Theo thống kê của Bộ GĐ&ĐT, kỳ thi ĐH-CĐ năm 2011 vừa qua có gần 2 triệu hồ sơ đăng ký dự thi trên cả nước thì nhóm ngành kinh tế có số lượng đăng ký cao nhất, tiếp đến là ngành CNTT. Trong đó, 5 nhóm nghề “nóng” nhất của lĩnh vực CNTT sẽ là: lập trình ứng dụng Mobile, lập trình game, thiết kế 3D, phát triển ứng dụng phần mềm & web, thương mại điện tử.
Sau giai đoạn phát triển đỉnh cao vào 2005-2007, lượng thí sinh đăng ký thi ĐH-CĐ trong lĩnh vực CNTT dịch chuyển dần sang các nhóm ngành kinh tế với mức 10-15% mỗi năm. Dự báo, thị trường nhân lực CNTT cung cấp cho ngành sẽ thiếu hụt nghiêm trọng vào năm 2015 – thời điểm mà các sinh viên hiện tại sẽ đồng loạt tốt nghiệp.
Cuối năm ngoái, khi Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT-TT” chính thức được Thủ tướng phê duyệt đã phần nào “hâm” lại sức “nóng” cho đào tạo CNTT với sự xuất hiện của nhiều nhóm ngành mới.
Tiêu biểu là 5 nhóm ngành dưới đây:
1. Lập trình ứng dụng Mobile
Việt Nam hiện có tới 50 triệu thuê bao di động hoạt động thường xuyên. Nền tảng 3G đã được các nhà cung cấp mạng triển khai rộng khắp với 69% người sử dụng ở độ tuổi trung bình 15 – 24 tạo nên một thị trường Mobile Apps với tốc độ phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ.
Theo dự đoán, ngành công nghiệp ứng dụng mobile toàn cầu sẽ đạt 17.5 tỷ USD vào năm 2012 với tốc độ phát triển lượng download hàng năm là 92%.
Tại Việt Nam, một số doanh nghiệp đã xây dựng kho ứng dụng di động riêng như F-Store của FPT, VTC Mobile của Tổng công ty truyền thông đa phương tiện VTC, mStore của Tổng công ty Viễn thông Quân đội Viettet, LG Application Mobile của LG hay Nokia Ovi với phiên bản dành cho thị trường Việt Nam.
2. Lập trình Game
Việt Nam là thị trường Game lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á với hơn 20 nhà phát hành Game trên cả nước. Doanh thu liên tục tăng trưởng với mức trung bình 400 triệu USD/năm, chiếm 70% doanh thu của ngành nội dung số. Có mức tăng trưởng ấn tượng, nhưng ngành công nghiệp Game ở Việt Nam chỉ mới dừng lại ở mức phân phối phát hành và gia công các tựa game nước ngoài. Một vài năm gần đây, các doanh nhiệp liên tiếp thành lập ra Studio riêng của mình nhằm phát triển sản xuất Game thuần Việt.
Kéo theo đó là một lượng lớn nhu cầu về nhân lực ở tất cả các khâu của quá trình sản xuất Game như: thiết kế đồ họa Game (Game Design), lập trình Game (Programming), âm thanh (Audio)…
3. Thiết kế 3D
Tạp chí Times của Mỹ đã bình chọn nghề thiết kế đồ họa là một trong 15 nghề được quan tâm nhất thế kỷ 21. Sau nhiều thành công của thiết kế 2D trên lĩnh vực in ấn, quảng cáo, thiết kế sản phẩm…, các ứng dụng của công nghệ 3D trong modeling, hoạt hình, rendering, kỹ xảo, hậu kỳ... đang là bước đột phá mới ở tầm cao hơn của mỹ thuật đa phương tiện.
Không phải ngẫu nhiên mà ngành thiết kế 3D được cả thế giới gọi là “ngành của thời đại”, bởi nó hội tụ đủ trong mình tất cả những thú vị và hấp dẫn của thời đại mới. Thiết kế 3D đang là ngành có sức phát triển lớn trên thế giới đem lại thu nhập rất cao. Chỉ riêng tại thị trường Mỹ, doanh số phim hoạt hình 3D đã tăng từ 300 triệu USD năm 1995 lên tới 1,5 tỉ USD năm 2005. Các phim sử dụng kĩ xảo 3D chiếm tới 80% số lượng phim phát hành.
4. Phát triển ứng dụng phần mềm & web
Với xu hướng hạ tầng hệ thống ngày càng được tập trung hoá, lập trình ứng dụng đã trở thành một lĩnh vực sôi động và có tốc độ phát triển nhanh chóng nhất tính đến thời điểm hiện tại. Phát triển ứng dụng đã thay đổi sâu sắc từ thuần tuý desktop sang các dịch vụ và ứng dụng trực tuyến cũng như khả năng ứng dụng trong các thiết bị đa phương tiện mở ra thời kỳ bùng nổ ứng dụng trên nhiều lĩnh vực: chính phủ điện tử, thương mại điện tử, quản trị doanh nghiệp điện tử, thanh toán điện tử, giải trí điện tử, công dân điện tử, y tế điện tử, mạng xã hội, giáo dục trực tuyến….
Từ thế hệ 1.0 của các Web đóng, chỉ làm nhiệm vụ cung cấp thông tin 1 chiều đã tiến sang giai đoạn 2.0 với các tính chất tiêu biểu như: là nền tảng có thể chạy mọi ứng dụng, tập hợp trí tuệ cộng đồng, người dùng tạo nên nội dung web, phần mềm được cung cấp dưới dạng dịch vụ web, tạo nên sự xuất hiện đầy ấn tượng của wiki, facebook, webblog, youtube, twitter với hàng trăm triệu thành viên cùng tương tác.
5. Thương mại điện tử
Cách đây 5 năm, thương mại điện tử vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ tại Việt Nam. Cho đến nay, nó đã trở thành một phần không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Theo thống kê của Bộ Công Thương, tính đến năm 2007 gần 40% doanh nghiệp đã có doanh thu từ hoạt động thương mại điện tử, chiếm 15% tổng doanh thu doanh nghiệp. Chất lượng ứng dụng TMĐT vào kinh doanh đang là yếu tố quyết định giá trị cạnh tranh của các doanh nghiệp. Nắm bắt xu hướng, nhiều trường ĐH-CĐ đã chính thức đưa Thương mại điện tử vào chương trình giảng dạy của mình, thu hút được lượng lớn sinh viên đăng ký.
Chất lượng đào tạo CNTT ở Việt Nam
Một trong những yếu tố khiến CNTT rớt khỏi vị trí đầu bảng các ngành nghề đào tạo có lượng học sinh đăng ký lớn nhất là do chất lượng giảng dạy đã không thể đáp ứng được nhu cầu thực tế của thị trường, khung chương trình đào tạo còn quá dàn trải, trong khi CNTT là lĩnh vực rất tùy biến, cần sự tập trung chuyên sâu vào từng lĩnh vực cá biệt.
Thêm vào đó là việc chưa có giải pháp hiệu quả để giải quyết vấn đề cố hữu của ngành Giáo dục Việt Nam: “tính hàn lâm Giáo dục”. Sinh viên không được chú trọng phát triển kinh nghiệm làm việc thực tế, kinh nghiệm nghiên cứu và không được bổ sung kỹ năng mềm, kỹ năng làm việc nhóm… Kết quả là sau khi ra trường, đa số không thích ứng được với nhịp làm việc tại các công ty dẫn đến tình trạng chuyển nghề hoặc tiếp tục học bổ sung nghiệp vụ tại các đơn vị đào tạo nghề chuyên sâu.
Khá nhiều học sinh sau khi tốt nghiệp PTTH cũng không trải qua giai đoạn học tập truyền thống nữa mà tìm ngay đến các đơn vị đào tạo nghề. Bởi đơn giản, đào tạo nghề thường linh hoạt, tùy biến theo xu hướng phát triển của thị trường mà xây dựng chương trình giảng dạy phù hợp với nhu cầu.
Vài năm trở lại đây, các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực CNTT cũng đã nhảy vào thị trường Giáo dục, trong đó phải kể đến ĐH Tư thục FPT (thuộc Công ty CP FPT Việt Nam), Đại học Hoa sen, bên cạnh các đơn vị đã có thâm niên trong lĩnh vực đào tạo này như: Aptech, NIIT... cho thấy tầm quan trọng, sức nóng và nhu cầu về các giá trị mới của nguồn nhân lực trong lĩnh vực này.
Mới đây nhất là sự xuất hiện của Học viện Công nghệ và Nội dung số VTC – VTC Academy (thuộc Tổng công ty truyền thông đa phương tiện VTC). Với nhiều nội dung mới mẻ mang tính đột phá trong chương trình đào tạo như: chỉ tập trung đào tạo các nội dung hữu ích, thiết thực cho nghề nghiệp (thay vì đào tạo dàn trải các môn đại cương hay kiến thức nền như bậc đại học), áp dụng mô hình huấn luyện trong thực tế (các học viên được tham gia trực tiếp vào các dự án đang được triển khai tại công ty), mỗi học viên được một giảng viên hoặc học viên khóa trên kèm cặp theo kiểu “cầm tay chỉ việc”, được học tại trụ sở làm việc của công ty (học viên sẽ được nhìn thấy hàng ngày môi trường làm việc thực tế để hình dung ra nơi mà họ sẽ tham gia sau khi ra trường), đặc biệt là việc, VTC sẽ ký cam kết tuyển dụng với học viên ngay khi nhập học, theo đó những học viên tốt nghiệp có kết quả loại khá sẽ được nhận vào VTC làm việc với mức thu nhập tối thiểu 500$/tháng và nhiều điểm mới mẻ hấp dẫn khác nữa, hứa hẹn sẽ cung cấp một lượng lớn nhân lực chất lượng cao cho chính đơn vị chủ quản và cho thị trường CNTT nói chung.
Sau giai đoạn phát triển đỉnh cao vào 2005-2007, lượng thí sinh đăng ký thi ĐH-CĐ trong lĩnh vực CNTT dịch chuyển dần sang các nhóm ngành kinh tế với mức 10-15% mỗi năm. Dự báo, thị trường nhân lực CNTT cung cấp cho ngành sẽ thiếu hụt nghiêm trọng vào năm 2015 – thời điểm mà các sinh viên hiện tại sẽ đồng loạt tốt nghiệp.
Cuối năm ngoái, khi Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT-TT” chính thức được Thủ tướng phê duyệt đã phần nào “hâm” lại sức “nóng” cho đào tạo CNTT với sự xuất hiện của nhiều nhóm ngành mới.
Tiêu biểu là 5 nhóm ngành dưới đây:
1. Lập trình ứng dụng Mobile
Việt Nam hiện có tới 50 triệu thuê bao di động hoạt động thường xuyên. Nền tảng 3G đã được các nhà cung cấp mạng triển khai rộng khắp với 69% người sử dụng ở độ tuổi trung bình 15 – 24 tạo nên một thị trường Mobile Apps với tốc độ phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ.
Theo dự đoán, ngành công nghiệp ứng dụng mobile toàn cầu sẽ đạt 17.5 tỷ USD vào năm 2012 với tốc độ phát triển lượng download hàng năm là 92%.
Tại Việt Nam, một số doanh nghiệp đã xây dựng kho ứng dụng di động riêng như F-Store của FPT, VTC Mobile của Tổng công ty truyền thông đa phương tiện VTC, mStore của Tổng công ty Viễn thông Quân đội Viettet, LG Application Mobile của LG hay Nokia Ovi với phiên bản dành cho thị trường Việt Nam.
2. Lập trình Game
Việt Nam là thị trường Game lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á với hơn 20 nhà phát hành Game trên cả nước. Doanh thu liên tục tăng trưởng với mức trung bình 400 triệu USD/năm, chiếm 70% doanh thu của ngành nội dung số. Có mức tăng trưởng ấn tượng, nhưng ngành công nghiệp Game ở Việt Nam chỉ mới dừng lại ở mức phân phối phát hành và gia công các tựa game nước ngoài. Một vài năm gần đây, các doanh nhiệp liên tiếp thành lập ra Studio riêng của mình nhằm phát triển sản xuất Game thuần Việt.
Kéo theo đó là một lượng lớn nhu cầu về nhân lực ở tất cả các khâu của quá trình sản xuất Game như: thiết kế đồ họa Game (Game Design), lập trình Game (Programming), âm thanh (Audio)…
3. Thiết kế 3D
Tạp chí Times của Mỹ đã bình chọn nghề thiết kế đồ họa là một trong 15 nghề được quan tâm nhất thế kỷ 21. Sau nhiều thành công của thiết kế 2D trên lĩnh vực in ấn, quảng cáo, thiết kế sản phẩm…, các ứng dụng của công nghệ 3D trong modeling, hoạt hình, rendering, kỹ xảo, hậu kỳ... đang là bước đột phá mới ở tầm cao hơn của mỹ thuật đa phương tiện.
Không phải ngẫu nhiên mà ngành thiết kế 3D được cả thế giới gọi là “ngành của thời đại”, bởi nó hội tụ đủ trong mình tất cả những thú vị và hấp dẫn của thời đại mới. Thiết kế 3D đang là ngành có sức phát triển lớn trên thế giới đem lại thu nhập rất cao. Chỉ riêng tại thị trường Mỹ, doanh số phim hoạt hình 3D đã tăng từ 300 triệu USD năm 1995 lên tới 1,5 tỉ USD năm 2005. Các phim sử dụng kĩ xảo 3D chiếm tới 80% số lượng phim phát hành.
4. Phát triển ứng dụng phần mềm & web
Với xu hướng hạ tầng hệ thống ngày càng được tập trung hoá, lập trình ứng dụng đã trở thành một lĩnh vực sôi động và có tốc độ phát triển nhanh chóng nhất tính đến thời điểm hiện tại. Phát triển ứng dụng đã thay đổi sâu sắc từ thuần tuý desktop sang các dịch vụ và ứng dụng trực tuyến cũng như khả năng ứng dụng trong các thiết bị đa phương tiện mở ra thời kỳ bùng nổ ứng dụng trên nhiều lĩnh vực: chính phủ điện tử, thương mại điện tử, quản trị doanh nghiệp điện tử, thanh toán điện tử, giải trí điện tử, công dân điện tử, y tế điện tử, mạng xã hội, giáo dục trực tuyến….
Từ thế hệ 1.0 của các Web đóng, chỉ làm nhiệm vụ cung cấp thông tin 1 chiều đã tiến sang giai đoạn 2.0 với các tính chất tiêu biểu như: là nền tảng có thể chạy mọi ứng dụng, tập hợp trí tuệ cộng đồng, người dùng tạo nên nội dung web, phần mềm được cung cấp dưới dạng dịch vụ web, tạo nên sự xuất hiện đầy ấn tượng của wiki, facebook, webblog, youtube, twitter với hàng trăm triệu thành viên cùng tương tác.
5. Thương mại điện tử
Cách đây 5 năm, thương mại điện tử vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ tại Việt Nam. Cho đến nay, nó đã trở thành một phần không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Theo thống kê của Bộ Công Thương, tính đến năm 2007 gần 40% doanh nghiệp đã có doanh thu từ hoạt động thương mại điện tử, chiếm 15% tổng doanh thu doanh nghiệp. Chất lượng ứng dụng TMĐT vào kinh doanh đang là yếu tố quyết định giá trị cạnh tranh của các doanh nghiệp. Nắm bắt xu hướng, nhiều trường ĐH-CĐ đã chính thức đưa Thương mại điện tử vào chương trình giảng dạy của mình, thu hút được lượng lớn sinh viên đăng ký.
Chất lượng đào tạo CNTT ở Việt Nam
Một trong những yếu tố khiến CNTT rớt khỏi vị trí đầu bảng các ngành nghề đào tạo có lượng học sinh đăng ký lớn nhất là do chất lượng giảng dạy đã không thể đáp ứng được nhu cầu thực tế của thị trường, khung chương trình đào tạo còn quá dàn trải, trong khi CNTT là lĩnh vực rất tùy biến, cần sự tập trung chuyên sâu vào từng lĩnh vực cá biệt.
Thêm vào đó là việc chưa có giải pháp hiệu quả để giải quyết vấn đề cố hữu của ngành Giáo dục Việt Nam: “tính hàn lâm Giáo dục”. Sinh viên không được chú trọng phát triển kinh nghiệm làm việc thực tế, kinh nghiệm nghiên cứu và không được bổ sung kỹ năng mềm, kỹ năng làm việc nhóm… Kết quả là sau khi ra trường, đa số không thích ứng được với nhịp làm việc tại các công ty dẫn đến tình trạng chuyển nghề hoặc tiếp tục học bổ sung nghiệp vụ tại các đơn vị đào tạo nghề chuyên sâu.
Khá nhiều học sinh sau khi tốt nghiệp PTTH cũng không trải qua giai đoạn học tập truyền thống nữa mà tìm ngay đến các đơn vị đào tạo nghề. Bởi đơn giản, đào tạo nghề thường linh hoạt, tùy biến theo xu hướng phát triển của thị trường mà xây dựng chương trình giảng dạy phù hợp với nhu cầu.
Vài năm trở lại đây, các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực CNTT cũng đã nhảy vào thị trường Giáo dục, trong đó phải kể đến ĐH Tư thục FPT (thuộc Công ty CP FPT Việt Nam), Đại học Hoa sen, bên cạnh các đơn vị đã có thâm niên trong lĩnh vực đào tạo này như: Aptech, NIIT... cho thấy tầm quan trọng, sức nóng và nhu cầu về các giá trị mới của nguồn nhân lực trong lĩnh vực này.
Mới đây nhất là sự xuất hiện của Học viện Công nghệ và Nội dung số VTC – VTC Academy (thuộc Tổng công ty truyền thông đa phương tiện VTC). Với nhiều nội dung mới mẻ mang tính đột phá trong chương trình đào tạo như: chỉ tập trung đào tạo các nội dung hữu ích, thiết thực cho nghề nghiệp (thay vì đào tạo dàn trải các môn đại cương hay kiến thức nền như bậc đại học), áp dụng mô hình huấn luyện trong thực tế (các học viên được tham gia trực tiếp vào các dự án đang được triển khai tại công ty), mỗi học viên được một giảng viên hoặc học viên khóa trên kèm cặp theo kiểu “cầm tay chỉ việc”, được học tại trụ sở làm việc của công ty (học viên sẽ được nhìn thấy hàng ngày môi trường làm việc thực tế để hình dung ra nơi mà họ sẽ tham gia sau khi ra trường), đặc biệt là việc, VTC sẽ ký cam kết tuyển dụng với học viên ngay khi nhập học, theo đó những học viên tốt nghiệp có kết quả loại khá sẽ được nhận vào VTC làm việc với mức thu nhập tối thiểu 500$/tháng và nhiều điểm mới mẻ hấp dẫn khác nữa, hứa hẹn sẽ cung cấp một lượng lớn nhân lực chất lượng cao cho chính đơn vị chủ quản và cho thị trường CNTT nói chung.