5 lý do tại sao những mối quan hệ thất bại

rubi_mos2002

New member
Xu
0
Tham khảo
Five Reasons Why Relationships Fail
Blame it on your personality (or your partners')
Published on April 5, 2012 by Tomas Chamorro-Premuzic, Ph.D. in Mr. Personality

Giả định rằng 2 người trong mối quan hệ cùng chia sẻ những mục tiêu tương tự (con cái, đam mê, thành công về tài chính, sống lâu...)- có 5 cách khiến họ không tương hợp, và tính cách đóng 1 vai trò trong đó.

1. Họ có thể khác nhau về sự tham vọng: Nếu 1 trong 2 người điên cuồng làm việc và người kia thì hoàn toàn 'lười biếng', mối quan hệ sẽ không có kết quả. 1 người sẽ xem người kia là kiểu người quá mãnh liệt, và người kia sẽ xem anh ấy hoặc cô ấy quá lười biếng và thậm chí là kẻ ăn bám. Vì vậy, động cơ thành đạt nên khá cân bằng giữa 2 người (ngay cả nếu họ có những nghề nghiệp khác nhau, họ nên có tham vọng ngang nhau.)

2. 2 người có thể khác nhau về sự cởi mở (openness): Nếu 1 trong 2 người có 'óc tò mò' nhưng người kia không có hứng thú với văn hoá hoặc kiến thức, họ sẽ chống lại nhau. Quả thật, người cởi mở cao liên tục tìm kiếm những điều mới lạ: họ yêu thích du lịch đến những vùng đất mới, thử những món ăn mới và làm những việc khác thường. Ngược lại, người có sự cởi mở thấp là người bảo thủ, ghét mạo hiểm, và dường như trở thành người nhàm chán đối với đối tác tò mò hơn của họ.

3. 2 người có thể khác nhau về trí thông minh cảm xúc: nếu sự khác biệt này là nhỏ, mối quan hệ sẽ chịu đựng được. Nhưng sự khác biệt lớn sẽ khiến 1 trong 2 người (người có sự ổn định về cảm xúc kém) sẽ dùng người kia như 1 nhà tâm lý trị liệu! Quả thật, người ổn định về cảm xúc là đối tượng hoàn hảo cho những người dễ bị kích thích thần kinh (neurotic), vì họ có những ảnh hưởng như thuốc giảm đau lên họ! Vì vậy, nếu bạn là người độc thân và có sự ổn định cảm xúc cao, hãy cẩn thận với những người dễ bị kích thích thần kinh.

4. 2 người có thể khác nhau về tính thích giao du (sociability): sự khác biệt có lý này có thể chịu đựng được - và hầu hết các cặp đôi, ngay cả những đôi thành công, có những đối tác với những mức độ hướng ngoại khác nhau. Tuy nhiên nếu 1 trong 2 người có tính thích giao du nhiều hơn người kia, anh/ cô ấy thích thú gặp gỡ những người mới nhiều hơn, đi đến các bar và những buổi tiệc, dành nhiều thời gian để quảng cáo đời sống riêng tư của mình lên Facebook - ngược lại, người kia sẽ muốn 1 mối quan hệ riêng tư, yên lặng và có tính cá nhân (sẽ gây nhàm chán đến chết cho đối tác hướng ngoại!)

5. 2 người có thể khác nhau về lòng vị tha hoặc tính dễ chịu: nếu 1 trong 2 người có sự nhạy cảm liên nhân cách cao còn người kia thì có mức độ thấu cảm thấp, họ sẽ kết thúc là hành xử theo những cách khác nhau - và đặc biệt người nhạy cảm hơn sẽ thấy hành vi ích kỷ của đối tác của cô/anh ấy là khó chấp nhận: cho dù là tái chế rác hoặc đạp xe, quyên tiền từ thiện hoặc hiến máu, 2 người nên có xu hướng giúp đỡ người khác ngang nhau...hoặc họ sẽ trải nghiệm sự bất hoà nhận thức.

Giống như các doanh nghiệp chú ý đến tính cách khi lựa chọn nhân viên, bạn nên chú ý đến tính cách (của bạn và đối tác tiềm năng của bạn) trước khi đầu tư vào mối quan hệ lãng mạn.



Nguồn: PsychologyToday

 
Muốn thành công cần có sự cố gắng và muốn lâu bền cần có sự chia sẻ. Tính cách không thể phát triển một cách dễ dàng và yên lặng. Chỉ qua trải nghiệm thử thách và gian khổ mà tâm hồn trở nên mạnh mẽ hơn, hoài bão hình thành và thành công đạt được
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top