5 lưu ý khi soạn thảo hợp đồng

  • Thread starter Thread starter vosong
  • Ngày gửi Ngày gửi

vosong

New member
Xu
0
Trong nhiều trường hợp bạn sẽ mất rất nhiều thời gian quý giá, mối quan tâm và suy nghỉ khi phát sinh một tranh chấp pháp lý, trong khi nếu bản hợp đồng được soạn thảo chặt chẽ thì tất cả các khoản tiền bạc, thời gian và công sức này sẽ giành cho công việc sản xuất kinh doanh.

Khi soạn thảo hợp đồng cần tận dụng 5 bí quyết sau giúp các doanh nghiệp tránh xa các tranh chấp tại toà án, hay nâng cao cơ hội chiến thắng khi có mặt ở đó.

1) Đưa thêm điều khoản “Bên thua kiện sẽ chịu toàn bộ các chi phí pháp lý phát sinh” vào các bản hợp đồng, thoả thuận kinh doanh của bạn

Thường là một cú sốc lớn với nhiều chủ doanh nghiệp khi họ thấy rằng pháp luật thường không có quy định rằng họ được bù đắp các chi phí pháp lý thậm chí cả khi thắng kiện. Bên thua kiện chỉ phải trả chi phí tố tụng mà không phải là các chi phí luật sư, chi phí pháp lý khác cho bên thắng kiện.

Song, nếu trong bản hợp đồng có điều khoản “bên thua kiện trả toàn bộ các chi phí pháp lý”, toà án thường sẽ quyết định cho bạn được bù đắp các chi phí này bởi bên thua kiện. Hơn thế nữa, mối lo về việc phải trả các khoản tiền này có thể hạn chế những tranh chấp kiện tụng không đáng có và đưa các bên ngồi xuống bàn đàm phán nhằm tìm ra một giải pháp tốt nhất cho cả hai bên.

2) Đưa thêm điều khoản “ràng buộc trọng tài” vào những bản hợp đồng hay thoả thuận kinh doanh quan trọng của bạn

Tại hầu hết pháp luật của các quốc gia, các bên có thể tránh việc giải quyết tranh chấp tại toà án nếu họ có thoả thuận điều khoản giải quyết tại trọng tài trong bản hợp đồng thay cho toà án.

Đa phần các trường hợp, giải quyết tranh chấp thông qua con đường trọng tài sẽ nhanh chóng và ít tốn kém hơn tại toà án. Ngoài ra, tranh chấp khi giải quyết trọng tài sẽ được bảo mật, không như các vụ kiện tại toà án bị buộc phải công khai.

3) Nếu bạn phải đương đầu với vụ kiện tụng toà án, hãy kiểm tra các đại lý bảo hiểm xem liệu tranh chấp hay vụ kiện có nằm trong các Đơn bảo hiểm kinh doanh của công ty hay không

Nhiều chủ doanh nghiệp không rõ ràng mình có những bảo hiểm gì và liệu các Đơn bảo hiểm của doanh nghiệp có bao trùm các trách nhiệm pháp lý hay không.

Thay vì chỉ giả định rằng một tranh chấp hay một vụ kiện không nằm trong các bảo hiểm của doanh nghiệp, tốt nhất bạn nên kiểm tra với các đại lý bảo hiểm. Nếu tranh chấp hay vụ kiện nằm trong các đơn bảo hiểm, thường thì công ty bảo hiểm được yêu cầu trả các khoản chi phí pháp lý liên quan.

4) Mua trước các đơn bảo hiểm trách nhiệm bổ sung để bảo vệ doanh nghiệp khỏi các rủi ro kinh doanh

Các đơn bảo hiểm trách nhiệm kinh doanh có thể bao trùm nhiều vấn đề khác nhau, song không thể tất cả các vấn đề được. Điều cuối cùng bạn muốn tìm ra sau khi bị kiện đó là bạn có thể đã có một đơn bảo hiểm bổ sung cho loại hình tranh chấp hiện tại của doanh nghiệp.

Ví dụ, nếu doanh nghiệp của bạn có một tỷ lệ nhân viên đến và đi khá lớn, và là mục tiêu của những vụ kiện tụng, tranh chấp liên quan tới đối xử nhân viên, bạn nên xác định xem cần mua đơn bảo hiểm nào để có được các khoản tiền bảo hiểm đối với loại hình tranh chấp này.

Tương tự, nếu hoạt động kinh doanh của bạn có số lượng các quảng cáo lớn, bạn nên tìm tới các đơn bảo hiểm hoạt động quảng cáo để bảo vệ doanh nghiệp khỏi các kiện tụng, tranh chấp có liên quan.

5) Đưa điều khoản “giới hạn trách nhiệm hay thiệt hại” vào các hợp đồng hay thoả thuận kinh doanh quan trọng

Nếu bạn đang giao dịch với một đối tác kinh doanh nào đó, sẽ tốt hơn cả với điều khoản trong bản hợp đồng quy định về mức giới hạn thực tế của khoản tiền trách nhiệm hay thiệt hại mà bạn có thể phải chịu nếu có điều gì đó sai.

Lúc này bạn đã biết rõ 5 bí quyết thành công trong giải quyết tranh chấp pháp lý, bạn cũng nên biết rằng việc thực thi nó không phải là nhiệm vụ cần làm một mình. Hãy thảo luận các vấn đề này với các luật sư hay các đại lý bảo hiểm của doanh nghiệp bạn để đảm bảo rằng bạn có thể tận dụng tối đa những lợi thế từ các bí quyết này.

Nguồn: LS Phương Soa - anet.vn
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top