thienthanh2019
New member
- Xu
- 0
Chắc hẳn bạn đã từng nghe rất nhiều về xu hướng, thị hiếu, về những thay đổi của thị trường…. Điều này chỉ nói lên một điều rằng, theo thời gian với những yếu tố tác động của môi trường, công việc và tất cả mọi thứ đều có những thay đổi nhất định. Thương hiệu cũng vậy nắm bắt được sự thay đổi của thương hiệu chính là một chìa khóa thành công để trèo lái doanh nghiệp của bạn đi tới thành công!
Thương hiệu cần được chăm chút, vun đắp mỗi ngày,
Là một chủ doanh nghiệp có bạn giờ bạn tự hỏi thương hiệu của doanh nghiệp mình đang đứng ở đâu trên thị trường, hơn kém so với đối thủ ra sao. Bạn có bao giờ tìm hiểu cảm nhận của khách hàng đối với thương hiệu doanh nghiệp của mình, hoặc hình ảnh hiện tại có phù hợp, có phản ánh đúng thông điệp, vị thế mà doanh nghiệp muốn truyền tải, có phù hợp với xu thế phát triển chung?
Ngay cả với những thương hiệu được thiết kế tốt trước đó thì theo thời gian cũng có thể trở nên lạc hậu và không còn phù hợp. Một thương hiệu không còn phù hợp sẽ cản trở sự phát triển của doanh nghiệp. Kiểm tra, đánh giá mức độ phù hợp của thương hiệu là cách để kiểm soát quá trình phát triển thương hiệu. Hiểu được thực trạng thương hiệu giúp doanh nghiệp có biện pháp điều chỉnh kịp thời và cần thiết.
1. Đánh giá tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi của thương hiệu
Thương hiệu chính là đại sứ truyền tải những thông điệp về tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi của doanh nghiệp đến khách hàng. Một doanh nghiệp không có tầm nhìn hoặc thiết kế thương hiệu không truyền tải được tầm nhìn doanh nghiệp đều tác động tiêu cực đến doanh nghiệp. Điều đó chẳng khác nào một người đi đường mà không biết phương hướng đi về đâu.
Thương hiệu cần truyền tải được giá trị cốt lõi của doanh nghiệp.
Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi có tác động trên cả 2 phương diện: bên trong và bên ngoài. Đây chính là kim chỉ nam hành động của tập thể doanh nghiệp nhằm hướng tới đạt được mục tiêu chung. Đồng thời, những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp cũng là những cam kết về chất lượng phục vụ của doanh nghiệp đối với khách hàng.
Là chủ doanh nghiệp, bạn cần đánh giá lại tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp đã được truyền tải như thế nào đến công chúng. Thương hiệu của bạn đã làm tròn sứ mệnh truyền tải thông điệp đến khách hàng hay chưa. So với mục tiêu đề ra, thiết kế thương hiệu của bạn đã đạt được và chưa đạt được điều gì về truyền thông thương hiệu?
2. Đánh giá hiện trạng logo thương hiệu
Nếu thương hiệu là đại sứ của doanh nghiệp thì logo là bộ mặt của thương hiệu. Một khi bạn đã xác định được những gì cần truyền tải qua thương hiệu thì công việc quan trọng tiếp theo là xây dựng logo. Thiết kế logo là bước cụ thể hóa thông điệp của doanh nghiệp đến khách hàng. Những thông điệp về tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, mục tiêu…của doanh nghiệp cần được truyền tải khéo léo qua logo.
Một sản phẩm thiết kế logo của Sao Kim.
Là chủ doanh nghiệp, hơn ai hết bạn hiểu rõ về tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Và hơn ai hết bạn cũng hiểu rõ những thông điệp nào cần truyền thông qua thương hiệu. Do đó, bạn cần tự đánh giá liệu thiết kế logo của doanh nghiệp đã biểu đạt, mô tả đầy đủ các thông điệp truyền thông? Và logo đã truyền thông thông điệp doanh nghiệp hiệu quả?
Một thông điệp truyền thông thương hiệu hiệu quả thôi chưa đủ mà còn cần một logo đủ sức nặng truyền tải thông điệp ấy. Tuy nhiên, cần nhớ rằng logo hiệu quả thôi chưa đủ mà còn cần một chiến lược thương hiệu mạnh. Chiến lược thương hiệu chính là đôi cánh cho logo thương hiệu của bạn.
Nếu bạn cảm thấy logo của bạn chưa thực hiện được sứ mệnh truyền tải thông điệp của mình thì đã đến lúc bạn cần tìm một mẫu logo mới. Bạn cần thiết kế được một logo mới để thực hiện tốt hơn chức năng truyền thông thương hiệu.
3. Đánh giá cảm nhận của khách hàng, đối tác đối với thương hiệu
Những bước trên là nền tảng để tạo nên sự thành công cho thương hiệu. Đó là các công việc bạn cần thực hiện để đảm bảo thương hiệu có thể thành công. Tuy nhiên, đó mới chỉ là những nỗ lực từ phía doanh nghiệp của bạn. Một thương hiệu thành công điều cốt yếu là phải được đánh giá từ phía đối tác, khách hàng.
Cần lắng nghe ý kiến khách hàng để định vị lại thương hiệu.
Xây dựng thương hiệu là xây dựng cảm nhận của khách hàng đối với thương hiệu. Xây dựng thương hiệu khác với xây dựng sản phẩm. Xây dựng sản phẩm là tạo ra những sản phẩm chất lượng tốt. Còn xây dựng thương hiệu là tạo ra những cảm nhận, những nhận thức tốt, ấn tượng về sản phẩm trong tâm trí khách hàng. Những cảm nhận của khách hàng, đối tác về thương hiệu chính là thước đo thành công của thương hiệu.
Là chủ doanh nghiệp, bạn cần tìm hiểu xem nhận diện thương hiệu và hành vi thương hiệu liệu có nhất quán trong tâm trí đối tác và khách hàng hay không. Mức độ cảm nhận thương hiệu của họ như thế nào. Nếu kết quả cho thấy mức độ cảm nhận thương hiệu thấp, cảm nhận thương hiệu chưa đủ sức mạnh kích thích hành vi tiêu dùng thì đã đến lúc bạn cần điều chỉnh lại chiến lược xây dựng thương hiệu của mình.
4. Đánh giá mức độ phù hợp của chiến lược thương hiệu
Ngay từ đầu khi xây dựng doanh nghiệp, bạn đã phải xác định chiến lược thương hiệu cho doanh nghiệp của mình. Sau thời gian phát triển, bạn cần nhìn nhận, đánh gia xem thương hiệu thực tại đã đáp ứng được các mục tiêu đề ra ban đầu hay không. Thương hiệu của doanh nghiệp liệu đã đi đúng hướng, có những ưu điểm và hạn chế nào. Với thực trạng hiện tại, thì thương hiệu của doanh nghiệp nên được thay đổi như thế nào.
Đánh giá lại thương hiệu để xây dựng thương hiệu hiệu quả hơn.
Những kết quả đánh giá ở các bước trên sẽ là những dữ liệu quan trọng làm căn cứ để bạn nhận biết thực trạng thương hiệu của doanh nghiệp. Sau khi biết được thực trạng thương hiệu, điều quan trọng là bạn sẽ điều chỉnh, thay đổi chiến lược phát triển thương hiệu như thế nào. Học hỏi kinh nghiệm trong quá khứ và lắng nghe tư vấn của các chuyên gia là những lời khuyên đối với doanh nghiệp muốn xây dựng thương hiệu hiệu quả.
Thương hiệu cần được chăm chút, vun đắp mỗi ngày,
Là một chủ doanh nghiệp có bạn giờ bạn tự hỏi thương hiệu của doanh nghiệp mình đang đứng ở đâu trên thị trường, hơn kém so với đối thủ ra sao. Bạn có bao giờ tìm hiểu cảm nhận của khách hàng đối với thương hiệu doanh nghiệp của mình, hoặc hình ảnh hiện tại có phù hợp, có phản ánh đúng thông điệp, vị thế mà doanh nghiệp muốn truyền tải, có phù hợp với xu thế phát triển chung?
Ngay cả với những thương hiệu được thiết kế tốt trước đó thì theo thời gian cũng có thể trở nên lạc hậu và không còn phù hợp. Một thương hiệu không còn phù hợp sẽ cản trở sự phát triển của doanh nghiệp. Kiểm tra, đánh giá mức độ phù hợp của thương hiệu là cách để kiểm soát quá trình phát triển thương hiệu. Hiểu được thực trạng thương hiệu giúp doanh nghiệp có biện pháp điều chỉnh kịp thời và cần thiết.
1. Đánh giá tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi của thương hiệu
Thương hiệu chính là đại sứ truyền tải những thông điệp về tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi của doanh nghiệp đến khách hàng. Một doanh nghiệp không có tầm nhìn hoặc thiết kế thương hiệu không truyền tải được tầm nhìn doanh nghiệp đều tác động tiêu cực đến doanh nghiệp. Điều đó chẳng khác nào một người đi đường mà không biết phương hướng đi về đâu.
Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi có tác động trên cả 2 phương diện: bên trong và bên ngoài. Đây chính là kim chỉ nam hành động của tập thể doanh nghiệp nhằm hướng tới đạt được mục tiêu chung. Đồng thời, những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp cũng là những cam kết về chất lượng phục vụ của doanh nghiệp đối với khách hàng.
Là chủ doanh nghiệp, bạn cần đánh giá lại tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp đã được truyền tải như thế nào đến công chúng. Thương hiệu của bạn đã làm tròn sứ mệnh truyền tải thông điệp đến khách hàng hay chưa. So với mục tiêu đề ra, thiết kế thương hiệu của bạn đã đạt được và chưa đạt được điều gì về truyền thông thương hiệu?
2. Đánh giá hiện trạng logo thương hiệu
Nếu thương hiệu là đại sứ của doanh nghiệp thì logo là bộ mặt của thương hiệu. Một khi bạn đã xác định được những gì cần truyền tải qua thương hiệu thì công việc quan trọng tiếp theo là xây dựng logo. Thiết kế logo là bước cụ thể hóa thông điệp của doanh nghiệp đến khách hàng. Những thông điệp về tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, mục tiêu…của doanh nghiệp cần được truyền tải khéo léo qua logo.
Là chủ doanh nghiệp, hơn ai hết bạn hiểu rõ về tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Và hơn ai hết bạn cũng hiểu rõ những thông điệp nào cần truyền thông qua thương hiệu. Do đó, bạn cần tự đánh giá liệu thiết kế logo của doanh nghiệp đã biểu đạt, mô tả đầy đủ các thông điệp truyền thông? Và logo đã truyền thông thông điệp doanh nghiệp hiệu quả?
Một thông điệp truyền thông thương hiệu hiệu quả thôi chưa đủ mà còn cần một logo đủ sức nặng truyền tải thông điệp ấy. Tuy nhiên, cần nhớ rằng logo hiệu quả thôi chưa đủ mà còn cần một chiến lược thương hiệu mạnh. Chiến lược thương hiệu chính là đôi cánh cho logo thương hiệu của bạn.
Nếu bạn cảm thấy logo của bạn chưa thực hiện được sứ mệnh truyền tải thông điệp của mình thì đã đến lúc bạn cần tìm một mẫu logo mới. Bạn cần thiết kế được một logo mới để thực hiện tốt hơn chức năng truyền thông thương hiệu.
3. Đánh giá cảm nhận của khách hàng, đối tác đối với thương hiệu
Những bước trên là nền tảng để tạo nên sự thành công cho thương hiệu. Đó là các công việc bạn cần thực hiện để đảm bảo thương hiệu có thể thành công. Tuy nhiên, đó mới chỉ là những nỗ lực từ phía doanh nghiệp của bạn. Một thương hiệu thành công điều cốt yếu là phải được đánh giá từ phía đối tác, khách hàng.
Xây dựng thương hiệu là xây dựng cảm nhận của khách hàng đối với thương hiệu. Xây dựng thương hiệu khác với xây dựng sản phẩm. Xây dựng sản phẩm là tạo ra những sản phẩm chất lượng tốt. Còn xây dựng thương hiệu là tạo ra những cảm nhận, những nhận thức tốt, ấn tượng về sản phẩm trong tâm trí khách hàng. Những cảm nhận của khách hàng, đối tác về thương hiệu chính là thước đo thành công của thương hiệu.
Là chủ doanh nghiệp, bạn cần tìm hiểu xem nhận diện thương hiệu và hành vi thương hiệu liệu có nhất quán trong tâm trí đối tác và khách hàng hay không. Mức độ cảm nhận thương hiệu của họ như thế nào. Nếu kết quả cho thấy mức độ cảm nhận thương hiệu thấp, cảm nhận thương hiệu chưa đủ sức mạnh kích thích hành vi tiêu dùng thì đã đến lúc bạn cần điều chỉnh lại chiến lược xây dựng thương hiệu của mình.
4. Đánh giá mức độ phù hợp của chiến lược thương hiệu
Ngay từ đầu khi xây dựng doanh nghiệp, bạn đã phải xác định chiến lược thương hiệu cho doanh nghiệp của mình. Sau thời gian phát triển, bạn cần nhìn nhận, đánh gia xem thương hiệu thực tại đã đáp ứng được các mục tiêu đề ra ban đầu hay không. Thương hiệu của doanh nghiệp liệu đã đi đúng hướng, có những ưu điểm và hạn chế nào. Với thực trạng hiện tại, thì thương hiệu của doanh nghiệp nên được thay đổi như thế nào.
Những kết quả đánh giá ở các bước trên sẽ là những dữ liệu quan trọng làm căn cứ để bạn nhận biết thực trạng thương hiệu của doanh nghiệp. Sau khi biết được thực trạng thương hiệu, điều quan trọng là bạn sẽ điều chỉnh, thay đổi chiến lược phát triển thương hiệu như thế nào. Học hỏi kinh nghiệm trong quá khứ và lắng nghe tư vấn của các chuyên gia là những lời khuyên đối với doanh nghiệp muốn xây dựng thương hiệu hiệu quả.