Suốt năm năm trời trên con đường tới trường, hai cô học trò ấy chưa một ngày rời nhau nửa bước. Thương bạn tàn tật, H’Nơi, cô học trò lớp 5A2 (xã Đăk Nuê, huyện Lắk, Đắk Lắk) ngày ngày cõng bạn đến trường.
Năm năm học trôi qua, H’Nơi vẫn miệt mài cõng người bạn tật nguyền H’Thương Phốc tới lớp - Ảnh: Bá Dũng
Câu chuyện về tình bạn của H’Nơi và H’Thương Phốc (học sinh lớp 5A2 Trường tiểu học Lý Tự Trọng, xã Đắc Nuê, huyện Lắk) như một bài học sống động, thẫm đẫm tình bạn.
Bất hạnh
Nhắc đến H’Thương, cả cô giáo chủ nhiệm Hà Thị Hường và thầy hiệu trưởng La Trọng Chương đều xúc động: “Từ ngày về công tác tại trường đến nay, tôi chưa thấy học trò nào khổ đến như vậy mà vẫn hồn nhiên!”.
Thầy Chương kể hôm H’Thương vào lớp 1, cả trường như hướng mắt về phía cô học trò khuyết tật, chân bước cao bước thấp, lưng gù và đen đúa kham khổ được bạn cõng đến trường.
H’Thương kể năm em lên 8 tuổi, trong một lần lên rẫy chở mì, chiếc xe công nông mà cha em lái đã lật xuống vực, mẹ mất. Không lâu sau cha em cũng bỏ các con đi lấy vợ khác. Ba đứa trẻ nhỏ dại đầu vẫn còn tang trắng lủi thủi về ở với ông bà ngoại già yếu.
Từ ngày về sống với ngoại, cả H’Thương và hai em phải nhịn đói nhiều hơn những bữa cơm. Thương cháu, ông bà đã còng lưng bạc tóc hằng ngày vẫn phải đi lượm mì về bán đổi lấy cơm nuôi cháu.
Nghèo khó chồng lên nghèo khó, không chỉ H’Thương bị dị tật mà hai đứa em cũng bị triệu chứng tương tự. H’Thương kể nhiều lúc thấy ông bà nhịn đói, không có cái ăn em cũng nhịn để nhường cơm cho hai em, mấy năm đi học chưa bao giờ em biết đến bữa ăn sáng.
Tật nguyền, nghịch cảnh là vậy nhưng trong số ít học sinh của Trường tiểu học Lý Tự Trọng, H’Thương là gương mặt điển hình thường được tuyên dương và nằm trong số những học sinh có thành tích học tập xuất sắc nhất. Nói về cô học trò của mình, cô Hà Thị Hường, giáo viên chủ nhiệm lớp 5A2, nghẹn ngào: “Dường như ông trời lấy của em cái này đã bù lại cho em cái kia, H’Thương thông minh lắm, viết chữ rất đẹp và năm nào cũng đạt danh hiệu học sinh xuất sắc của trường”.
Làm đôi chân cho bạn
Năm năm trôi qua, trên con đường đất dài hơn 3km từ buôn Mí ra Trường Lý Tự Trọng, luôn có mặt bên H’Thương là cô bạn tốt bụng học cùng lớp H’Nơi. Dù trời nắng thiêu đốt hay mưa gió lầy lội, H’Nơi vẫn miệt mài cõng bạn đến trường.
H’Nơi kể nhà em chỉ cách nhà H’Thương hơn 300m, lại cùng buôn nên em và bạn đi cùng một đôi chân từ những ngày đầu đến trường. H’Nơi bảo với H’Thương: “Cái đường xa lắm, để tao cõng mày đi!”.
H’Nơi kể vì không có xe đạp nên từ lớp 1 đến lớp 5 H’Nơi đều cõng bạn đến trường. Nhiều hôm mưa gió, cả hai chỉ có được tấm nilông che được người sau thì ướt người trước, lội mưa gió bùn lầy tới được lớp thì sách vở, áo quần cũng ướt sạch. Thương học trò cực khổ nên thỉnh thoảng các thầy cô giáo lại tìm về tận buôn chở H’Thương để H’Nơi không lỡ bài.
Bấy nhiêu năm cõng bạn, cả H’Thương và H’Nơi đã trở thành đôi bạn cùng tiến, gắn bó với nhau như hình với bóng. H’Nơi nói nhiều bữa qua nhà thấy bạn bị đau không đến lớp được là H’Nơi buồn và thương bạn lắm, sau giờ tan lớp lại tìm về tận nhà giảng bài cho bạn.
Thầy La Trọng Chương xúc động: “Nói thật, giờ nhìn hai em mà tôi vẫn ứa nước mắt, thương hai đứa học trò kham khổ nhưng giàu chí học mà cũng chỉ có thể giúp được các em ở một bài giảng hay, mình là người lớn nhưng nhìn vào vẫn thấy có gì đó day dứt lắm”.
Theo TTO.
Năm năm học trôi qua, H’Nơi vẫn miệt mài cõng người bạn tật nguyền H’Thương Phốc tới lớp - Ảnh: Bá Dũng
Câu chuyện về tình bạn của H’Nơi và H’Thương Phốc (học sinh lớp 5A2 Trường tiểu học Lý Tự Trọng, xã Đắc Nuê, huyện Lắk) như một bài học sống động, thẫm đẫm tình bạn.
Bất hạnh
Nhắc đến H’Thương, cả cô giáo chủ nhiệm Hà Thị Hường và thầy hiệu trưởng La Trọng Chương đều xúc động: “Từ ngày về công tác tại trường đến nay, tôi chưa thấy học trò nào khổ đến như vậy mà vẫn hồn nhiên!”.
Thầy Chương kể hôm H’Thương vào lớp 1, cả trường như hướng mắt về phía cô học trò khuyết tật, chân bước cao bước thấp, lưng gù và đen đúa kham khổ được bạn cõng đến trường.
H’Thương kể năm em lên 8 tuổi, trong một lần lên rẫy chở mì, chiếc xe công nông mà cha em lái đã lật xuống vực, mẹ mất. Không lâu sau cha em cũng bỏ các con đi lấy vợ khác. Ba đứa trẻ nhỏ dại đầu vẫn còn tang trắng lủi thủi về ở với ông bà ngoại già yếu.
Từ ngày về sống với ngoại, cả H’Thương và hai em phải nhịn đói nhiều hơn những bữa cơm. Thương cháu, ông bà đã còng lưng bạc tóc hằng ngày vẫn phải đi lượm mì về bán đổi lấy cơm nuôi cháu.
Nghèo khó chồng lên nghèo khó, không chỉ H’Thương bị dị tật mà hai đứa em cũng bị triệu chứng tương tự. H’Thương kể nhiều lúc thấy ông bà nhịn đói, không có cái ăn em cũng nhịn để nhường cơm cho hai em, mấy năm đi học chưa bao giờ em biết đến bữa ăn sáng.
Tật nguyền, nghịch cảnh là vậy nhưng trong số ít học sinh của Trường tiểu học Lý Tự Trọng, H’Thương là gương mặt điển hình thường được tuyên dương và nằm trong số những học sinh có thành tích học tập xuất sắc nhất. Nói về cô học trò của mình, cô Hà Thị Hường, giáo viên chủ nhiệm lớp 5A2, nghẹn ngào: “Dường như ông trời lấy của em cái này đã bù lại cho em cái kia, H’Thương thông minh lắm, viết chữ rất đẹp và năm nào cũng đạt danh hiệu học sinh xuất sắc của trường”.
Làm đôi chân cho bạn
Năm năm trôi qua, trên con đường đất dài hơn 3km từ buôn Mí ra Trường Lý Tự Trọng, luôn có mặt bên H’Thương là cô bạn tốt bụng học cùng lớp H’Nơi. Dù trời nắng thiêu đốt hay mưa gió lầy lội, H’Nơi vẫn miệt mài cõng bạn đến trường.
H’Nơi kể nhà em chỉ cách nhà H’Thương hơn 300m, lại cùng buôn nên em và bạn đi cùng một đôi chân từ những ngày đầu đến trường. H’Nơi bảo với H’Thương: “Cái đường xa lắm, để tao cõng mày đi!”.
H’Nơi kể vì không có xe đạp nên từ lớp 1 đến lớp 5 H’Nơi đều cõng bạn đến trường. Nhiều hôm mưa gió, cả hai chỉ có được tấm nilông che được người sau thì ướt người trước, lội mưa gió bùn lầy tới được lớp thì sách vở, áo quần cũng ướt sạch. Thương học trò cực khổ nên thỉnh thoảng các thầy cô giáo lại tìm về tận buôn chở H’Thương để H’Nơi không lỡ bài.
Bấy nhiêu năm cõng bạn, cả H’Thương và H’Nơi đã trở thành đôi bạn cùng tiến, gắn bó với nhau như hình với bóng. H’Nơi nói nhiều bữa qua nhà thấy bạn bị đau không đến lớp được là H’Nơi buồn và thương bạn lắm, sau giờ tan lớp lại tìm về tận nhà giảng bài cho bạn.
Thầy La Trọng Chương xúc động: “Nói thật, giờ nhìn hai em mà tôi vẫn ứa nước mắt, thương hai đứa học trò kham khổ nhưng giàu chí học mà cũng chỉ có thể giúp được các em ở một bài giảng hay, mình là người lớn nhưng nhìn vào vẫn thấy có gì đó day dứt lắm”.
Theo TTO.