rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Tham khảo
5 Strategies to Stop Sabotaging Change in Your Life
Discover the remedies to the top resistances to change
Published on April 16, 2013 by Ronald Alexander, Ph.D. in The Wise Open Mind
Tôi thường thấy những thân chủ trong trị liệu tâm lý của tôi không thể thực hiện những thay đổi trong cuộc sống của họ và không hiểu tại sao họ tiếp tục phá hỏng những nỗ lực của họ. Điều này thường là do 1 sự kháng cự bị che giấu hoặc niềm tin không lành mạnh gắn liền với sự thay đổi được mong muốn. Có 5 chướng ngại mà tôi phát hiện thấy là phổ biến trong trải nghiệm của sự kháng cự thay đổi không thể tránh khỏi: những chướng ngại của mong muốn, suy nghĩ ảo tưởng, tâm trí ngủ quên, sự luôn chân luôn tay và hoài nghi. Bạn có thể trải nghiệm nhiều hơn 1 trong số những kháng cự đó cùng 1 lúc, và cách chữa trị của chúng có thể gối lên nhau, nhưng tôi thấy nhận ra được chúng là rất hữu ích để hiểu làm sao để thay thế những ý nghĩ, cảm xúc, cảm giác tiêu cực có thể làm chúng ta mắc kẹt trong 1 thái độ không lành mạnh.
Sau đây là 1 giải thích ngắn gọn về mỗi chướng ngại cùng với 1 cách chữa trị giúp bạn thay đổi những ý nghĩ và cảm xúc không mong muốn.
Chướng ngại 1: Tâm trí thèm muốn
Tâm trí thèm muốn có những đặc tính của sự tham lam, giữ chặt hoặc đeo bám dai dẳng. Chúng ta làm bản thân đau khổ khi chúng ta đau khổ vì 1 điều gì đó nằm ngoài tầm tay của chúng ta hoặc đeo đuổi điều hão huyền đã qua đi. Trong tâm trí thèm muốn, chúng ta cảm thấy tình trạng bất hạnh trong hiện tại của chúng ta có thể chữa khỏi chỉ nếu chúng ta có thể có tiền, công việc, mối quan hệ, sự ghi nhận hoặc quyền lực chúng ta từng có và đã mất, hoặc không bao giờ có và khao khát mãnh liệt. Đôi khi, tâm trí thèm muốn bao gồm sự bám chặt vào 1 điều gì đó tiêu cực: 1 niềm tin không lành mạnh về sự việc nên như thế nào, hoặc 1 cảm xúc không lành mạnh như tức giận, buồn hoặc ghen tuông. Chúng ta cũng thường đau khổ khi chúng ta có được những điều chúng ta nghĩ chúng ta muốn và đau khổ khi chúng ta không có được điều chúng ta muốn.
Cách điều trị:
Trải nghiệm sự thỏa mãn trong giây phút này, chính xác như nó đang là. Chỉ bằng cách trải nghiệm sự thỏa mãn ngay bây giờ có thể làm bạn mở lòng trước sự sáng tạo sẽ giúp bạn nhìn thấy những việc bạn phải làm để đem lại hoàn cảnh sống tốt hơn.
Chướng ngại 2: Ảo tưởng hoàn hảo
Đôi lúc chúng ta muốn bám vào 1 điều hão huyền: ảo tưởng của sự hoàn hảo. Bạn sẽ gây ra rất nhiều đau khổ cho bản thân nếu bạn cảm thấy mình có quyền kéo dài sự thoả mãn với mọi lĩnh vực của cuộc sống. Hãy nghĩ về những thứ bạn “phải” có hoặc đạt được, bạn có thể trở nên tức giận, thất vọng buồn hoặc tự hỏi điều gì đã sai. Bạn cũng có thể phát hiện thấy bản thân cảm thấy ghen tuông hoặc ghen tỵ, nghĩ rằng chỉ có 1 thứ đứng giữa bạn và mối quan hệ, sự nghiệp, tài chính hoặc hạnh phúc hoàn hảo là 1 ai đó khác.
Cách điều trị:
Cách chữa trị cho chướng ngại này là chấp nhận và làm sáng tỏ bản chất tạm thời của những kinh nghiệm của bạn. Để thoát khỏi những ý nghĩ tiêu cực về quyền được hoàn hảo của bạn, bạn phải từ bỏ quan điểm cho rằng sự hoàn hảo là 1 loạt những hoàn cảnh bên ngoài, không thay đổi mà bạn thấy vui vẻ theo mọi cách. Mỗi giây phút, bất kể chúng hoàn hảo thế nào, phải mất dần vào quá khứ. Giây phút khác như vậy có thể không xuất hiện cho đến khi bạn từ bỏ chướng ngại của ảo tưởng hoàn hảo nhốt bạn trong đau khổ. Cách chữa trị là chấp nhận bất kì điều gì đang xảy ra trong giây phút hiện tại.
Chướng ngại 3: Tâm trí ngủ quên
Sự trầm cảm và sự buồn chán xuất phát từ chướng ngại của “tâm trí ngủ quên”, được biểu hiện bởi những đặc điểm của sự uể oải, chậm chạp, lờ đờ mệt mỏi, lười biếng, vô cảm và phiền muộn. 1 phần quan trọng của trầm cảm là sự thiếu năng lượng hoặc động lực để bước ra khỏi giường, làm những gì cần làm mà không trì hoãn hoặc đầu hàng trước cảm giác khi bạn tiến hành hành động thì sẽ không có hiệu quả gì.
Cách điều trị:
Cách chữa trị cho tâm trí ngủ quên là sức sống, được trải nghiệm ở trong cơ thể cũng như trong tâm trí. Những ý nghĩ và cảm giác đầy sức sống xuất hiện khi bạn đánh thức cơ thể của bạn. Hãy chú tâm đến bất kì nguyên nhân thể lý nào làm bạn lờ đờ, từ 1 chế độ ăn kém đến thiếu ngủ và tập thể dục, và ngay cả những chứng dị ứng và không dung nạp được những chất có trong đồ ăn và môi trường của bạn. Stress và những cảm xúc mạnh mẽ như tức giận và buồn bã cũng có thể gây ra sự mệt mỏi thể lý, phá hoại động cơ vận động cơ thể và dẫn đến những ý nghĩ và cảm xúc trầm cảm. Tập thể dục thực sự làm thay đổi hóa chất của cơ thể, làm nó dễ dàng hơn để từ bỏ tình trạng tâm trí không lành mạnh và thay thế chúng bằng tâm trí lành mạnh.
Chướng ngại 4: Luôn chân luôn tay
Nhìn bề ngoài, sự luôn chân luôn tay có vẻ là 1 trạng thái tích cực, vì nó truyền cảm hứng cho bạn tiếp tục hoạt động thay vì trở nên trì trệ. Các nghệ sỹ sáng tạo nói về có 1 sự thôi thúc làm họ quay lại phòng thu âm hoặc phòng vẽ. Điều họ đang mô tả là 1 hình thức của động lực sáng tạo, nó khác biệt với tình trạng luôn chân luôn tay. Họ đang chỉ về 1 sự không thoải mái khi bị sao lãng và không tập trung, và 1 khao khát bước vào 1 trạng thái tập trung, sáng tạo. Tình trạng luôn chân luôn tay thường là hành động không định hướng, không hiệu quả, như bận rộn lăng xăng, tất ta tất tưởi hoặc chuyển từ 1 hoạt động này sang hoạt động tiếp theo, không bao giờ hoàn thành 1 công việc.
Cách điều trị:
Tình trạng luôn chân luôn tay có thể được điều trị bằng cách thư giãn. Tạo ra 1 cảm giác thoải mái cho phép hoạt động điên cuồng của tâm trí chậm lại, kích hoạt hệ thần kinh giao cảm bắt đầu phóng thích những hoc mon làm bình tĩnh trong cơ thể và làm chậm nhịp tim và hơi thở của bạn. Tập thiền đặc biệt có lợi trong việc thay đổi tình trạng luôn chân luôn tay.
Chướng ngại 5: Hoài nghi
Chướng ngại hoài nghi có những đặc điểm của sự nghi ngờ, mơ hồ, lẫn lộn yếm thế và bi quan. Nhưng không giống sự bi quan, sự hoài nghi ít nhất để chỗ cho khả năng thay đổi tích cực. Tính hoài nghi và bi quan chỉ đem lại 1 ảo tưởng về cảm giác của quyền lực, sức mạnh trong 1 khoảng thời gian ngắn. Không có niềm vui đích thực nào khi tin rằng những gì nằm ở phía trước sẽ, chắc chắn, gây ra nhiều đau khổ.
Cách điều trị:
Cách chữa trị hoài nghi là tính tò mò, đánh giá cao sự bí ẩn của cuộc sống. Chấp nhận và ngạc nhiên trước sự bí ẩn, cùng với giải pháp của sự chấp nhận, hãy cho phép bạn tối thiểu hóa sự đau khổ của 1 mất mát. Không ai thích đánh mất điều gì đó có giá trị lớn. Điều cần thiết là chấp nhận và quyết tâm tiến lên với 1 tâm trí cởi mở, tin tưởng rằng những con người, cơ hội và hoàn cảnh tích cực sẽ xuất hiện trong cuộc đời bạn lần nữa.
Chấp nhận những gì đang xảy ra trong hiện tại, và trong tình huống hiện tại là 1 viên đá đặt nền của tâm lý học tích cực. Điều nghịch lý là sự chấp nhận hiện tại toàn tâm toàn ý này, bất kể hoàn cảnh khó chịu hoặc đau khổ như thế nào, là hoàn toàn cần thiết nếu bạn đang cố thay đổi hoàn cảnh trở nên tốt hơn.
Nguồn: PsychologyToday