penguins knok
New member
- Xu
- 0
3 bước cải tạo nhà phố, biệt thự
Trong thời kỳ phát triển chung của xã hội, các khu đô thị được xây dựng mới không ngừng với những ngôi nhà mang phong thái kiến trúc mới, công năng sử dụng hoàn thiện, tiện lợi hơn so với những ngôi nhà được xây từ những năm 80 (Những ngôi nhà lô, biệt thự được xây dựng sau thời kỳ đổi mới).
Đa phần các ngôi nhà trong nội thị được xây dựng một cách tự phát, dựa vào kinh nghiệm của nhóm thợ xây khống có được sự bố trí tốt, công năng sử dụng không hợp lý, (kê đồ nội thất khó, tính hợp lý khônhg cao, sử dụng các không gian không thuận tiện, khó khăn trong sinh hoạt), thiếu ánh sáng, thông gió không tốt, chất lượng các công trình không cao cộng với quá trình cải tạo manh mún trong quá trình sử dụng gây ra các hiện tượng võng, nứt sàn, tường, gây thấm dột hoặc ẩm chân tương gây mốc tường... Từ thực trạng đó các chủ căn nhà cũ này thường chọn giải pháp phá bỏ nhà cũ xây dựng nhà mới trên nền đất cũ .
Thực tế đặt ra là điều kiện phá dỡ, xây dựng nhà mới trong các khu đô thị cũ, trong các ngõ nhỏ đông đúc dân cư là rất khó khăn và phức tạp gây ra sự tốn kém gấp bội so với việc xây dựng một ngôi nhà mới ở ngoai thành. Giải pháp cải tạo lại các ngôi nhà này được một số ít những người am hiểu về xây dựng lựa chọn bởi vì cách đó tiết kiệm được một phấn không nhỏ giá trị đầu tư xây dựng ngôi nhà. Những khối lượng có thể tận dụng được ở một ngôi nhà cũ là toàn bộ phần móng, phần tường bao che công trình và sàn các tầng (khối lượng này nếu được tận dụng tốt có thể tích kiệm được 1/3 giá trị đầu tư cho một công trình mới.
Trong bài viết này chúng tôi xin giới thiệu quy trình cải tạo của một ngôi nhà cũ:
- Bước 1: Khảo sát hệ móng, dầm, cột hiện trạng công trình (có thể là nhà kết cấu tường chịu lực, các bạn vẫn có thể xử lý tốt và nâng tầng thành công hoặc mở rộng các không gian trong nhà).
- Bước 2: Dựa vào hệ kết cấu hiện trạng đưa ra phương án cải tạo nhằm đạt được các không gian trong nhà hợp lý, thuận tiện đáp ứng các tiêu chuẩn về ánh sáng và thông gió đồng thời phù hợp với hệ kết cấu cũ. Trong bước này ta cũng có thể đưa phương án gia cố một số vị trí móng nhằm cấy thêm cột để thay đổi một phần hệ kết cấu chịu lực nhằm đạt được những không gian trong nhà như mong muốn cũng như thay đổi hình thức kiến trúc bên ngôi nhà.
- Bước 3: Xử lý các hiện tượng xấu của nhà cũ như chân tường thấm ngược gây mốc, võng sàn, nứt tường , nứt cổ trần ... Cách sử lý các hiện tượng :
+ chân tường ta có thể dùng biện pháp bóc bỏ tất cả các lớp vừa trát cũ, đục bỏ một phần nhỏ vữa ở 3 hàng mạch vữa liên kết gạch ở vị trí cốt sàn nhà, trát xử lý lại bằng vữa xi măng mác cao đồng thời trát lại lớp vữa bảo vệ mác cao lên cao khoảng 900mm so với cốt sàn nhà (bạn có thể sơn thêm lớp sơn chống thấm ở chân tường)
+ Xử lý võng sàn, nứt sàn : trong quá trình sử dụng chủ nhà thường hay tự ý thay đổi công năng hoặc chia nhỏ phòng do đó thường xây tường trực tiếp lên sàn các tầng đó theo thời gian các sàn sẽ võng vì bị một lực lên tập chung theo 1 đường thẳng giữa sàn nhà gây hiện tượng võng sàn,(gây thấm dột bong vữa trần).
Đê xử lý hiện tượng này các bạn nên phá dỡ những bức tường xây sai qui định (xây trên sàn mà không có dầm). Để có thể xây tường lên sàn của bạn phải đổ thêm một đoạn dầm hoặc cấy dầm lên sàn cũ, dầm này sẽ gác lên tường chịu lực hoặc dầm khung chịu lực.
+ Xử lý nứt cổ tường trên các tầng ban công, sân thượng: Do quá trình sử dụng lâu năm đồng thời khi xử lý xây tường ban công, tường chắn mái ... thợ thi công thường không xử lý lớp vữa xi măng mác cao chống thấm ngược đồng thời không đánh vát chống đọng nước vị trí chân tường giao với sàn, trần nhà do đó khi mưa sẽ bị ngấm và đọng nước tại các vị trí chân tường. Khi nắng lên, nhiệt độ thay đổi lớn, các lớp nước chịu nhiệt độ cao gây co giãn mạnh mẽ ở vị trí chân tường gây nứt cổ trần.
Để xử lý hiện tượng này các bạn cần sử dụng xử lý lại các mạch vữa chân tường bằng cách đục bỏ 1 phần phía ngoài rồi trát lại bằng xi măng mác cao đồng thời xây vát góc trách đọng nước vị trí chân tường giao giữa tường và trần nhà.
+ Xử lý cấy dầm mới, cấy sàn, và sàn cũ. Do nhu cầu thay đổi công năng trong nhà, nhiều vị trí cầu thang tường xây nhà phải thay đổi cho hợp lý do đó việc phá bỏ phải cầu thang vá sàn khoang thang cũ, cắt bỏ sàn để tạo khoang thang mới là điều tất nhiên trong một công trình cải tạo, có nhiều biện pháp để xử lý vá sàn, cấy dầm. Phương pháp thi công vẫn hay dùng nhất là phá bỏ một phần nhỏ lớp bê tông bảo vệ thép nhằm lộ thép cũ để hàn đấu đầu hoặc buộc nối thép cũ với thép mới . Tại vị trí đầu mối trước khi đổ bê tông phải đánh giấy giáp làm sạch gỉ sắt trước khi đấu nối rồi sau đó đổ một lớp hồ xi măng nguyên chất nhằm tăng khả năng bám dính bê tông cũ và mới với nhau (trước khi đổ bê tông phải dùng nước sạch đánh rửa các vị trí đầu nối , mạch liên kết bê tông cũ và mới). Ở một vài vị trí đưa con sơn các bạn có thể dùng cách khoan lỗ rồi gài thép dầm con sơn các bạn có thể dùng cách khoan lỗ rồi gài thép dầm con sơn vào hệ khung nhà cũ. Biện pháp này phải dùng keo bê tông loại đặc chủng.
Trong thời kỳ phát triển chung của xã hội, các khu đô thị được xây dựng mới không ngừng với những ngôi nhà mang phong thái kiến trúc mới, công năng sử dụng hoàn thiện, tiện lợi hơn so với những ngôi nhà được xây từ những năm 80 (Những ngôi nhà lô, biệt thự được xây dựng sau thời kỳ đổi mới).
Đa phần các ngôi nhà trong nội thị được xây dựng một cách tự phát, dựa vào kinh nghiệm của nhóm thợ xây khống có được sự bố trí tốt, công năng sử dụng không hợp lý, (kê đồ nội thất khó, tính hợp lý khônhg cao, sử dụng các không gian không thuận tiện, khó khăn trong sinh hoạt), thiếu ánh sáng, thông gió không tốt, chất lượng các công trình không cao cộng với quá trình cải tạo manh mún trong quá trình sử dụng gây ra các hiện tượng võng, nứt sàn, tường, gây thấm dột hoặc ẩm chân tương gây mốc tường... Từ thực trạng đó các chủ căn nhà cũ này thường chọn giải pháp phá bỏ nhà cũ xây dựng nhà mới trên nền đất cũ .
Thực tế đặt ra là điều kiện phá dỡ, xây dựng nhà mới trong các khu đô thị cũ, trong các ngõ nhỏ đông đúc dân cư là rất khó khăn và phức tạp gây ra sự tốn kém gấp bội so với việc xây dựng một ngôi nhà mới ở ngoai thành. Giải pháp cải tạo lại các ngôi nhà này được một số ít những người am hiểu về xây dựng lựa chọn bởi vì cách đó tiết kiệm được một phấn không nhỏ giá trị đầu tư xây dựng ngôi nhà. Những khối lượng có thể tận dụng được ở một ngôi nhà cũ là toàn bộ phần móng, phần tường bao che công trình và sàn các tầng (khối lượng này nếu được tận dụng tốt có thể tích kiệm được 1/3 giá trị đầu tư cho một công trình mới.
Trong bài viết này chúng tôi xin giới thiệu quy trình cải tạo của một ngôi nhà cũ:
- Bước 1: Khảo sát hệ móng, dầm, cột hiện trạng công trình (có thể là nhà kết cấu tường chịu lực, các bạn vẫn có thể xử lý tốt và nâng tầng thành công hoặc mở rộng các không gian trong nhà).
- Bước 2: Dựa vào hệ kết cấu hiện trạng đưa ra phương án cải tạo nhằm đạt được các không gian trong nhà hợp lý, thuận tiện đáp ứng các tiêu chuẩn về ánh sáng và thông gió đồng thời phù hợp với hệ kết cấu cũ. Trong bước này ta cũng có thể đưa phương án gia cố một số vị trí móng nhằm cấy thêm cột để thay đổi một phần hệ kết cấu chịu lực nhằm đạt được những không gian trong nhà như mong muốn cũng như thay đổi hình thức kiến trúc bên ngôi nhà.
- Bước 3: Xử lý các hiện tượng xấu của nhà cũ như chân tường thấm ngược gây mốc, võng sàn, nứt tường , nứt cổ trần ... Cách sử lý các hiện tượng :
+ chân tường ta có thể dùng biện pháp bóc bỏ tất cả các lớp vừa trát cũ, đục bỏ một phần nhỏ vữa ở 3 hàng mạch vữa liên kết gạch ở vị trí cốt sàn nhà, trát xử lý lại bằng vữa xi măng mác cao đồng thời trát lại lớp vữa bảo vệ mác cao lên cao khoảng 900mm so với cốt sàn nhà (bạn có thể sơn thêm lớp sơn chống thấm ở chân tường)
+ Xử lý võng sàn, nứt sàn : trong quá trình sử dụng chủ nhà thường hay tự ý thay đổi công năng hoặc chia nhỏ phòng do đó thường xây tường trực tiếp lên sàn các tầng đó theo thời gian các sàn sẽ võng vì bị một lực lên tập chung theo 1 đường thẳng giữa sàn nhà gây hiện tượng võng sàn,(gây thấm dột bong vữa trần).
Đê xử lý hiện tượng này các bạn nên phá dỡ những bức tường xây sai qui định (xây trên sàn mà không có dầm). Để có thể xây tường lên sàn của bạn phải đổ thêm một đoạn dầm hoặc cấy dầm lên sàn cũ, dầm này sẽ gác lên tường chịu lực hoặc dầm khung chịu lực.
+ Xử lý nứt cổ tường trên các tầng ban công, sân thượng: Do quá trình sử dụng lâu năm đồng thời khi xử lý xây tường ban công, tường chắn mái ... thợ thi công thường không xử lý lớp vữa xi măng mác cao chống thấm ngược đồng thời không đánh vát chống đọng nước vị trí chân tường giao với sàn, trần nhà do đó khi mưa sẽ bị ngấm và đọng nước tại các vị trí chân tường. Khi nắng lên, nhiệt độ thay đổi lớn, các lớp nước chịu nhiệt độ cao gây co giãn mạnh mẽ ở vị trí chân tường gây nứt cổ trần.
Để xử lý hiện tượng này các bạn cần sử dụng xử lý lại các mạch vữa chân tường bằng cách đục bỏ 1 phần phía ngoài rồi trát lại bằng xi măng mác cao đồng thời xây vát góc trách đọng nước vị trí chân tường giao giữa tường và trần nhà.
+ Xử lý cấy dầm mới, cấy sàn, và sàn cũ. Do nhu cầu thay đổi công năng trong nhà, nhiều vị trí cầu thang tường xây nhà phải thay đổi cho hợp lý do đó việc phá bỏ phải cầu thang vá sàn khoang thang cũ, cắt bỏ sàn để tạo khoang thang mới là điều tất nhiên trong một công trình cải tạo, có nhiều biện pháp để xử lý vá sàn, cấy dầm. Phương pháp thi công vẫn hay dùng nhất là phá bỏ một phần nhỏ lớp bê tông bảo vệ thép nhằm lộ thép cũ để hàn đấu đầu hoặc buộc nối thép cũ với thép mới . Tại vị trí đầu mối trước khi đổ bê tông phải đánh giấy giáp làm sạch gỉ sắt trước khi đấu nối rồi sau đó đổ một lớp hồ xi măng nguyên chất nhằm tăng khả năng bám dính bê tông cũ và mới với nhau (trước khi đổ bê tông phải dùng nước sạch đánh rửa các vị trí đầu nối , mạch liên kết bê tông cũ và mới). Ở một vài vị trí đưa con sơn các bạn có thể dùng cách khoan lỗ rồi gài thép dầm con sơn các bạn có thể dùng cách khoan lỗ rồi gài thép dầm con sơn vào hệ khung nhà cũ. Biện pháp này phải dùng keo bê tông loại đặc chủng.
Nguồn: st