rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Tham khảo
Are You Tired of Him (or Her)?
Four Reasons Why Your Relationship Bores You
Published on August 27, 2012 by Mark Banschick, M.D. in The Intelligent Divorce
Bạn về nhà và cảm thấy chán?
Anh ta bắt đầu nói và bạn biết những gì anh ta sẽ nói trước khi anh ta nói nó, và bạn ước anh ta ngừng nói. Cô ấy dường như luôn cần được ủng hộ khi điều đó không thực sự cần thiết. Và bạn bắt đầu tự hỏi liệu có 1 ai đó tốt hơn ngoài kia.
Sự buồn chán có thể có nhiều ý nghĩa trong 1 mối quan hệ.
Khi tình yêu nhạt dần: Có thể tình yêu đam mê đã hết và bạn nhận ra con người thực của anh ấy, và bạn không tương hợp. Hoặc bạn có thể bị kích hoạt để thu mình trước cô ấy (sự lãnh đạm); và vấn đề có thể là bạn chứ không phải cô ấy.
Tình yêu là 1 trạng thái điên cuồng. Nó tạo ra 1 lĩnh vực, được gọi là lĩnh vực của sự thân mật. Khi ở trong lĩnh vực, những khao khát của bạn nổi lên và thường với cường độ lớn. Sự dâng lên của những hóc mon, sự khao khát và những tưởng tượng về 1 tương lai ở bên nhau.
Sau đó, tình yêu đam mê giảm đi và bạn nhìn thấy con người thực của cô ấy. Nếu bạn may mắn (và lành mạnh) thì bạn sẽ bắt đầu yêu cô ấy trở lại; nhưng lần này là yêu 1 con người thật. Quá nhiều người yêu nhau thức dậy mỗi sáng với sự thất vọng hoặc chỉ trích. Trong những trường hợp đó, bạn trở nên buồn chán vì bạn nhận mình có ít điểm chung với anh/cô ấy. Đây là 1 lí do chính đáng để xem xét việc chia tay.
Những tổn thương tâm lý thời thơ ấu: Điều này có thể khó tin, nhưng trở nên chán bạn đời của bạn có thể có những nguyên nhân gốc rễ nằm ở 1 tuổi thơ bị tổn thương. Có thể, bạn chưa từng nhận được sự chú ý mà bạn khao khát từ bố mẹ bạn. Bạn vô hình trong mắt họ và không được yêu thương, bạn tin là anh chị em của bạn mới là niềm tự hào của bố mẹ bạn. Bạn bảo vệ bản thân mình bằng cách tìm sự an ủi trong tình trạng cô đơn.
1 cách tự nhiên, bạn đem theo cơn giận vào những mối quan hệ với người khác, bao gồm người yêu của bạn. Trải nghiệm về sự thân mật cùng với tuổi thơ bị tổn thương khiến bạn giữ khoảng cách với người khác. Bạn thích ở 1 mình hơn là mạo hiểm tiến lại gần 1 ai đó.
Hoặc, bạn từng được bố mẹ lý tưởng hóa. Sự lý tưởng hóa ban đầu của tình yêu thật tuyệt vời, nhưng khi cô ấy không còn xem bạn như là trung tâm của vũ trụ của cô ấy, bạn rút lui. Thay vì chấp nhận 1 mối quan hệ trưởng thành hơn, bạn sống trong tổn thương. Về mặt tâm lý, bạn giữ khoảng cách với người khác và nó được bộc lộ như là sự nhám chán. Bạn tự hỏi bản thân: Tại sao tôi nên bận tâm đến 1 người không đáp ứng được tất cả nhu cầu của tôi?
Sự nhàm chán có thể có nhiều nguyên nhân, và không phải tất cả đều đến từ 1 thời thơ ấu bị tổn thương.
Những đấu tranh quyền lực tiêu cực: Nghĩ về những cặp vợ chồng liên tục tham gia vào những cuộc đấu tranh quyền lực chán ngắt. Bạn và đối tác có tranh cãi quá nhiều?
Hãy xem xét những điều sau. 2 bạn cãi nhau về tiền, hoặc tắt đèn ngủ vào buổi tối, hoặc ai thức dậy khi em bé khóc, hoặc cách ăn mặc của cô ấy hoặc những cách ứng xử xấu của anh ấy?
Sự nhàm chán có thể là 1 phòng vệ. Tâm trí bạn không muốn xử lí với sự tức giận, thất vọng hoặc tổn thương, do đó bạn chặn đứng những cảm xúc và bạn cảm thấy nhàm chán. Không nói về những điều quan trọng quá lâu có thể kết thúc là 2 người nhàm chán sống những cuộc đời song song và mỗi người mơ mộng về 1 cuộc đời hạnh phúc hơn ở nơi khác.
Sự nhàm chán như 1 triệu chứng: Nhàm chán không chỉ là 1 cảm xúc mà nó còn là 1 triệu chứng.
Trầm cảm có thể dập tắt sức sống của 1 người. Họ mất đam mê với cuộc sống, có thể trông giống như đang buồn chán. Nếu đây là hoàn cảnh của bạn thì bạn cần đảm bảo rằng bạn xử lí với trầm cảm trước khi đổ lỗi mọi thứ cho đối tác của bạn. Bạn có thể không hạnh phúc trong mối quan hệ của bạn, nhưng cần chú ý rằng trầm cảm thường dẫn đến sự thờ ơ, vô cảm hoặc thiếu niềm vui trong những thứ mà trước đây từng đem lại cho bạn niềm vui.
Ví dụ, khoảng 13% phụ nữ trải nghiệm về trầm cảm sau khi sinh. Những thay đổi hoc mon có thể gây ra chứng trầm cảm này, nhưng tác động của nó là làm bạn giữ khoảng cách với bạn đời của bạn. Anh ấy đã trở thành 1 người hay quấy rầy/người hay nói chuyện dớ dẩn. Trầm cảm sau sinh khiến bạn xem chồng bạn giống như 1 người Neanderthal, người không đáng để dành thời gian. Chứng rối loạn tâm trạng này rất nghiêm trọng và cần được điều trị ngay lập tức. Nó không phải là lí do để kết thúc 1 mối quan hệ.
Trầm cảm cũng có thể xuất hiện ở giữa 1 cuộc khủng hoảng tuổi trung niên. Sự nhận ra cuộc sống có những giới hạn của nó làm con người phải đánh giá lại, và 1 số người trở nên trầm cảm.
Bạn nhận ra bạn không còn trẻ trung nữa. Có lẽ, cuộc khủng hoảng tuổi trung niên của bạn bị kích hoạt bởi cái chết của bố hoặc mẹ bạn. Hoặc bạn có 1 cuộc khủng hoảng về sức khỏe. Nhiều cuộc hôn nhân kết thúc ở thời điểm này; và bạn thường nghe rằng anh ấy thấy nhàm chán với cô ấy, hoặc cô ấy đã mất hứng thú với anh ấy. 1 lần nữa, sự nhàm chán có thể có nguyên nhân ở trầm cảm.
Kết luận:
Sigmund Freud từng nói “Đôi khi 1 điếu thuốc chỉ là 1 điếu thuốc.” Nếu bạn đang chán 1 ai đó thì nó có thể đơn giản là vì bạn thấy anh ta nhàm chán. Và nếu đây là trường hợp của bạn thì không có mối quan hệ dài hạn nào ở đây vì anh/cô ấy cần biết sự thật. Nếu bạn chọn ở lại trong mối quan hệ thì đừng kỳ vọng quá nhiều.
Nhưng sự nhàm chán thường là 1 triệu chứng. Nó cũng giống như câu nói “mọi con đường đều dẫn đến Rome.” Vô số vấn đề có thể dẫn đến sự buồn chán. Bạn có thể chán vì bạn không thể trở nên thân mật, gần gũi do lịch sử gia đình của bạn. Bạn có thể chán vì bạn từng tức giận với đối tác qua 1 khoảng thời gian dài – và không còn niềm vui trong mối quan hệ. Và bạn cũng có thể chán vì bạn có 1 rối loạn tâm thần làm bạn không thể vui trước bất kì điều gì.
Hãy nghĩ về nó. Liệu bạn có muốn cho mối quan hệ này 1 cơ hội?
Nguồn: PsychologyToday