng nhiếc chính quyền Mỹ, nói thẳng vào mặt Weyand là về phần mình, con người Thiệu đã bị Kissinger viết chung một hoá đơn bán đứt cùng với Hiệp định Paris rồi. Cuộc gặp gỡ cù cưa, cù nhầy cho đến lúc nó chấm dứt.</p><p></p><p>Trong lúc những chuyện đại loại như vậy đang diễn ra ở Việt Nam thì ở Washington, Nhà Trắng nhận được báo cáo: Mọi việc vẫn ổn định và có chiều hướng tốt.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Butchi, post: 11741, member: 7"] [B][I]CHƯƠNG 5: PHÚT MỞ MÀN CỦA GIAI ĐOẠN CUỐI: MẤT ĐÀ NẴNG[/I][/B] Việc mất Huế là thảm hoạ có một không hai cho chính quyền SG trong cuộc chiến. Từ ngày ông Ba kéo là cờ VC lên trên thành nội, Nam VN đã đến ngày tận số. Mọi người Nam VN đều biết Huế, SG có thể là thủ đô, Đà nẵng có thể là một thành phố quan trọng hơn về mặt thương mại, nhưng nhiều người chống cộng và dân chung thân chính quyền rât sững sờ trươc việc mất Huế. Với tính cách giành một thắng lợi nhanh gọn, Bắc Vn đã làm rất tôt trong việc chiếm Huế. Nhưng việc chiếm Huế mà không phải giao tranh là thắng lợi quan trọng nhất trong cuộc chiến. Cái sự kiện quân đội SG được lệnh rut khỏi thành phố làm mọi người sửng sốt gấp đôi. Thiệu không để dấu hiệu yếu kém nào lộ ra bề ngoài tuy nhiên bên trong các hội đồng cơ cấu quyền lực SG, khó khăn bộc lộ lan tràn. Quân đội vốn là nền tảng của chế độ lại đang tan rã... bỏ rơi từng mảng đất rộng lớn & các thành phố mà không chiến đấu. Thiệu chẳng ngu gì vì có quyền lực, và khư khư muốn giữ lấy nó, tin rằng chỉ mình mình là có thể cứu Nam VN khỏi tai hoạ bàn tay đám ngoại bang muốn thấy nó đổ sụp. Thiệu kể luôn người Mỹ vào đám ngoại bang này. Chính trong lúc ấy, tịa Đà nẵng, sự hỗn loạn đang lớn dần & trở nên tồi tệ. Thành phố này là điểm tập trung cho 1 triệu hoặc 1,5 triệu người di tản. Ngày Huế sụp đỏ, 14 hoả tiễn đã rơi trúng căn cứ không quân Đà nẵng. Sự hoảng loạn tự nó lớn lên ở Đà nẵng và chẳng ai có thể làm gì đối với nó. Ngô Quang Trưởng vẫn còn làm việc vào ngày sau hôm Huế sụp đổ, nhưng hoạt động của Trưởng đã trở nên mơ hồ. Trưởng muốn đám sống sot của sư đoàn bộ binh 1 đi về phía Tây & Tây Nam. Đám biệt động quân ở phái Nam thay lính dù đã bị Thiệ rut về SG. Vùng phía Nam là mắt xich yếu nhât. Nhưng đám quân còn lại từ Huế đổ bộ lên Đà nẵng thì thật thảm thương. Binh sĩ ném bỏ trang bị. Sư đoàn 1 bộ binh không còn là lực lượng quân sự nữa. Đây là đám người cuồng dại. Dân chúng há hốc mồm nhìn đám người đó, lòng cay đắng vì trước đây nó là lực lượng thiện chiến nhất của quân đội SG. Rạng sáng ngày 28-3, bộ chỉ huy của CS ở Đà nẵng đã ban hành mệnh lệnh. Lệnh đó được chuyển nhanh chong xuống các đơn vị thâp nhât, không cần giữ bí mật nữa. Nó được đài phát thanh CS loan đi như tài liệu tuyên truyền: "... Nhân dân Đà nẵng hãy nổi đạy cùng với các lực lượng vũ trang giải phóng nắm lấy quyền quyết định vận mệnh của mình. Bọ địch đã bị bao vây & đang bị tấn công. Chúng đang tìm cách tháo chạy. Thời cơ giải phóng tỉnh Quảng Đà và TP Đà nẵng đã đến..." Mệnh lệnh thật giản đơn và rõ ràng. Bắc VN đã cảm thấy việc tấn công Đà nẵng gần kề đến nỗi bỏ qua cả bí mật trong mệnh lệnh tấn công. Họ cảm thấy phổ biến lệnh ấy thuc đẩy sự đầu hàng của Đà nẵng... Vào trưa ngày 28-3, một buổi trưa thứ sáu ở các nơi khác trên thế giới với ngày nghỉ cuối tuần đang đến và chẳng còn chuyện gì khác thì Đà nẵng lại đang ở cơn co quắp cuối cùng của sự kinh hoàng. Binh sĩ từ Huế đến đang nổi loạn. Nhưng sĩ quan nào kiểm soát nổi đám lính sống sót từ Quảng Ngãi - Tam kỳ ra, cũng như từ Quảng Trị về. Họ đang biến thành các đám đông cuồng dại. Tiếng súng nổ như pháo Tết. Giết người và hãm hiếp trở thành chuyện bình thường. Cướp bóc ngự trị ngay ngày hôm ấy. Trong cái mệnh lệnh cuối cùng được xem là còn bình tĩnh, Trưởng ra lệnh cho các xe tăng của quân đội Nam VN xuống đường tái lập trật tự và giới nghiêm 24/24 giờ. Nó chẳng làm được chuyện gì vì đa số lính trên các xe tăng gia nhập đám người vơ vết. Lính khac thì sợ chăngnr ai chống lại vì không ai muốn chết trong cái ngày có vẻ là cuối cùng của cuộc chiến. Họ càng chẳng muốn chết trong chiến trận với đồng ngũ cùng mang thứ quân phục với mình. Quá trưa 28-3, tình hình quân sự xung quanh Đà nẵng thật đen tối. Hội An, cách Đà nẵng 15 dặm về phía Nam đã bị bỏ rơi, tạo thuận lợi cho CS thọc vào Đà nẵng. 9h tối, hoả tiễn bắt đầu rơi xuống Đà nẵng. Các tuyến phòng thủ phía Nam và phía Tây sụp đổ. Ngô Quang Trưởng, người anh hùng, người lính chiên, người đào hố tử thủ, đã rút ra ngoài tìm đến một chiếc tầu gần bờ. Trưởng đã một mực sử dụng giả thuyết cho răng trong thành phố quá nguy hiểm, sẽ bị đám lính lang thang cướp bóc gây nguy hại cho sự chỉ huy, Trưởng cho biết sẽ chỉ huy trận đánh giành Đà nẵng từ ngoài bờ. Điều nhanh chóng thấy rõ là Trưởng không biết bơi, it nhất là bơi không giỏi. Sóng nước không lớn, nhưng các ngọ sóng bạc đầu đang ở cách bờ khoảng 100m. Ngọn sóng thứ nhất vật ngã Trưởng, ngọn sóng thứ hai phủ lên người viên tướng này. Trong tình hình Trưởng ra đi còn khoảng 100.000 lính có mặt trong vùng. Ước đoán có khoảng 80% đang cố sức thoát ra hoặc vơ vét cái gì có thể kiếm được trong khoái lạc bắn giết và cướp bóc. Các tướng khác đang hoạch định hai chuyến bay bí mật. Đà nẵng đã được trao tay rồi. Nó chẳng còn nữa, mất hết, đã được trao về cho VC & Bắc VN. Thành phố Đà nẵng, thành phố lớn thứ nhì ở Nam VN đã sụp đổ. So với bất kỳ thành phố nào trên toàn bộ đất nước được nó phòng thủ mạnh nhât và được cầm đầu bởi viên tướng được coi là giỏi nhất trong quân đội SG. Các kho của nó chất đầy lương thực đủ dùng trong nhiều tháng, chứa đầy đạn dược và vũ khí đủ dùng trong 60 ngày. Hai xe vận tải chở đày du kích, quá nửa là phụ nữ đã vào chiếm thành phố. Một lần nữa, CS đã chiến thắng gần như không một phát súng. Gần như thế! CS lúc đó có 13 tỉnh Nam VN dưới quyền kiểm soát của họ. Với việc chiếm Đà nẵng, CS nắm được đúng 50% lãnh thổ Nam VN đằng sau phòng tuyến của họ. Ngày 30-3, một ngày sau khi Đà nẵng sụp đổ, lại là ngày chủ nhật. Chủ nhật nên không có cuộc họp báo của chính quyền SG nhưng Lê Trung HIền vẫn có mặt ở văn phòng. Hiền đang nghĩ cách xem phải nói gì về Đà nẵng trong buổi họp báo xế trưa hôm ấy. Hiền sẽ không nói láo mà chiến thuật của Hiền là thận trọng thế nàođể khỏi ghi công cho kẻ thù trước khi họ xứng đáng nhận nó một cách công khai. Hôm ấy các nhà báo cũng tránh hỏi Hiền về việc mất cái thành phố lớn thứ nhì đó. [B]CHƯƠNG 6: MỌI VIỆC VẪN ỔN ĐỊNH[/B] Khi bộ đội Cs vào chiếm thành phố ngày 29-3 thì binh nhì Đưc đang ở trên một tầu hải quân Nam VN ở ngoài khơi Đà nẵng. Có lẽ có khoảng 2.000 lính thuỷ đánh bộ trên tầu, phần lớn phải đứng thôi. Quả thật chẳng còn chỗ nào mà nằm nữa. Mũi tầu đang hướng về phía Cam Ranh. Lúc 2h trưa, một chiếc trực thăng Mỹ lượn sát phía trên con tầu. Trên máy bay có Kenedy, một nhà báo và là bạn của tổng thống Ford vừa sang Nam VN. Trên tầu, đám bạn của Đưc đã dương súng M.16 nhằm chiếc trực thăng mà bắn. Đó là một cách bầy tỏ sự phẫn nộ. Chiếc trực thăng với lá cờ Mỹ đang chế nhạo họ, họ nghĩ như vậy. Những người nào không có súng thì la hét, chửi rủa chiếc trực thăng, vung nắm đấm lên đả đảo nó. Chiếc trực thăng trao mình rồi bay vọt ra xa. Không ai bị thương và máy bay cũng không hề gì, nhưng Kenedy tỏ ra sửng sốt. Chính cái sư đoàn thuỷ quân lục chiến mà Kenedy khen ngợi nhiều lần là cái sư đoàn giỏi nhất nhì trong quân đội SG lại tìm cách giêt người Mỹ. Biến cố ấy cho Kenedy cái nhìn sâu sắc vào tinh thần quân đội SG. Nói tóm tắt, rõ ràng là nó chẳng còn tinh thần nào cả. Kenedy định viết báo cáo riêng cho Ford sau khi từ Nam VN trở về. 30-3, một ngày sau khi Đà nẵng sụp đổ, tướng P. Weyand tham mưu trưởng lục quân Mỹ là chuyến công du tìm hiểu sự thật ở Nam VN đã có mặt ở Nha Trang. Weyand đang tận mắt quan sát những gì còn lại của quân khu 2 Nam VN, vùng miền Trung đất nước. Tư lệnh quân khu là Phú. Chính Phú là kẻ đơn độc đứng trước mặt Thiệu ngày 14-3 khi tay tổng thống này ra lệnh rut khỏi Tây Nguyên. Phú đang thuyết trình cho Weyand tình hình. Lẽ tất nhiên không có gì để lạc quan. Nha Trang còn yên tĩnh. Theo con mắt của các sĩ quan hành quân thì không có gì hiểm nghèo cả. Weyand nhất trí như thế. Lý do cho sự lạc quan ấy là niềm tin rằng: CS, sau khi chiếm được những mảnh đất khổng lồ và trung tâm dân cư, sẽ phải ngừng bước tiến để củng cố thành quả và bổ xung lực lượng. Những dữ kiện và lập luận mà Weyand thu được là cho ông ta có thể về Washington mà nói: :"Lực lượng Nam VN không mất tinh thần xét theo bất cứ khía cạnh nào. Quân đội SG sẽ đứng lên chiến đấu" Còn ở Nha Trang hôm ấy, Weyand nói: “mọi việc đang ổn định”. Các nhà báo ghi lia lịa. “Tôi phấn khởi trước những gì nhìn thấy được do quân đội Việt Nam Cộng hoà đang làm. Họ đang hành động giỏi”. Weyand nói quân đội Sài Gòn đã quyết định phòng thủ “phần sinh tử” của Nam Việt Nam, và “phần sinh tử” ấy bao gồm Nha Trang và vùng đất phía Nam của nó. Phú đã tuyên bố sẽ phòng thủ luôn cả Quy Nhơn và tỉnh phía Bắc Nha Trang. Weyand, Phú và các chuyên gia của họ đều xem những gì xảy ra trước đây đều là chân lý vĩnh cửu. Những đơn vị bộ đội cs chưa bao giờ có thể di chuyển nhanh. Phương án chiến đấu của họ có phạm vi hạn chế và chẳng còn chỗ cho cấp chỉ huy chiến trường quyết định. Vào thời điểm Nha Trang, các các sĩ quan tình báo Sài Gòn vẫn cho rằng chiến thuật cs vẫn như cũ. Họ đã thu được thành quả cơ bản ở Tây Nguyên, quân khu 1 thì Bắc Việt Nam hẳn phải dừng lại củng cố. Các đường tiếp tế phải đuổi bắt kịp xe tăng và bộ binh. Đấy là cách mà mấy năm qua họ đã từng chiến đấu. Chẳng ai nghĩ hoặc nghĩ quá ít đến việc Bắc Việt Nam đã cải tiến phương phác tác chiến và trên thực tế đã giao thêm quyền quyết định cho các tư lệnh chiến trường. Các tuyến tiếp tế đang đi theo quân Bắc Việt Nam chứ không còn nằm cố định sau phòng tuyến nữa. Một điểm khác chẳng mấy ai nghi ngờ là Weyand cũng như Phú và chính quyền Sài Gòn đánh giá không đúng sự đổ vỡ tinh thần của dân chúng chống + và binh lính Sài Gòn. Họ cảm thấy bị phản bội. Không những bởi Mỹ không còn viện trợ mà bởi cả tổng thống của họ là Thiệu. Trong lúc ấy họ lại coi Bắc Việt Nam thuộc hạng siêu nhân. Thế là thấy được “Việt Nam Cộng hoà” tận số rồi. Weyand và các nhà lãnh đạo Mỹ vì lý do nào đó mà đui mù trước thực tế này, thái độ đó sẽ gây biết bao thống khổ trong 31 ngày kế tiếp. Thống khổ đầu tiên thấy được là tấn thảm kịch Nha Trang sụp đổ ngày 1-4, không có lấy một cuộc giao tranh, sụp đổ trong sự hoảng loạn. Hoảng loạn bắt đầu từ việc mất Quy Nhơn. Tên tỉnh trưởng và tư lệnh sư đoàn 22 đã bỏ rơi tỉnh lỵ Bình Định quá nhanh chóng. Phần nửa cái sư đoàn 10 nghìn người ấy với trang bị đầy đủ để đánh nhau lại bỏ chạy lên tàu thuyền. Bộ đội Bắc Việt Nam, ước lượng chỉ độ cấp trung đoàn đã xung phong vào Dục Mỹ. Việc Dục Mỹ bị bỏ rơi không có ai chống cự đã vọng về Nha Trang. Sở chỉ huy của Phú đã gói ghém hành trang, rõ ràng là nó lại sắp di chuyển. Sự hoảng loạn từ đó mà lớn lên không ai ngăn được. Binh nhì Đức và đám thuỷ quân lục chiến đến vịnh Cam Ranh ngày 1-4. Bọn quân cảnh, bình thường dữ tợn, nhưng lúc này thấy hãy nên tránh xa bọn thuỷ quân lục chiến. Bọn này lên bờ, bắt đầu chất người lên xe tải, xe jeep, xe du lịch, chĩa súng vào người lái yêu cầu chở đi Nha Trang. Những người lái hiểu ngay vì không muốn bánh xe bị bẹp gí bởi đạn M.16. Vừa ra khỏi vịnh Cam Ranh, đám thuỷ quân lục chiến nhanh chóng biết được Nha Trang giờ đây hoặc chẳng bao lâu nữa sẽ nằm trong tay cs. Gần một nửa đám lính này lại gí súng vào lái xe yêu cầu đưa họ quay lại vịnh Cam Ranh. Họ lại lên những chiếc tàu đã chở họ từ Huế đi Đà Nẵng, từ Đà Nẵng đi Cam Ranh và bây giờ từ Cam Ranh xuôi tiếp về phía Nam. Đức không có mặt trong tốp đó. Đức và hàng nghìn người khác cứ ngồi trên xe chạy dọc quốc lộ 1. Mục tiêu là đến Sài Gòn. Hàng nghìn người khác bỏ chạy về phía Nam, trong đó có cả Phú và sở chỉ huy quân đoàn 2. Cũng như Đà Nẵng, việc Nha Trang sụp đổ được xác nhận bằng một cú điện thoại đến chỉ huy quân sự ở Sài Gòn. Từ Nha Trang, tỉnh trưởng Khánh Hoà đã gọi về lúc xế chiều. Ông ta hét vào tai người sĩ quan trả lời điện thoại, làm cho người này sững sờ với câu nói: “Tôi đi đây, tình hình tuyệt vọng rồi”. Rồi ông ra cúp điện thoại. Giờ đây, cái gọi là quân lực Sài Gòn một triệu người đã bị tiêu diệt đúng phần nửa. Sáu sư đoàn rưỡi được gọi một cách văn vẻ là “mất hiệu lực tác chiến”. Chẳng sư đoàn nào sẽ chiến đấu trở lại. Những gì còn lại: chỉ có nửa sư đoàn dù và sư đoàn 18 được xem là còn đôi chút giá trị. Các sư đoàn 5 và 25 đã mất hiệu lực vì tư lệnh của chúng nằm tù do tham nhũng và bán vật liệu cho Việt Cộng. Ba sư đoàn khác nằm trong vùng châu thổ, năng lực đáng nghi ngờ và không thể chuyển về Sài Gòn được. Hai tỉnh khác cùng Nha Trang rơi vào tay cs là Quy Nhơn và Tuy Hoà. Thế là 15 trong số 23 tỉnh phía Bắc Sài Gòn vĩnh viễn nằm trong tay Bắc Việt Nam và VC. Riêng tại Đà Nẵng, 100 nghìn lính Sài Gòn bị bắt. Tổng số lực lượng bị mất ước chừng 300 nghìn người, chưa kể số binh sĩ chẳng bị bắt, bị thương mà chỉ hoàn toàn vô tổ chức. Ba trong bốn thành phố lớn nhất ở Nam Việt Nam đã nằm trong tay cs. Khoảng 2 triệu dân di tản về phía phòng tuyến Sài Gòn. Họ là những người làm nghẽn đường đi, ngốn thức ăn, làm mất thì giờ và đòi chiếm đủ mọi thứ phương tiện khác. Chính trong ngày này, cột trụ của Thiệu là Trần Thiện Khiêm thông báo ý định từ chức. Khiêm nói thẳng với Thiệu rằng Thiệu đã mất hết tín nhiệm không những đối với các nhà chính trị mà còn cả với quân đội nữa. Khiêm là một trong hai tướng 4 sao ở Sài Gòn (tay kia là Cao Văn Viên) là lý do chính giữ Thiệu tại vị. Chừng nào Khiêm còn ủng hộ Thiệu thì đa số các tướng khác cũng vậy. Thiệu đang cố tìm cách né tránh những lời đả đảo đã huỷ bỏ luôn buổi họp chia tay với tướng Weyand lúc 5 giờ chiều ngày 1-4. Thiệu hẹn gặp lại Weyand, Martin và tướng Viên vào sáng ngày 2-4. Weyand đang nóng nảy muốn cuốn gói về sớm để báo cáo với tổng thống Mỹ. Nhưng Thiệu lại huỷ bỏ buổi hẹn ấy lần nữa. Đang bù đầu với những khó khăn chính trị, Thiệu chưa sẵn sàng gặp những người Mỹ này. Rốt cuộc, chiều ngày 2-4, lúc 17 giờ Thiệu mới chịu tiếp họ. Tay tổng thống đã bị tác động nên khinh miệt gay gắt với Martin và Weyand, Thiệu rút ra một lá thư của cựu Tổng thống Nixon hứa can thiệp bằng quân lực Mỹ vào cuộc chiến tranh Việt Nam nếu cs vi phạm hiệp định. Thiệu mắng nhiếc chính quyền Mỹ, nói thẳng vào mặt Weyand là về phần mình, con người Thiệu đã bị Kissinger viết chung một hoá đơn bán đứt cùng với Hiệp định Paris rồi. Cuộc gặp gỡ cù cưa, cù nhầy cho đến lúc nó chấm dứt. Trong lúc những chuyện đại loại như vậy đang diễn ra ở Việt Nam thì ở Washington, Nhà Trắng nhận được báo cáo: Mọi việc vẫn ổn định và có chiều hướng tốt. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Lịch Sử Địa Phương
55 ngày chế độ Sài Gòn sụp đổ
Top