rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Đừng hủy hoại năng suất và sự bình an của tâm trí bạn bằng việc để cho quá nhiều thông tin đi vào làm bạn bị quá tải. Bốn bí mật để tổ chức những quan điểm và những sự kiện quan trọng trong bộ não của bạn sẽ giữ cho tâm trí bạn sáng suốt và hiệu quả
Bí mật 1: Đừng hướng đến tiểu tiết, điều vụn vặt
Nếu bạn cố tiếp thu và xử lý với một đống tài liệu đang trút dồn dập vào bộ não của bạn thì bạn sẽ không thể dễ dàng đặt một tấm bảng dừng kịp thời để bắt đầu sắp xếp và tổ chức tốt các thông tin đó. Nó sẽ nhanh chóng trở thành mớ lộn xộn.
Tất cả chúng ta từng trải qua cảm giác bị tràn ngập bởi quá nhiều thông tin. Để tối đa hóa khả năng tổ chức những ý nghĩ và quan điểm mới đến, chúng ta cần có một hệ thống sắp xếp sẵn sàng để sử dụng. Chúng ta không thể đợi cho đến lúc tâm trí bị chìm ngỉm bởi quá nhiều thông tin. Đến lúc đó thì đã quá trễ. Đây là khi phân tách những sự kiện quan trọng khỏi những tiểu tiết, điều vụn vặt gây sao lãng là hết sức cần thiết. Những sự kiện/sự thật không giống với những điều vụn vặt. Và đây là một mẹo: Những sự kiện quan trọng nhất được lặp đi lặp lại nhiều hơn một lần, nhưng chúng có xu hướng bị chôn vùi bởi những tiểu tiết vụn vặt, gây sao lãng. Do đó hãy chú ý đến những sự lặp đi lặp lại đó.
Bí mật 2: Nghĩ theo 5 và 10
Tại sao những số An ninh xã hội thường được chia nhỏ thành 3,2 và 4 (999-99-9999) thay vì để nguyên một dãy số (999999999)? Tại sao những số điện thoại có những ngắt quãng giữa chúng? Vì dễ dàng hơn để ghi nhớ thông tin khi nó được phân thành những nhóm nhỏ hơn. Tôi thấy bộ não của tôi thích ghi nhớ những thứ theo các nhóm của 5, nhưng có thể các nhóm của 4 hoặc 8 sẽ là con số thần kì của bạn.
Sự phân thành nhóm cho phép bạn tổ chức thông tin và đôi lúc áp dụng với những chiến lược ghi nhớ khác, như những từ khóa hoặc một mật mã do bạn tạo ra bằng cách sử dụng trí tưởng tượng của bạn. Phương pháp này có thể được dùng cho nhiều nhiệm vụ, từ việc nhớ danh sách những món đồ cho đến nhớ những khái niệm cơ bản, những điểm quan trọng hoặc những chủ đề bạn muốn nhắm vào trong một bài thuyết trình ở cơ quan. Trong học tập, nếu bạn đang tìm cách để ghi nhớ tài liệu, hãy thử xem liệu bạn có thể chia nhỏ tài liệu của bạn thành những nhóm gồm 5 khái niệm chính. Nó sẽ giúp bạn tổ chức tất cả tài liệu và nhớ được những sự kiện quan trọng.
Bí mật 3: Đừng quên sức mạnh của câu chuyện
Những câu chuyện làm cho các sự việc dễ nhớ - và có thể tổ chức được – vì chúng cho phép chúng ta vẽ nên các bức tranh và tạo ra những bộ phim trong tâm trí chúng ta. Chúng giúp chúng ta tạo ra trật tự từ sự hỗn loạn bằng cách quy cho một mẩu thông tin thành một hình ảnh rõ ràng và ngăn nắp. Đây là một cách để tổ chức những ý nghĩ và dữ liệu. Những câu chuyện bắt buộc phải có tính trật tự vì bản thân chúng là những đối tượng có trật tự—chúng có một sự mở đầu, đoạn giữa và kết thúc.
Kể chuyện về cơ bản là để ghi nhớ, và khả năng tạo ra những câu chuyện trong tâm trí bạn, dù vô lý hoặc lố bịch, là một chiến lược ghi nhớ cơ bản. Và nếu bạn không thể tạo ra những câu chuyện từ những từ khóa thì hãy thử tạo ra một câu dễ nhớ. Tìm thấy những sự liên kết giữa thông tin bạn cần biết và một lĩnh vực trong cuộc sống của bạn mà bạn đam mê. Ví dụ, tôi liên kết rất nhiều thông tin mà tôi cần ghi nhớ với bóng rổ. Có thể những sự liên kết đối với bạn là nấu ăn, nhảy múa hoặc vẽ.
Bí mật 4: Tìm ra một từ cho mỗi suy nghĩ
Cách thứ tư để giúp phân loại một lượng thông tin lớn mới đến để bạn có thể tổ chức những suy nghĩ của bạn và nắm bắt cái gì cần được lưu giữ lâu dài đó là làm việc mà nhiều chuyên gia hùng biện làm: gọi tên những nhóm thông tin giống nhau với một từ hoặc thuật ngữ duy nhất. Kỹ thuật này không chỉ giúp bạn có sự kiểm soát khi bộ não của bạn bị bao vây bởi thông tin mà nó còn có thể hữu ích khi bạn được yêu cầu nói trước đám đông.
Nguồn
Four Secrets to Organizing Info Quickly in Your Brain
An organized brain is a happy brain.
Published on February 28, 2014 by Mike Byster in The Power of Forgetting
PsychologyToday
Bí mật 1: Đừng hướng đến tiểu tiết, điều vụn vặt
Nếu bạn cố tiếp thu và xử lý với một đống tài liệu đang trút dồn dập vào bộ não của bạn thì bạn sẽ không thể dễ dàng đặt một tấm bảng dừng kịp thời để bắt đầu sắp xếp và tổ chức tốt các thông tin đó. Nó sẽ nhanh chóng trở thành mớ lộn xộn.
Tất cả chúng ta từng trải qua cảm giác bị tràn ngập bởi quá nhiều thông tin. Để tối đa hóa khả năng tổ chức những ý nghĩ và quan điểm mới đến, chúng ta cần có một hệ thống sắp xếp sẵn sàng để sử dụng. Chúng ta không thể đợi cho đến lúc tâm trí bị chìm ngỉm bởi quá nhiều thông tin. Đến lúc đó thì đã quá trễ. Đây là khi phân tách những sự kiện quan trọng khỏi những tiểu tiết, điều vụn vặt gây sao lãng là hết sức cần thiết. Những sự kiện/sự thật không giống với những điều vụn vặt. Và đây là một mẹo: Những sự kiện quan trọng nhất được lặp đi lặp lại nhiều hơn một lần, nhưng chúng có xu hướng bị chôn vùi bởi những tiểu tiết vụn vặt, gây sao lãng. Do đó hãy chú ý đến những sự lặp đi lặp lại đó.
Bí mật 2: Nghĩ theo 5 và 10
Tại sao những số An ninh xã hội thường được chia nhỏ thành 3,2 và 4 (999-99-9999) thay vì để nguyên một dãy số (999999999)? Tại sao những số điện thoại có những ngắt quãng giữa chúng? Vì dễ dàng hơn để ghi nhớ thông tin khi nó được phân thành những nhóm nhỏ hơn. Tôi thấy bộ não của tôi thích ghi nhớ những thứ theo các nhóm của 5, nhưng có thể các nhóm của 4 hoặc 8 sẽ là con số thần kì của bạn.
Sự phân thành nhóm cho phép bạn tổ chức thông tin và đôi lúc áp dụng với những chiến lược ghi nhớ khác, như những từ khóa hoặc một mật mã do bạn tạo ra bằng cách sử dụng trí tưởng tượng của bạn. Phương pháp này có thể được dùng cho nhiều nhiệm vụ, từ việc nhớ danh sách những món đồ cho đến nhớ những khái niệm cơ bản, những điểm quan trọng hoặc những chủ đề bạn muốn nhắm vào trong một bài thuyết trình ở cơ quan. Trong học tập, nếu bạn đang tìm cách để ghi nhớ tài liệu, hãy thử xem liệu bạn có thể chia nhỏ tài liệu của bạn thành những nhóm gồm 5 khái niệm chính. Nó sẽ giúp bạn tổ chức tất cả tài liệu và nhớ được những sự kiện quan trọng.
Bí mật 3: Đừng quên sức mạnh của câu chuyện
Những câu chuyện làm cho các sự việc dễ nhớ - và có thể tổ chức được – vì chúng cho phép chúng ta vẽ nên các bức tranh và tạo ra những bộ phim trong tâm trí chúng ta. Chúng giúp chúng ta tạo ra trật tự từ sự hỗn loạn bằng cách quy cho một mẩu thông tin thành một hình ảnh rõ ràng và ngăn nắp. Đây là một cách để tổ chức những ý nghĩ và dữ liệu. Những câu chuyện bắt buộc phải có tính trật tự vì bản thân chúng là những đối tượng có trật tự—chúng có một sự mở đầu, đoạn giữa và kết thúc.
Kể chuyện về cơ bản là để ghi nhớ, và khả năng tạo ra những câu chuyện trong tâm trí bạn, dù vô lý hoặc lố bịch, là một chiến lược ghi nhớ cơ bản. Và nếu bạn không thể tạo ra những câu chuyện từ những từ khóa thì hãy thử tạo ra một câu dễ nhớ. Tìm thấy những sự liên kết giữa thông tin bạn cần biết và một lĩnh vực trong cuộc sống của bạn mà bạn đam mê. Ví dụ, tôi liên kết rất nhiều thông tin mà tôi cần ghi nhớ với bóng rổ. Có thể những sự liên kết đối với bạn là nấu ăn, nhảy múa hoặc vẽ.
Bí mật 4: Tìm ra một từ cho mỗi suy nghĩ
Cách thứ tư để giúp phân loại một lượng thông tin lớn mới đến để bạn có thể tổ chức những suy nghĩ của bạn và nắm bắt cái gì cần được lưu giữ lâu dài đó là làm việc mà nhiều chuyên gia hùng biện làm: gọi tên những nhóm thông tin giống nhau với một từ hoặc thuật ngữ duy nhất. Kỹ thuật này không chỉ giúp bạn có sự kiểm soát khi bộ não của bạn bị bao vây bởi thông tin mà nó còn có thể hữu ích khi bạn được yêu cầu nói trước đám đông.
Nguồn
Four Secrets to Organizing Info Quickly in Your Brain
An organized brain is a happy brain.
Published on February 28, 2014 by Mike Byster in The Power of Forgetting
PsychologyToday