rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Tham khảo
The Definitive Guide to Guilt
The five types of guilt and how you can cope with each
Published on August 11, 2012 by Susan Krauss Whitbourne, Ph.D. in Fulfillment at Any Age
Sự tội lỗi có nhiều dạng, nhưng nó có thể được phân thành 5 loại cơ bản. Trước tiên, chúng ta hãy xem các nhà tâm lý định nghĩa sự tội lỗi như thế nào.
Tội lỗi, đầu tiên và trước hết, là 1 cảm xúc. Bạn có thể nghĩ về sự tội lỗi như là 1 cách tốt để khiến 1 người làm điều gì đó cho bạn vì cảm giác nghĩa vụ. Nhưng sự tội lỗi không phải là 1 động lực tốt. Sẽ chính xác hơn khi nghĩ về sự tội lỗi như 1 trạng thái nội tâm. Trong tất cả các cảm xúc, tội lỗi nằm trong mục những trạng thái cảm xúc tiêu cực. Nó là 1 trong những cảm xúc 'buồn', những cảm xúc 'buồn' cũng bao gồm sự thống khổ, nỗi tiếc thương và sự cô đơn (Fischer, Shaver, & Carnochan, 1990).
Giống như những cảm xúc khác, không có 1 lời giải thích duy nhất cho sự tội lỗi. Quan điểm truyền thống của Freud cho rằng sự tội lỗi trú ngụ bên dưới bề mặt của hành vi của chúng ta. Lý thuyết tâm động học của Freud cho rằng chúng ta xây dựng những cơ chế phòng vệ để bảo vệ mình khỏi sự tội lỗi mà chúng ta sẽ trải nghiệm nếu chúng ta biết những khao khát của chúng ta thực sự kinh khủng như thế nào. Cụ thể, Freud liên kết cảm xúc tội lỗi và cảm xúc liên quan của nó là lo lắng, với giai đoạn Oedipal phát triển tâm tính dục. Ông tin là trẻ em nhỏ khao khát quan hệ tình dục với cha/ mẹ khác giới của chúng. Cuối cùng, những khao khát đó bị dìm xuống và chuyển thành sự quyến rũ tình dục đối với những người khác cùng tuổi với chúng. Học trò của Freud, Erikson tin rằng sự tội lỗi lần đầu tiên xuất hiện ở lứa tuổi từ 3-5 như là kết quả tiêu cực của 1 giai đoạn mà ông gọi là 'khởi đầu vs. tội lỗi'. Trẻ em phát triển 1 ý thức tội lỗi mạnh mẽ tại lứa tuổi này như là đối cực của tính vui đùa. Chúng sợ thể hiện bản thân với đồ chơi của chúng vì chúng sợ rằng nếu chúng bộc lộ những cảm xúc thực của chúng, chúng sẽ dính vào 1 hành động không được chấp nhận. Chúng lớn lên trở thành những người lớn kiềm chế quá mức, luôn luôn sợ làm điều gì đó mà chúng sẽ cảm thấy tội lỗi sau này.
Nếu bạn không thích cách tiếp cận của tâm động học về sự tội lỗi, có lẽ bạn sẽ thấy sự giải thích về nhận thức có thể chấp nhận được hơn. Theo quan điểm nhận thức, tội lỗi là 1 cảm xúc mà mọi người trải nghiệm vì họ bị làm cho nhận thấy là họ đã gây ra thiệt hại cho người khác. Trong lý thuyết nhận thức, những suy nghĩ gây ra những cảm xúc. Cảm xúc tội lỗi đi theo sau ý nghĩ rằng bạn chịu trách nhiệm cho bất hạnh của 1 ai đó. Những người thường xuyên trải nghiệm sự tội lỗi, theo quan điểm nhận thức, họ đã ảo tưởng rằng họ đã gây thiệt hại cho người khác. Cảm xúc tiêu cực của họ đi theo từ xu hướng diễn giải sai lầm điều gì đã xảy ra với người khác và không nghi ngờ tính logic của những kết luận của họ. Trong trị liệu nhận thức, sự điều trị thường bao gồm việc dạy cho mọi người giải thoát bản thân họ khỏi 'những suy nghĩ tự động hoá' rằng họ đã gây ra đau khổ cho người khác. Những người liên tục bị quấy rầy bởi sự tội lỗi cũng được dạy cách nhận ra 'những thái độ loạn chức năng' của họ để họ nhận ra khi nào họ dính vào những quá trình tâm lý như bi thảm hoá (nghĩ về điều tồi tệ nhất của 1 tình huống xấu) hoặc khái quát hoá quá mức (tin rằng nếu 1 điều tồi tệ xảy đến thì nhiều điều tồi tệ hơn sẽ đến). Trái ngược với quan điểm của tâm động học về sự tội lỗi, quan điểm nhận thức mang đến cho những người bình thường một số manh mối để sửa chữa khuynh hướng đổ lỗi cho bản thân về tất cả mọi thứ hư hỏng, thất bại. Theo quan điểm nhận thức, nếu bạn thay đổi những suy nghĩ của bạn, bạn có thể thay đổi những cảm xúc của bạn. Một khi bạn nhận ra bạn đã không chính xác trong việc xem bản thân như là nguyên nhân gây ra đau khổ cho người khác, bạn có thể điều chỉnh lại thái độ của bạn và thực tế hơn khi xác định vai trò của bạn trong bất kỳ nỗi khổ nào.
Bây giờ chúng ta hãy xem xét 5 loại tội lỗi và quan trọng hơn, làm thế nào bạn có thể đương đầu khi cảm giác tội lỗi xuất hiện.
Nguyên nhân tội lỗi 1: Tội lỗi về điều gì đó bạn đã làm.
Lý do rõ ràng nhất bạn cảm thấy có lỗi là bạn thực sự đã làm điều gì đó sai trái. Loại tội lỗi này có thể liên quan đến việc hãm hại người khác, ví dụ như gây đau đớn về thân thể hoặc tâm lý cho 1 ai đó. Bạn cũng có thể cảm thấy tội lỗi vì bạn đã vi phạm nguyên tắc đạo đức của bạn, như lừa dối hoặc trộm cắp. Cảm thấy tội lỗi vì chính hành vi của bạn cũng có thể bị gây ra khi bạn làm việc gì đó mà bạn đã thề sẽ không bao giờ lặp lại (như hút thuốc, uống rượu hoặc ăn quá nhiều).
Cảm thấy tội lỗi khi bạn đã làm điều gì sai trái là thích đáng. Cảm thấy tội lỗi về 1 hành động nào đó xứng đáng ăn năn là bình thường; không thấy có lỗi trong những trường hợp đó, có thể là 1 dấu hiệu của tâm bệnh (psychopathy). Vấn đề xuất hiện khi bạn nghiền ngẫm, nhai đi nhai lại sự tội lỗi này. 1 hành động trong quá khứ không thể thay đổi được, cho dù bạn mong muốn nhiều như thế nào. Chấp nhận thực tế là điều này đã xảy ra, xin lỗi người mà bạn làm hại và sau đó biết làm thế nào để tránh dính vào hành động tương tự trong tương lai.
Nếu bạn đã vi phạm những quy tắc của bản thân (như lạm dụng rượu hoặc lừa dối bạn đời), bạn có thể tránh lạc lối trong tương lai bằng cách tìm kiếm sự hỗ trợ từ những người khác có thể giúp bạn giải thoát khỏi thói quen này. Cuối cùng, vì xu hướng tự nhiên cho mình là trung tâm của chúng ta, chúng ta giả định rằng người khác xem trọng những suy nghĩ và hành động của chúng ta nhiều hơn thực tế. Hành vi làm bạn bị hành hạ bởi sự tội lỗi, như không cố ý xúc phạm 1 người bạn, khó có thể thâm nhập vào ý thức của người bạn đó.
Nguyên nhân tội lỗi 2: Tội lỗi về 1 điều gì đó bạn đã không làm, nhưng muốn làm.
Bạn đang suy nghĩ về việc dính vào 1 hành động mà bạn đi chệch khỏi nguyên tắc đạo đức của bạn hoặc có những hành động không trung thực, phản bội hoặc bất hợp pháp. Giống như Jimmy Carter, bạn có thể thèm muốn 1 ai đó ngoài người bạn đời của bạn. Đây là 1 kiểu tội lỗi khó xử lý. Sự thật là bạn không thực sự dính vào hành vi đó. Tuy nhiên, bạn đang dự tính cho 1 hành vi vi phạm những chuẩn mực của bạn mà nó có thể gây ra sự tội lỗi.
Nếu bạn đang hành hạ bản thân vì những suy nghĩ bị cấm đoán đó, bạn có thể có cơ chế phòng vệ kiềm nén (repression) (bạn ngừng nỗi khao khát bị che giấu) hoặc phủ nhận (bạn không thừa nhận nó). Tuy nhiên, điều này không có khả năng dẫn đến 1 kết quả thoả mãn vì sự phòng vệ chống lại những cảm xúc của bạn, bạn có thể trở thành con mồi của chúng và hành xử theo cách cho bạn lý do để cảm thấy tội lỗi. 1 cách tiếp cận được gọi là 'Trị lịệu Chấp nhận và Cam kết' (ACT) đưa ra 1 số chỉ dẫn để làm thế nào bạn có thể đương đầu với kiểu tội lỗi này. Bạn có thể chấp nhận rằng bạn có những suy nghĩ không hợp pháp đó, chấp nhận chúng như một phân của con người bạn bây giờ, và sau đó, cam kết với bản thân sẽ thay đổi hành vi của bạn, do đó bạn sẽ không làm theo những suy nghĩ đó. Thay vì đè nén chúng xuống dưới, bạn có thể chấp nhận những suy nghĩ và khao khát không hợp pháp đó và nỗ lực làm giảm những suy nghĩ đó.
Nguyên nhân tội lỗi 3: Tội lỗi về điều gì đó bạn nghĩ bạn đã làm.
Những lý thuyết về nhận thức của cảm xúc nói với chúng ta rằng, phần nhiều sự bất hạnh chúng ta trải nghiệm là do những suy nghĩ vô lý của chúng ta về tình huống. Nếu bạn nghĩ rằng bạn đã làm 1 điều gì đó sai trái, bạn có thể trải nghiệm sự tội lỗi nhiều như thể bạn đã thực sự dính vào hành vi đó - hoặc thậm chí nhiều hơn. 1 nguồn nhận thức điển hình của tội lỗi là niềm tin mầu nhiệm rằng bạn có thể đem lại xui xẻo cho người khác bằng cách nghĩ về họ theo 1 cách tiêu cực hoặc có hại. Có lẽ bạn từng ước rằng 1 tình địch của bạn sẽ gặp tai hoạ. Khi tai hoạ xảy đến với tình địch, bạn có thể tin rằng đó là do ước muốn báo thù của bạn. Ở mức độ nào đó, bạn 'biết' rằng bạn đang vô lý, nhưng thật khó để giải thoát bản thân hoàn toàn khỏi niềm tin này. Chúng ta cũng biết rằng trí nhớ của chúng ta về những sự kiện trong quá khứ có nhiều sai sót. Có thể bạn đã không làm gì sai cả nhưng bạn nhớ nhầm và nghĩ rằng bạn đã làm sai, đặc biệt khi có sự dính mắc nhiều cảm xúc trong đó. Những người bị tình nghi có thể được cấy vào những ký ức sai để thuyết phục họ tin rằng họ không chỉ có mặt tại hiện trường vụ phạm tội mà họ thực sự đã phạm tội.
Trước khi bạn bắt đầu buộc tội bản thân về hành động sai trái, hãy đảm bảo rằng hành động sai đó thực sự đã diễn ra. Nếu bạn đang bóp méo ký ức về những sự kiện đó của bạn để làm bạn có vẻ có nhiều lỗi hơn thực tế, đã đến lúc kiểm tra lại thực tế.
Nguyên nhân tội lỗi 4: Tội lỗi vì bạn không làm đủ để giúp đỡ ai đó.
Có lẽ bạn có 1 người bạn đang đau nặng hoặc đang chăm sóc 1 người thân bị bệnh. Bạn đã dành nhiều thời gian rảnh của bạn để giúp người đó, nhưng bây giờ bạn có những bổn phận khác mà bạn buộc phải thực hiện. Hoặc có lẽ người hàng xóm của bạn đang chịu 1 mất mát bi kịch như cái chết của 1 người thân hoặc hỏa hoạn đã hủy hoại ngôi nhà của họ. Bạn đã dành cho họ nhiều ngày và nhiều tuần trong quỹ thời gian rảnh của bạn nhưng, một lần nữa bạn thấy bạn không thể tiếp tục giúp họ được nữa. Cảm giác tội lỗi bây giờ bắt đầu xuất hiện và bạn cố hết sức để tìm cách giúp họ. Các nhà tâm lý dùng thuật ngữ "sự mệt mỏi của lòng thương" để chỉ về cảm giác kiệt sức này. Thêm vào sự cạn kiệt cảm xúc nói chung của tình huống là sự tội lỗi phủ lên trên bề mặt của sự mệt mỏi vì bạn nghĩ rằng bạn nên làm nhiều hơn nữa.
Bạn có thể quyết định liệu bạn có muốn tiếp tục có những hy sinh cần thiết để giúp những người đó không. Tuy nhiên, điều quan trọng là tách rời khao khát muốn giúp đỡ của bạn khỏi cảm giác tội lỗi mà bạn sợ sẽ nhấn chìm bạn nếu bạn không giúp. Hành động vì cảm thấy tội lỗi chỉ làm bạn kiệt quệ nhiều hơn và cuối cùng làm bạn trở thành 1 người giúp đỡ kém hiệu quả.
Nguyên nhân tội lỗi 5: Tội lỗi vì bạn đã làm tốt hơn 1 ai đó.
Mặc cảm tội lỗi của những người sống sót được nhận ra bởi những chuyên gia từng làm việc với những cựu chiến binh quân đội sống lâu hơn đồng đội của mình. Mặc cảm tội lỗi của người sống sót cũng xuất hiện khi con người mất gia đình, bạn bè, hoặc hàng xóm trong những thảm hoạ thiên nhiên mà họ vẫn còn nguyên vẹn hoặc ít nhất, còn sống sót. Cảm xúc tội lỗi này không chỉ áp dụng đối với những người sống sót trong khi những người khác trong hoàn cảnh tương tự đã chết, tội lỗi của người sống sót cũng được đặc trưng ở những người xây dựng 1 cuộc sống tốt hơn cho bản thân họ so với gia đình hoặc bạn bè họ. Ví dụ, những sinh viên đại học thế hệ đầu tiên thường cảm thấy dằn vặt bởi những cảm xúc xung đột về sự thành công của họ trong học tập. Họ muốn học tốt và gia đình họ cũng muốn vậy, nhưng những sinh viên đó cảm thấy tội lỗi vì họ có những cơ hội mà bố mẹ hoặc anh chị em của họ không có. Để 'bảo vệ' những thành viên trong gia đình họ, những sinh viên đó có thể có những hành động tự hủy hoại bản thân để bảo đảm rằng họ không thành công trong học tập. Gia đình họ thực sự muốn họ thành công (và do đó sẽ mang vinh quang về cho gia đình) nhưng logic này thất bại đối với những sinh viên đó vì mặc cảm tội lỗi của người sống sót.
Cách duy nhất để chữa mặc cảm tội lỗi này là nhắc nhở bản thân về những người yêu thương và quan tâm đến bạn đã tự hào, vui mừng và đầu tư vào bạn nhiều như thế nào. Nhắc bản thân rằng sự thất bại của bạn sẽ không thể mang ai đó về lại cuộc sống này, hoặc nó sẽ làm những người yêu thương bạn cảm thấy tốt hơn về bản thân họ.
Không nghi ngờ rằng sự tội lỗi là 1 cảm xúc phức tạp và thú vị. Bạn không thể sống 1 cuộc sống hoàn toàn không có sự tội lỗi nhưng bạn có thể giữ nó trong phạm vi có thể kiểm soát được. Sự tội lỗi cũng có thể giúp bạn có được sự hiểu biết về bản thân tốt hơn bằng cách giúp bạn nhận ra khi nào bạn đã gây thiệt hại cho 1 ai đó. Sự tội lỗi không phải là 1 cảm xúc mang tính tiêu cực.
Tham khảo
Fischer, K. W., Shaver, P. R., & Carnochan, P. (1990). How emotions develop and how they organise development. Cognition And Emotion, 4(2), 81-127. doi:10.1080/02699939008407142
Nguồn: psychologytoday.com
The Definitive Guide to Guilt
The five types of guilt and how you can cope with each
Published on August 11, 2012 by Susan Krauss Whitbourne, Ph.D. in Fulfillment at Any Age
Sự tội lỗi có nhiều dạng, nhưng nó có thể được phân thành 5 loại cơ bản. Trước tiên, chúng ta hãy xem các nhà tâm lý định nghĩa sự tội lỗi như thế nào.
Tội lỗi, đầu tiên và trước hết, là 1 cảm xúc. Bạn có thể nghĩ về sự tội lỗi như là 1 cách tốt để khiến 1 người làm điều gì đó cho bạn vì cảm giác nghĩa vụ. Nhưng sự tội lỗi không phải là 1 động lực tốt. Sẽ chính xác hơn khi nghĩ về sự tội lỗi như 1 trạng thái nội tâm. Trong tất cả các cảm xúc, tội lỗi nằm trong mục những trạng thái cảm xúc tiêu cực. Nó là 1 trong những cảm xúc 'buồn', những cảm xúc 'buồn' cũng bao gồm sự thống khổ, nỗi tiếc thương và sự cô đơn (Fischer, Shaver, & Carnochan, 1990).
Giống như những cảm xúc khác, không có 1 lời giải thích duy nhất cho sự tội lỗi. Quan điểm truyền thống của Freud cho rằng sự tội lỗi trú ngụ bên dưới bề mặt của hành vi của chúng ta. Lý thuyết tâm động học của Freud cho rằng chúng ta xây dựng những cơ chế phòng vệ để bảo vệ mình khỏi sự tội lỗi mà chúng ta sẽ trải nghiệm nếu chúng ta biết những khao khát của chúng ta thực sự kinh khủng như thế nào. Cụ thể, Freud liên kết cảm xúc tội lỗi và cảm xúc liên quan của nó là lo lắng, với giai đoạn Oedipal phát triển tâm tính dục. Ông tin là trẻ em nhỏ khao khát quan hệ tình dục với cha/ mẹ khác giới của chúng. Cuối cùng, những khao khát đó bị dìm xuống và chuyển thành sự quyến rũ tình dục đối với những người khác cùng tuổi với chúng. Học trò của Freud, Erikson tin rằng sự tội lỗi lần đầu tiên xuất hiện ở lứa tuổi từ 3-5 như là kết quả tiêu cực của 1 giai đoạn mà ông gọi là 'khởi đầu vs. tội lỗi'. Trẻ em phát triển 1 ý thức tội lỗi mạnh mẽ tại lứa tuổi này như là đối cực của tính vui đùa. Chúng sợ thể hiện bản thân với đồ chơi của chúng vì chúng sợ rằng nếu chúng bộc lộ những cảm xúc thực của chúng, chúng sẽ dính vào 1 hành động không được chấp nhận. Chúng lớn lên trở thành những người lớn kiềm chế quá mức, luôn luôn sợ làm điều gì đó mà chúng sẽ cảm thấy tội lỗi sau này.
Nếu bạn không thích cách tiếp cận của tâm động học về sự tội lỗi, có lẽ bạn sẽ thấy sự giải thích về nhận thức có thể chấp nhận được hơn. Theo quan điểm nhận thức, tội lỗi là 1 cảm xúc mà mọi người trải nghiệm vì họ bị làm cho nhận thấy là họ đã gây ra thiệt hại cho người khác. Trong lý thuyết nhận thức, những suy nghĩ gây ra những cảm xúc. Cảm xúc tội lỗi đi theo sau ý nghĩ rằng bạn chịu trách nhiệm cho bất hạnh của 1 ai đó. Những người thường xuyên trải nghiệm sự tội lỗi, theo quan điểm nhận thức, họ đã ảo tưởng rằng họ đã gây thiệt hại cho người khác. Cảm xúc tiêu cực của họ đi theo từ xu hướng diễn giải sai lầm điều gì đã xảy ra với người khác và không nghi ngờ tính logic của những kết luận của họ. Trong trị liệu nhận thức, sự điều trị thường bao gồm việc dạy cho mọi người giải thoát bản thân họ khỏi 'những suy nghĩ tự động hoá' rằng họ đã gây ra đau khổ cho người khác. Những người liên tục bị quấy rầy bởi sự tội lỗi cũng được dạy cách nhận ra 'những thái độ loạn chức năng' của họ để họ nhận ra khi nào họ dính vào những quá trình tâm lý như bi thảm hoá (nghĩ về điều tồi tệ nhất của 1 tình huống xấu) hoặc khái quát hoá quá mức (tin rằng nếu 1 điều tồi tệ xảy đến thì nhiều điều tồi tệ hơn sẽ đến). Trái ngược với quan điểm của tâm động học về sự tội lỗi, quan điểm nhận thức mang đến cho những người bình thường một số manh mối để sửa chữa khuynh hướng đổ lỗi cho bản thân về tất cả mọi thứ hư hỏng, thất bại. Theo quan điểm nhận thức, nếu bạn thay đổi những suy nghĩ của bạn, bạn có thể thay đổi những cảm xúc của bạn. Một khi bạn nhận ra bạn đã không chính xác trong việc xem bản thân như là nguyên nhân gây ra đau khổ cho người khác, bạn có thể điều chỉnh lại thái độ của bạn và thực tế hơn khi xác định vai trò của bạn trong bất kỳ nỗi khổ nào.
Bây giờ chúng ta hãy xem xét 5 loại tội lỗi và quan trọng hơn, làm thế nào bạn có thể đương đầu khi cảm giác tội lỗi xuất hiện.
Nguyên nhân tội lỗi 1: Tội lỗi về điều gì đó bạn đã làm.
Lý do rõ ràng nhất bạn cảm thấy có lỗi là bạn thực sự đã làm điều gì đó sai trái. Loại tội lỗi này có thể liên quan đến việc hãm hại người khác, ví dụ như gây đau đớn về thân thể hoặc tâm lý cho 1 ai đó. Bạn cũng có thể cảm thấy tội lỗi vì bạn đã vi phạm nguyên tắc đạo đức của bạn, như lừa dối hoặc trộm cắp. Cảm thấy tội lỗi vì chính hành vi của bạn cũng có thể bị gây ra khi bạn làm việc gì đó mà bạn đã thề sẽ không bao giờ lặp lại (như hút thuốc, uống rượu hoặc ăn quá nhiều).
Cảm thấy tội lỗi khi bạn đã làm điều gì sai trái là thích đáng. Cảm thấy tội lỗi về 1 hành động nào đó xứng đáng ăn năn là bình thường; không thấy có lỗi trong những trường hợp đó, có thể là 1 dấu hiệu của tâm bệnh (psychopathy). Vấn đề xuất hiện khi bạn nghiền ngẫm, nhai đi nhai lại sự tội lỗi này. 1 hành động trong quá khứ không thể thay đổi được, cho dù bạn mong muốn nhiều như thế nào. Chấp nhận thực tế là điều này đã xảy ra, xin lỗi người mà bạn làm hại và sau đó biết làm thế nào để tránh dính vào hành động tương tự trong tương lai.
Nếu bạn đã vi phạm những quy tắc của bản thân (như lạm dụng rượu hoặc lừa dối bạn đời), bạn có thể tránh lạc lối trong tương lai bằng cách tìm kiếm sự hỗ trợ từ những người khác có thể giúp bạn giải thoát khỏi thói quen này. Cuối cùng, vì xu hướng tự nhiên cho mình là trung tâm của chúng ta, chúng ta giả định rằng người khác xem trọng những suy nghĩ và hành động của chúng ta nhiều hơn thực tế. Hành vi làm bạn bị hành hạ bởi sự tội lỗi, như không cố ý xúc phạm 1 người bạn, khó có thể thâm nhập vào ý thức của người bạn đó.
Nguyên nhân tội lỗi 2: Tội lỗi về 1 điều gì đó bạn đã không làm, nhưng muốn làm.
Bạn đang suy nghĩ về việc dính vào 1 hành động mà bạn đi chệch khỏi nguyên tắc đạo đức của bạn hoặc có những hành động không trung thực, phản bội hoặc bất hợp pháp. Giống như Jimmy Carter, bạn có thể thèm muốn 1 ai đó ngoài người bạn đời của bạn. Đây là 1 kiểu tội lỗi khó xử lý. Sự thật là bạn không thực sự dính vào hành vi đó. Tuy nhiên, bạn đang dự tính cho 1 hành vi vi phạm những chuẩn mực của bạn mà nó có thể gây ra sự tội lỗi.
Nếu bạn đang hành hạ bản thân vì những suy nghĩ bị cấm đoán đó, bạn có thể có cơ chế phòng vệ kiềm nén (repression) (bạn ngừng nỗi khao khát bị che giấu) hoặc phủ nhận (bạn không thừa nhận nó). Tuy nhiên, điều này không có khả năng dẫn đến 1 kết quả thoả mãn vì sự phòng vệ chống lại những cảm xúc của bạn, bạn có thể trở thành con mồi của chúng và hành xử theo cách cho bạn lý do để cảm thấy tội lỗi. 1 cách tiếp cận được gọi là 'Trị lịệu Chấp nhận và Cam kết' (ACT) đưa ra 1 số chỉ dẫn để làm thế nào bạn có thể đương đầu với kiểu tội lỗi này. Bạn có thể chấp nhận rằng bạn có những suy nghĩ không hợp pháp đó, chấp nhận chúng như một phân của con người bạn bây giờ, và sau đó, cam kết với bản thân sẽ thay đổi hành vi của bạn, do đó bạn sẽ không làm theo những suy nghĩ đó. Thay vì đè nén chúng xuống dưới, bạn có thể chấp nhận những suy nghĩ và khao khát không hợp pháp đó và nỗ lực làm giảm những suy nghĩ đó.
Nguyên nhân tội lỗi 3: Tội lỗi về điều gì đó bạn nghĩ bạn đã làm.
Những lý thuyết về nhận thức của cảm xúc nói với chúng ta rằng, phần nhiều sự bất hạnh chúng ta trải nghiệm là do những suy nghĩ vô lý của chúng ta về tình huống. Nếu bạn nghĩ rằng bạn đã làm 1 điều gì đó sai trái, bạn có thể trải nghiệm sự tội lỗi nhiều như thể bạn đã thực sự dính vào hành vi đó - hoặc thậm chí nhiều hơn. 1 nguồn nhận thức điển hình của tội lỗi là niềm tin mầu nhiệm rằng bạn có thể đem lại xui xẻo cho người khác bằng cách nghĩ về họ theo 1 cách tiêu cực hoặc có hại. Có lẽ bạn từng ước rằng 1 tình địch của bạn sẽ gặp tai hoạ. Khi tai hoạ xảy đến với tình địch, bạn có thể tin rằng đó là do ước muốn báo thù của bạn. Ở mức độ nào đó, bạn 'biết' rằng bạn đang vô lý, nhưng thật khó để giải thoát bản thân hoàn toàn khỏi niềm tin này. Chúng ta cũng biết rằng trí nhớ của chúng ta về những sự kiện trong quá khứ có nhiều sai sót. Có thể bạn đã không làm gì sai cả nhưng bạn nhớ nhầm và nghĩ rằng bạn đã làm sai, đặc biệt khi có sự dính mắc nhiều cảm xúc trong đó. Những người bị tình nghi có thể được cấy vào những ký ức sai để thuyết phục họ tin rằng họ không chỉ có mặt tại hiện trường vụ phạm tội mà họ thực sự đã phạm tội.
Trước khi bạn bắt đầu buộc tội bản thân về hành động sai trái, hãy đảm bảo rằng hành động sai đó thực sự đã diễn ra. Nếu bạn đang bóp méo ký ức về những sự kiện đó của bạn để làm bạn có vẻ có nhiều lỗi hơn thực tế, đã đến lúc kiểm tra lại thực tế.
Nguyên nhân tội lỗi 4: Tội lỗi vì bạn không làm đủ để giúp đỡ ai đó.
Có lẽ bạn có 1 người bạn đang đau nặng hoặc đang chăm sóc 1 người thân bị bệnh. Bạn đã dành nhiều thời gian rảnh của bạn để giúp người đó, nhưng bây giờ bạn có những bổn phận khác mà bạn buộc phải thực hiện. Hoặc có lẽ người hàng xóm của bạn đang chịu 1 mất mát bi kịch như cái chết của 1 người thân hoặc hỏa hoạn đã hủy hoại ngôi nhà của họ. Bạn đã dành cho họ nhiều ngày và nhiều tuần trong quỹ thời gian rảnh của bạn nhưng, một lần nữa bạn thấy bạn không thể tiếp tục giúp họ được nữa. Cảm giác tội lỗi bây giờ bắt đầu xuất hiện và bạn cố hết sức để tìm cách giúp họ. Các nhà tâm lý dùng thuật ngữ "sự mệt mỏi của lòng thương" để chỉ về cảm giác kiệt sức này. Thêm vào sự cạn kiệt cảm xúc nói chung của tình huống là sự tội lỗi phủ lên trên bề mặt của sự mệt mỏi vì bạn nghĩ rằng bạn nên làm nhiều hơn nữa.
Bạn có thể quyết định liệu bạn có muốn tiếp tục có những hy sinh cần thiết để giúp những người đó không. Tuy nhiên, điều quan trọng là tách rời khao khát muốn giúp đỡ của bạn khỏi cảm giác tội lỗi mà bạn sợ sẽ nhấn chìm bạn nếu bạn không giúp. Hành động vì cảm thấy tội lỗi chỉ làm bạn kiệt quệ nhiều hơn và cuối cùng làm bạn trở thành 1 người giúp đỡ kém hiệu quả.
Nguyên nhân tội lỗi 5: Tội lỗi vì bạn đã làm tốt hơn 1 ai đó.
Mặc cảm tội lỗi của những người sống sót được nhận ra bởi những chuyên gia từng làm việc với những cựu chiến binh quân đội sống lâu hơn đồng đội của mình. Mặc cảm tội lỗi của người sống sót cũng xuất hiện khi con người mất gia đình, bạn bè, hoặc hàng xóm trong những thảm hoạ thiên nhiên mà họ vẫn còn nguyên vẹn hoặc ít nhất, còn sống sót. Cảm xúc tội lỗi này không chỉ áp dụng đối với những người sống sót trong khi những người khác trong hoàn cảnh tương tự đã chết, tội lỗi của người sống sót cũng được đặc trưng ở những người xây dựng 1 cuộc sống tốt hơn cho bản thân họ so với gia đình hoặc bạn bè họ. Ví dụ, những sinh viên đại học thế hệ đầu tiên thường cảm thấy dằn vặt bởi những cảm xúc xung đột về sự thành công của họ trong học tập. Họ muốn học tốt và gia đình họ cũng muốn vậy, nhưng những sinh viên đó cảm thấy tội lỗi vì họ có những cơ hội mà bố mẹ hoặc anh chị em của họ không có. Để 'bảo vệ' những thành viên trong gia đình họ, những sinh viên đó có thể có những hành động tự hủy hoại bản thân để bảo đảm rằng họ không thành công trong học tập. Gia đình họ thực sự muốn họ thành công (và do đó sẽ mang vinh quang về cho gia đình) nhưng logic này thất bại đối với những sinh viên đó vì mặc cảm tội lỗi của người sống sót.
Cách duy nhất để chữa mặc cảm tội lỗi này là nhắc nhở bản thân về những người yêu thương và quan tâm đến bạn đã tự hào, vui mừng và đầu tư vào bạn nhiều như thế nào. Nhắc bản thân rằng sự thất bại của bạn sẽ không thể mang ai đó về lại cuộc sống này, hoặc nó sẽ làm những người yêu thương bạn cảm thấy tốt hơn về bản thân họ.
Không nghi ngờ rằng sự tội lỗi là 1 cảm xúc phức tạp và thú vị. Bạn không thể sống 1 cuộc sống hoàn toàn không có sự tội lỗi nhưng bạn có thể giữ nó trong phạm vi có thể kiểm soát được. Sự tội lỗi cũng có thể giúp bạn có được sự hiểu biết về bản thân tốt hơn bằng cách giúp bạn nhận ra khi nào bạn đã gây thiệt hại cho 1 ai đó. Sự tội lỗi không phải là 1 cảm xúc mang tính tiêu cực.
Tham khảo
Fischer, K. W., Shaver, P. R., & Carnochan, P. (1990). How emotions develop and how they organise development. Cognition And Emotion, 4(2), 81-127. doi:10.1080/02699939008407142
Nguồn: psychologytoday.com