SEA Games 26 với bóng đá đã khép lại với trận thua tệ hại ở Bung Karno trước U 23 Myanmar- đối thủ đã bị thầy trò Falko Goetz “làm gỏi” với tỷ số 5-0 ở VFF Cup cách đây không lâu.
Câu chuyện ở Korat - Thái Lan 4 năm về trước lặp lại, nhưng nó tồi tệ hơn ở chỗ thay vì thua một đối thủ ngang tầm, hôm qua là một đối thủ bị cho là yếu hơn rất nhiều.
Có 3 câu hỏi phải được VFF trả lời ngay.
1.Falko Goetz ra đi được chưa?
Câu trả lời: được rồi.
Gần 6 tháng ở Việt Nam, ông Goetz được hưởng gần 3 tỷ. Quá nhiều so với những gì mà ông thầy người Đức mang lại. Xét về bài toán kinh tế, đây là sự thất bại toàn diện. Rộng hơn, đó là sự lãng phí lớn từ ngân sách nhà nước khi vẫn phải hỗ trợ 50% cho ông thầy.
Ông Goetz vô can trong thất bại này?
Xét về chuyên môn, người ta không thấy sự tiến bộ nào đáng kể. U 23 Myanmar là một thước đo lý tưởng. Từ chỗ thắng 5-0 ở VFF, U.23 hòa 0-0 ở vòng bảng SEA Games (khi đối thủ mất người) và đến trận thua 1-4 ở trận tranh 3-4 rõ ràng là một bước lùi sâu.
Với vai trò và quyền quyết định của mình, hiển nhiên Falko Goetz phải là người chịu trách nhiệm chính và lẽ ra phải có một lá đơn từ chức nhanh chóng như Tavares năm 2004 hay A.Riedl năm 2007.
Sự thất vọng của NHM lên đến cực điểm sau trận thua ở bán kết khi Falko Goetz tìm cách đổ lỗi cho cầu thủ cũng như những điều kiện khách quan. Đó là cách làm của người thiếu chuyên nghiệp và lòng tự trọng.
2.Trách nhiệm của VFF ở đâu?
Trả lời: ở những người đứng đầu VFF, cụ thể là Chủ tịch Nguyễn Trọng Hỷ, TTK Trần Quốc Tuấn và các PCT.
Một cuộc đại phẫu V.League và cuối cùng cho ra đời Công ty cổ phần bóng đá Việt Nam (VFP) không chỉ đánh dấu chiến thắng của những ông bầu mà còn khẳng định sự yếu kém trong quản lý- điều hành giải đấu quan trọng nhất trong hệ thống thi đấu QG. Nên nhớ rằng một giải VĐQG mạnh, sạch, hấp dẫn là tiền đề, là đường băng cho các đội tuyển phát triển. Gieo gì gặt nấy, thất bại hôm qua của U 23 Việt Nam thêm một lần khẳng định về mối quan hệ “nhân quả ấy”.
Ông Vũ Mạnh Hải cho rằng: “Đừng để những người nghiệp dư điều hành bóng đá chuyên nghiệp”.
Sự bất lực của U23 VN hay sự yếu kém của cả nền bóng đá VN
Cho đến giờ, thì nhiều chuyên gia bóng đá lại cảm thấy VFF đã quá vội vàng trong việc tiến hành Đại hội thường niên VFF trong khi lẽ ra, thất bại của U 23 sẽ phải được coi là một dấu mốc, phải được đưa lên bàn Đại hội- cơ quan cao nhất của nền bóng đá nước nhà để mổ xẻ và tiến hành đại phẫu.
Tại lễ tổng kết V.League 2011, PCT VFF Lê Hùng Dũng khi đăng đàn có tuyên bố: “Anh Tuấn, anh Khôi (tức TTK Trần Quốc Tuấn và Trưởng BTC giải Dương Nghiệp Khôi) không làm được thì nghỉ đi”
Những câu hỏi tương tự,. lẽ ra phải lặp lại ở thất bại của U 23 Việt Nam. Dư luận, NHM đòi hỏi những người có trách nhiệm cao nhất ở VFF phải chịu trách nhiệm chứ không phải khoán trắng cho HLV trưởng để rồi khi thất bại, chỉ cần quyết định sa thải là xong.
3.Làm lại từ đâu?
Trả lời: đặt lại hệ thống và những mục tiêu
U 23 Việt Nam dự SEA Games gần như không có tiền đạo. Sẽ rất khó nếu những vị trí ấy ở CLB đều do các cầu thủ ngoại nắm giữ. Bệnh thành tích và lối làm ăn ngắt ngọn gặt lúa non, thu hồi vốn một cách nhanh nhất tầm CLB đã đem lại hậu quả.
Hơn 10 năm trước, HLV A.Riedl nói rằng : “Bóng đá Việt Nam xây nhà từ nóc”. Có vẻ như trải qua nhiều kỳ SEA Games, nhiều lần thất bại, mệnh đề ấy vẫn đúng. Đào tạo trẻ về cơ bản là trách nhiệm của CLB, nhưng VFF đã làm gì để tác động, khuyến khích hay đưa ra hành lang để cho các cầu thủ trẻ phát động. Việc làm gây ấn tượng nhất của VFF chính là cho thuê sân ở trung tâm đào tạo trẻ cho bóng đá phủi hoặc các đơn vị khác để lấy tiền.
Vậy thì VFF làm bóng đá hay làm kinh tế?
Thất bại ở SEA Games, thực chất không phải là điều gì ghê gớm. Cái ghê gớm chính là sau thất bại này bóng đá Việt Nam lại chìm trong khoảng tối vì cuộc khủng hoảng mục tiêu và chiến lược. Lại là mục tiêu ở SEA Games hai năm sau hay AFF Cup năm sau nữa.
Hai nhiệm kỳ, 1 thành công và một đống thất bại. Ai sẽ phải chịu trách nhiệm khi NHM từ chỗ ủng hộ hết mình cho đội tuyển lại quay lưng và thơ ơ đến kỳ lạ như thế.
(Theo Thể Thao 24h)
Câu chuyện ở Korat - Thái Lan 4 năm về trước lặp lại, nhưng nó tồi tệ hơn ở chỗ thay vì thua một đối thủ ngang tầm, hôm qua là một đối thủ bị cho là yếu hơn rất nhiều.
Có 3 câu hỏi phải được VFF trả lời ngay.
1.Falko Goetz ra đi được chưa?
Câu trả lời: được rồi.
Gần 6 tháng ở Việt Nam, ông Goetz được hưởng gần 3 tỷ. Quá nhiều so với những gì mà ông thầy người Đức mang lại. Xét về bài toán kinh tế, đây là sự thất bại toàn diện. Rộng hơn, đó là sự lãng phí lớn từ ngân sách nhà nước khi vẫn phải hỗ trợ 50% cho ông thầy.
Ông Goetz vô can trong thất bại này?
Xét về chuyên môn, người ta không thấy sự tiến bộ nào đáng kể. U 23 Myanmar là một thước đo lý tưởng. Từ chỗ thắng 5-0 ở VFF, U.23 hòa 0-0 ở vòng bảng SEA Games (khi đối thủ mất người) và đến trận thua 1-4 ở trận tranh 3-4 rõ ràng là một bước lùi sâu.
Với vai trò và quyền quyết định của mình, hiển nhiên Falko Goetz phải là người chịu trách nhiệm chính và lẽ ra phải có một lá đơn từ chức nhanh chóng như Tavares năm 2004 hay A.Riedl năm 2007.
Sự thất vọng của NHM lên đến cực điểm sau trận thua ở bán kết khi Falko Goetz tìm cách đổ lỗi cho cầu thủ cũng như những điều kiện khách quan. Đó là cách làm của người thiếu chuyên nghiệp và lòng tự trọng.
2.Trách nhiệm của VFF ở đâu?
Trả lời: ở những người đứng đầu VFF, cụ thể là Chủ tịch Nguyễn Trọng Hỷ, TTK Trần Quốc Tuấn và các PCT.
Một cuộc đại phẫu V.League và cuối cùng cho ra đời Công ty cổ phần bóng đá Việt Nam (VFP) không chỉ đánh dấu chiến thắng của những ông bầu mà còn khẳng định sự yếu kém trong quản lý- điều hành giải đấu quan trọng nhất trong hệ thống thi đấu QG. Nên nhớ rằng một giải VĐQG mạnh, sạch, hấp dẫn là tiền đề, là đường băng cho các đội tuyển phát triển. Gieo gì gặt nấy, thất bại hôm qua của U 23 Việt Nam thêm một lần khẳng định về mối quan hệ “nhân quả ấy”.
Ông Vũ Mạnh Hải cho rằng: “Đừng để những người nghiệp dư điều hành bóng đá chuyên nghiệp”.
Sự bất lực của U23 VN hay sự yếu kém của cả nền bóng đá VN
Cho đến giờ, thì nhiều chuyên gia bóng đá lại cảm thấy VFF đã quá vội vàng trong việc tiến hành Đại hội thường niên VFF trong khi lẽ ra, thất bại của U 23 sẽ phải được coi là một dấu mốc, phải được đưa lên bàn Đại hội- cơ quan cao nhất của nền bóng đá nước nhà để mổ xẻ và tiến hành đại phẫu.
Tại lễ tổng kết V.League 2011, PCT VFF Lê Hùng Dũng khi đăng đàn có tuyên bố: “Anh Tuấn, anh Khôi (tức TTK Trần Quốc Tuấn và Trưởng BTC giải Dương Nghiệp Khôi) không làm được thì nghỉ đi”
Những câu hỏi tương tự,. lẽ ra phải lặp lại ở thất bại của U 23 Việt Nam. Dư luận, NHM đòi hỏi những người có trách nhiệm cao nhất ở VFF phải chịu trách nhiệm chứ không phải khoán trắng cho HLV trưởng để rồi khi thất bại, chỉ cần quyết định sa thải là xong.
3.Làm lại từ đâu?
Trả lời: đặt lại hệ thống và những mục tiêu
U 23 Việt Nam dự SEA Games gần như không có tiền đạo. Sẽ rất khó nếu những vị trí ấy ở CLB đều do các cầu thủ ngoại nắm giữ. Bệnh thành tích và lối làm ăn ngắt ngọn gặt lúa non, thu hồi vốn một cách nhanh nhất tầm CLB đã đem lại hậu quả.
Hơn 10 năm trước, HLV A.Riedl nói rằng : “Bóng đá Việt Nam xây nhà từ nóc”. Có vẻ như trải qua nhiều kỳ SEA Games, nhiều lần thất bại, mệnh đề ấy vẫn đúng. Đào tạo trẻ về cơ bản là trách nhiệm của CLB, nhưng VFF đã làm gì để tác động, khuyến khích hay đưa ra hành lang để cho các cầu thủ trẻ phát động. Việc làm gây ấn tượng nhất của VFF chính là cho thuê sân ở trung tâm đào tạo trẻ cho bóng đá phủi hoặc các đơn vị khác để lấy tiền.
Vậy thì VFF làm bóng đá hay làm kinh tế?
Thất bại ở SEA Games, thực chất không phải là điều gì ghê gớm. Cái ghê gớm chính là sau thất bại này bóng đá Việt Nam lại chìm trong khoảng tối vì cuộc khủng hoảng mục tiêu và chiến lược. Lại là mục tiêu ở SEA Games hai năm sau hay AFF Cup năm sau nữa.
Hai nhiệm kỳ, 1 thành công và một đống thất bại. Ai sẽ phải chịu trách nhiệm khi NHM từ chỗ ủng hộ hết mình cho đội tuyển lại quay lưng và thơ ơ đến kỳ lạ như thế.
(Theo Thể Thao 24h)