40 NĂM NỮA BẮC CỰC SẼ HẾT BĂNG?
Các nhà khoa học cảnh báo rằng, với tốc độ nóng lên của Trái đất như hiện nay, chỉ 30-40 năm nữa băng sẽ không tồn tại vào mùa hè nữa, ngay cả ở trung tâm của Bắc cực.
Năm 2050, con người sẽ không thể nhìn thấy băng Bắc cực vào mùa hè? Ảnh: Internet.
Ông Alexander Frolov, Giám đốc Trung tâm Khí tượng Nga khẳng định: “Vào năm 2050, mùa hè ở khu vực Bắc cực sẽ không thể nhìn thấy sự tồn tại của băng nữa”.
Dẫn ra những số liệu của nhóm nghiên cứu các vấn đề biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc, ông Frolov cho hay, lượng băng tan chảy ở Bắc cực trong năm 2010 này có thể sẽ vượt qua năm kỷ lục 2007.
Những bức ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy, diện tích băng nhỏ nhất ở Bắc Cực đã giảm từ 11 triệu km2 xuống còn 10,8 triệu km2. Nếu tốc độ tan băng này được duy trì, “trong vòng 30-40 năm nữa, chúng ta sẽ không thể nhìn thấy băng vào mùa hè, bao gồm cả vùng trung tâm Bắc cực”, ông Frolov khẳng định.
Bắc cực, đảo Greenland và châu Nam cực chiếm 98-99% lượng băng trên Trái đất. Theo tính toán của các nhà khoa học, nếu như toàn bộ băng bao phủ đảo Greenland tan chảy thì mực nước biển sẽ dâng cao 7 mét so với hiện tại.
Trong khi đó, căn cứ theo quy mô và tình trạng phân bố của dân số thế giới hiện nay, nếu như mực nước biển dâng cao 1 mét thì nó sẽ nuốt chửng 150 triệu căn nhà trên toàn thế giới.
Hiện các nhà nghiên cứu vẫn đang tìm kiếm giải pháp nhằm làm chậm lại tốc độ tan băng ở Bắc Cực.
Nguồn: THX
Theo VietNamNet
Năm 2050, con người sẽ không thể nhìn thấy băng Bắc cực vào mùa hè? Ảnh: Internet.
Ông Alexander Frolov, Giám đốc Trung tâm Khí tượng Nga khẳng định: “Vào năm 2050, mùa hè ở khu vực Bắc cực sẽ không thể nhìn thấy sự tồn tại của băng nữa”.
Dẫn ra những số liệu của nhóm nghiên cứu các vấn đề biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc, ông Frolov cho hay, lượng băng tan chảy ở Bắc cực trong năm 2010 này có thể sẽ vượt qua năm kỷ lục 2007.
Những bức ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy, diện tích băng nhỏ nhất ở Bắc Cực đã giảm từ 11 triệu km2 xuống còn 10,8 triệu km2. Nếu tốc độ tan băng này được duy trì, “trong vòng 30-40 năm nữa, chúng ta sẽ không thể nhìn thấy băng vào mùa hè, bao gồm cả vùng trung tâm Bắc cực”, ông Frolov khẳng định.
Bắc cực, đảo Greenland và châu Nam cực chiếm 98-99% lượng băng trên Trái đất. Theo tính toán của các nhà khoa học, nếu như toàn bộ băng bao phủ đảo Greenland tan chảy thì mực nước biển sẽ dâng cao 7 mét so với hiện tại.
Trong khi đó, căn cứ theo quy mô và tình trạng phân bố của dân số thế giới hiện nay, nếu như mực nước biển dâng cao 1 mét thì nó sẽ nuốt chửng 150 triệu căn nhà trên toàn thế giới.
Hiện các nhà nghiên cứu vẫn đang tìm kiếm giải pháp nhằm làm chậm lại tốc độ tan băng ở Bắc Cực.
Nguồn: THX
Theo VietNamNet