Y học hiện đại ngày càng có thêm nhiều thành tựu, nhưng những siêu bệnh dịch vẫn luôn ám ảnh và đe dọa loài người…
1. Bệnh cúm
Bệnh cúm là bệnh lý hô hấp cấp tính có khả năng lây nhiễm cho mọi người trên toàn thế giới. Hàng năm, có khoảng 10% dân số thế giới nhiễm cúm. Tốc độ lây truyền của bệnh rất nhanh, nhất là trong thời kỳ hội nhập, khi phương tiện giao thông quốc tế phát triển nhanh chóng.
Đáng ngại hơn khi vẫn còn tồn tại một điệp khúc chưa có hồi kết là cứ khi con người vừa điều chế ra được vắc-xin để ngăn ngừa loại virus cúm này thì lại xuất hiện biến thể virus cúm khác nguy hại hơn, khôn ranh hơn.
Cho đến nay, các bác sỹ vẫn chưa có được loại “vũ khí đa năng” hữu hiệu để có thể chiến thắng loại virus ranh ma, thường xuyên thay hình đổi dạng này.
Để phòng ngừa cúm, cần thường xuyên giữ gìn vệ sinh thân thể, không ăn uống trên phố, không đưa tay lên mặt, mắt, mũi, mồm sau khi tiếp xúc với những đồ vật nơi công cộng; rèn luyện sức khỏe, tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể; tiêm vắc-xin …
2. Bệnh khuẩn tụ cầu vàng
Tụ cầu vàng nằm trong họ cầu khuẩn, có độc tính cao, có khả năng gây ra những bệnh nguy hiểm cho cả trẻ em và người lớn như: nhiễm khuẩn da và mô mềm, viêm tủy xương, nhiễm khuẩn huyết. Độc tính của tụ cầu vàng có khả năng kháng nhiều thuốc kháng sinh cùng một lúc và tồn tại lâu ở môi trường bên ngoài.
Vì họ tụ cầu tồn tại khắp nơi trên cơ thể và trong thiên nhiên nên cần vệ sinh cơ thể sạch sẽ nhất là các vùng da, niêm mạc; vệ sinh môi trường, đặc biệt là môi trường dễ bị ô nhiễm như: chợ, lò mổ, bệnh viện, bến xe...
3. Tiêu chảy do Clostridium difficile
Các độc tố do chủng Clostridium difficile tiết ra trong ống tiêu hoá gây viêm đại tràng màng giả, dẫn đến tiêu chảy. Bệnh xảy ra có thể do hậu quả của sự tăng sinh quá mức các vi sinh vật nội tại (có sẵn trong cơ thể người bệnh) hoặc do nhiễm khuẩn từ nguồn bên ngoài. Hằng năm ở Mỹ có từ 15-30 nghìn người mắc chứng bệnh này, trong đó gần 4% dẫn đến tử vong.
Biện pháp tránh nhiễm khuẩn tốt nhất là thường xuyên rửa tay bằng xà phong, rèn luyện sức khỏe, tăng cường khả năng tự đề kháng trước khi sử dụng bất kỳ loại kháng sinh nào.
4. Bệnh lao
Bệnh lao do vi khuẩn lao gây ra, chủ yếu gây bệnh ở phổi, dễ lây từ người này sang người khác thông qua đường hô hấp. Mặc dù y học hiện đại dường như đã chiến thắng được căn bệnh này, nhưng theo Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh lao đang là vấn đề khẩn cấp toàn cầu, mỗi năm trên thế giới có thêm gần 9 triệu người mắc bệnh lao và gần 2 triệu người chết do lao.
Bệnh lao có thể phòng được bằng cách phát hiện sớm và chữa khỏi cho người bệnh để hạn chế lây lan, đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ, giữ gìn sức khỏe, tăng sức đề kháng cho cơ thể; tiêm vắc-xin phòng lao.
1. Bệnh cúm
Bệnh cúm là bệnh lý hô hấp cấp tính có khả năng lây nhiễm cho mọi người trên toàn thế giới. Hàng năm, có khoảng 10% dân số thế giới nhiễm cúm. Tốc độ lây truyền của bệnh rất nhanh, nhất là trong thời kỳ hội nhập, khi phương tiện giao thông quốc tế phát triển nhanh chóng.
Đáng ngại hơn khi vẫn còn tồn tại một điệp khúc chưa có hồi kết là cứ khi con người vừa điều chế ra được vắc-xin để ngăn ngừa loại virus cúm này thì lại xuất hiện biến thể virus cúm khác nguy hại hơn, khôn ranh hơn.
Cho đến nay, các bác sỹ vẫn chưa có được loại “vũ khí đa năng” hữu hiệu để có thể chiến thắng loại virus ranh ma, thường xuyên thay hình đổi dạng này.
Để phòng ngừa cúm, cần thường xuyên giữ gìn vệ sinh thân thể, không ăn uống trên phố, không đưa tay lên mặt, mắt, mũi, mồm sau khi tiếp xúc với những đồ vật nơi công cộng; rèn luyện sức khỏe, tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể; tiêm vắc-xin …
2. Bệnh khuẩn tụ cầu vàng
Tụ cầu vàng nằm trong họ cầu khuẩn, có độc tính cao, có khả năng gây ra những bệnh nguy hiểm cho cả trẻ em và người lớn như: nhiễm khuẩn da và mô mềm, viêm tủy xương, nhiễm khuẩn huyết. Độc tính của tụ cầu vàng có khả năng kháng nhiều thuốc kháng sinh cùng một lúc và tồn tại lâu ở môi trường bên ngoài.
Vì họ tụ cầu tồn tại khắp nơi trên cơ thể và trong thiên nhiên nên cần vệ sinh cơ thể sạch sẽ nhất là các vùng da, niêm mạc; vệ sinh môi trường, đặc biệt là môi trường dễ bị ô nhiễm như: chợ, lò mổ, bệnh viện, bến xe...
3. Tiêu chảy do Clostridium difficile
Các độc tố do chủng Clostridium difficile tiết ra trong ống tiêu hoá gây viêm đại tràng màng giả, dẫn đến tiêu chảy. Bệnh xảy ra có thể do hậu quả của sự tăng sinh quá mức các vi sinh vật nội tại (có sẵn trong cơ thể người bệnh) hoặc do nhiễm khuẩn từ nguồn bên ngoài. Hằng năm ở Mỹ có từ 15-30 nghìn người mắc chứng bệnh này, trong đó gần 4% dẫn đến tử vong.
Biện pháp tránh nhiễm khuẩn tốt nhất là thường xuyên rửa tay bằng xà phong, rèn luyện sức khỏe, tăng cường khả năng tự đề kháng trước khi sử dụng bất kỳ loại kháng sinh nào.
4. Bệnh lao
Bệnh lao do vi khuẩn lao gây ra, chủ yếu gây bệnh ở phổi, dễ lây từ người này sang người khác thông qua đường hô hấp. Mặc dù y học hiện đại dường như đã chiến thắng được căn bệnh này, nhưng theo Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh lao đang là vấn đề khẩn cấp toàn cầu, mỗi năm trên thế giới có thêm gần 9 triệu người mắc bệnh lao và gần 2 triệu người chết do lao.
Bệnh lao có thể phòng được bằng cách phát hiện sớm và chữa khỏi cho người bệnh để hạn chế lây lan, đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ, giữ gìn sức khỏe, tăng sức đề kháng cho cơ thể; tiêm vắc-xin phòng lao.