rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Tham khảo:
Rebuffed? 4 Reasons Someone Might Reject Your Help
How can you best understand a person's declining your offer to assist them?
Published on October 3, 2012 by Leon F. Seltzer, Ph.D. in Evolution of the Self
Khi bạn cố gắng giúp đỡ ai đó, bạn có thể cảm thấy như một sự xúc phạm cá nhân khi họ từ chối bạn. Vì vậy, rất hữu ích để khám phá những gì bên dưới,có thể là động cơ thúc đẩy họ từ chối những nỗ lực giúp đỡ chân thành của bạn. Đặc biệt là khi phản ứng tiêu cực của họ có thể gây ngạc nhiên hoặc bối rối cho bạn, hoặc thậm chí có vẻ họ ngu dốt hoặc ngoan cố.
Để hiểu rõ hơn về hành động vô lý của người khác khi không sẵn sàng đón nhận những điều tốt đẹp bạn trao cho họ, sau đây là 4 câu hỏi cho bạn (và cũng có thể để hỏi họ):
(1) Có thể họ quá tự trọng để chấp nhận sự giúp đỡ của bạn? Vì đó là vấn đề lòng tự trọng cá nhân, họ có thể cảm thấy đón nhận những gì bạn tặng tức là thừa nhận sự thua kém, sự khiếm khuyết, sự phụ thuộc hoặc sự thất bại. Đó có thể là trường hợp khi bạn đề xuất một món quà về tài chính hoặc sự hỗ trợ cụ thể về điều gì đó mà người đó đang phải vật lộn. Giúp đỡ họ về tiền bạc, ngay cả nếu chỉ là tạm thời, có thể làm họ cảm thấy bị thương hại. Thêm nữa, chấp nhận sự giúp đỡ không liên quan đến tiền về một nhiệm vụ hoặc một dự án có thể được họ trải nghiệm như sự thừa nhận một sự không có khả năng tự mình hoàn thành công việc thành công.
(2) Có thể họ cảm thấy mình không xứng đáng để chấp nhận sự giúp đỡ của bạn? Họ có thể lớn lên trong một gia đình thường xuyên nhận được thông điệp từ những người chăm sóc, từ bố mẹ rằng họ không được phép đòi hỏi. Và yêu cầu điều gì đó được xem là ích kỷ - một hành vi họ cần phải cự tuyệt. Nếu như vậy, họ có thể cảm thấy họ không có quyền chấp nhận những gì bạn trao tặng cho họ. Vì trong quá khứ họ chưa nhận được đủ sự hỗ trợ.
Đó là những cảm xúc chi phối hành vi, chúng ta có thể giả định một cách an toàn là nếu những cá nhân đó cho phép bản thân họ được nhận những gì bạn tặng miễn phí, họ sẽ cảm thấy tội lỗi. Đó có thể là cảm xúc liên quan chặt chẽ đến sự vi phạm 1 quy tắc trong gia đình. Họ thậm chí có thể cảm thấy lo lắng nếu họ 'dám' chấp nhận sự hào phóng của bạn, họ sẽ bị trừng phạt (ví dụ, tiếng nói phê phán của cha mẹ vẫn vang vọng trong đầu họ).
(3) Có thể họ kết nối việc chấp nhận giúp đỡ với sự phát sinh một cảm giác nghĩa vụ nặng nề? Họ có thể không muốn phải chịu ơn bất kì ai cho bất cứ điều gì. Đối với họ, tất cả các sự trợ giúp bên ngoài như mang theo một thẻ giá đắt, như ngầm đòi hỏi có đi có lại và sau đó sẽ gây bất lợi nghiêm trọng cho họ. Vì vậy, sự giúp đỡ của bạn có thể đe dọa ý thức độc lập, tự do, sự an toàn hoặc tự chủ của họ.
Trong những trường hợp này, họ buộc phải từ chối bất cứ điều gì mà bạn hoặc bất kỳ ai khác có thể muốn giúp họ.
Nếu trong quá khứ, những điều kiện ràng buộc hầu như luôn luôn đi kèm với bất cứ thứ gì họ nhận được, họ có thể đã quyết định (cho dù họ ý thức được hay không) rằng tốt nhất là không bao giờ chấp nhận sự giúp đỡ từ người khác. Những người có vẻ quá độc lập có thể đã học được điều đó vì kinh nghiệm của họ đã xác nhận quan điểm cho rằng nhận bất cứ thứ gì từ bất kỳ ai đơn giản là quá rủi ro, nguy hiểm.
Vì vậy, khá dễ hiểu, họ kết luận rằng tốt hơn hoặc an toàn hơn là từ chối những món quà hoặc sự hỗ trợ, hơn là mắc nợ bất cứ ai.
(4) Có thể họ gắn việc nhận sự giúp đỡ từ người khác làm cho họ dễ bị tổn thương hơn trước người đó? Đây là 1 lời giải thích bao quát toàn bộ. 3 lời giải thích đầu có thể được xem một cách gián tiếp, như một sự đòi hỏi cần phải có một sự sẵn sàng lớn hơn để trải nghiệm tính dễ bị tổn thương về mặt cá nhân. Nhưng ở đây, tôi tập trung vào nỗi sợ của cá nhân khi chấp nhận điều gì đó vì vấn đề tin tưởng. Họ có thể sợ rằng 'nhận được' - đối lập với 'cho đi' - sẽ đặt họ vào vị trí phụ thuộc trong mối quan hệ, nó sẽ làm giảm khả năng của họ để tiến lên, để bảo vệ bản thân.
Nếu trong quá khứ, những sự 'nhận được' bất ngờ như vậy được sử dụng để chống lại họ thì sau này, tại sao họ phải mở lòng mình trước những khả năng tái trải nghiệm sự phản bội?
Trong quá khứ, nạn nhân đã được ai đó thuyết phục rằng hoàn toàn ổn khi chấp nhận một số kiểu 'bổng lộc' không do mình kiếm được, họ đã học được một bài học đau buồn về sự không tin tưởng. Nếu trước đây món quà nhận họ được trong thực tế là một công cụ của sự thao túng thì bây giờ, bất cứ điều gì trông giống như một sự cho không có thể khuấy động sự hoài nghi của họ, khiến họ kiên quyết từ chối.
Một ví dụ cực đoan của 'sự không tin tưởng học được' này có thể là một cá nhân từng bị lạm dụng tình dục khi còn là 1 đứa trẻ- bởi một người 'chu đáo' với họ , lạm dụng tình dục thông qua việc tặng quà hoặc sự giúp đỡ có trù tính trước. Nạn nhân cảm thấy mình đặc biệt, có giá trị, được yêu thương bởi kẻ lạm dụng, tới một mức độ nào đó họ cảm thấy mình phải bằng lòng trước những sự thân mật thân thể gia tăng đối với họ. Sang chấn đầu đời như vậy có thể dẫn đến sự không tin tưởng lâu dài đối với bất kỳ ai tỏ ra quan tâm họ - bất kỳ ai mang lại cho họ điều gì hoặc giúp họ việc gì đó.
Lần tới, nếu một người mà bạn chân thành muốn hỗ trợ ( cả về thời gian, năng lượng hoặc tiền bạc) gạt bỏ đề nghị của bạn, sau đó - thay vì xem nó là vấn đề của cá nhân bạn - hãy nghĩ về điều gì có thể làm cho họ không thể sẵn sàng đón nhận sự hào phóng của bạn.
Nguồn: psychologytoday.com