Cuộc thi mở của đại học Cambridge chỉ cho phép thí sinh viết bài luận ngắn bằng tiếng Anh gồm 150 chữ. Chủ đề xoay quanh việc cảm nhận được gì nếu tham gia vào khoá học trau dồi kỹ năng dành cho giáo viên dạy tiếng Anh toàn thế giới. Có khoảng 2.000 bài viết tham gia, 5 người nhận được học bổng.
150 chữ trong bài luận Tiếng Anh được cô giáo Lê Xuân Hằng viết và gửi chỉ với hy vọng nhận phần thưởng khuyến khích là bộ giáo cụ giảng dạy môn tiếng Anh. Thế nhưng, chính những dòng bộc bạch mộc mạc đó lại giúp cô giành giải đặc biệt trong cuộc thi “Giáo viên thế giới với Cambridge ESOL". Dù chỉ là một giải thưởng từ bài viết luận, nhưng với cô Hằng thực sự là cơ hội lớn.
150 chữ thật thà
Cuộc thi mở của đại học Cambridge chỉ cho phép thí sinh viết bài luận ngắn bằng tiếng Anh gồm 150 chữ. Chủ đề xoay quanh việc cảm nhận được gì nếu tham gia vào khoá học trau dồi kỹ năng dành cho giáo viên dạy tiếng Anh toàn thế giới. Có khoảng 2.000 bài viết tham gia, 5 người nhận được học bổng.
“Điều gì đã khiến các vị giáo sư trường Cambridge chọn cô giáo Lê Xuân Hằng?”.
Sau khi được Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Bến Tre giới thiệu cuộc thi này, cô Hằng chỉ mong mình sẽ nằm trong 100 người gửi bài sớm nhất, nhận phần thưởng khuyến khích, là một bộ giáo cụ giảng dạy môn tiếng Anh.
Khi đó là 1h sáng, vừa soạn xong giáo án. Cô mở trang web chính thức của cuộc thi. Không phải nghĩ ngợi gì nhiều, cô viết 150 chữ thật thà, đúng như những gì mình vẫn cảm nhận.
Cô cho rằng, cơ hội để tham gia khoá học chính là cơ hội để chia sẻ. Điều cô muốn sẻ chia cùng đồng nghiệp khắp thế giới là mình đã phải gặp nhiều khó khăn như thế nào khi dạy tiếng Anh ở một trường vùng sâu như vậy. Cô thú thật - nói rất thật - rằng 10 năm nay, minh chưa có cơ hội tiếp xúc với một người nước ngoài nào, hoạ chăng là một lần duy nhất có ông Tây ba lô ghé vào thăm trường. Những gì dạy học sinh cũng chỉ là những gì cô được học ở trường cao đẳng, trường đại học. Và cô cũng nói rất thật rằng, cô cũng không có đủ kỹ năng tiếng Anh để chia sẻ hết những khó khăn ấy với đồng nghiệp.
150 chữ thật lòng đã mở ra cho cô giáo Lê Xuân Hằng một cơ hội lớn của riêng mình.
“Chị gái” trên bục giảng
Lúc chúng tôi vác máy ảnh lẽo đẽo theo chân cô vào lớp 9/3 Trường THCS Tân Hào (huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre) , học trò 9/2 (nghỉ tiết 5) nhao nhao đòi sang… học ké.
4 cô cậu dạn dĩ nhất chạy tọt qua lớp bạn và mang đồ dùng dạy học của cô sang lớp 9/3 luôn. Mãi đến khi thầy Phạm Văn Tạo (chuyên trách phổ cập) ghé ngang lớp hỏi chuyện cô giáo Hằng, sợ bị lộ, các cô cậu này mới len lén chạy về lớp 9/2. Lớp cô Hằng dạy rất vui, và ồn. Học trò đối thoại với cô giáo thoải mái. Cô cũng không bắt học trò phải nghiêm trang khoanh tay ngồi trên bàn.
Chồng cô giáo, thầy Nguyễn Đức, cũng là giáo viên Trường THCS Tân Hào. Hai người đều là dân Bến Tre nhưng học xong Cao đẳng Sư phạm Bến Tre thì về Tân Hào dạy học. Trước, anh chị vốn học chung khoá, chung trường THPT Nguyễn Đình Chiểu nhưng “chỉ thấy mặt quen quen”. Sau rồi cứ cùng nhau cuối tuần về thăm nhà, đi riết mà thành duyên chồng vợ. Hai thầy cô đã có với nhau bé Nguyễn Đức Huy, đang học lớp 1. Lại cùng nhau học xong khoá tại chức đại học (do trường Đại học Đà Nẵng mở). 3 năm vừa xong, chẳng hè nào là hai vợ chồng không miệt mài đi học.
Ngày 6/3 tới, cô giáo Hằng dự thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện. Anh Đức lại đe: “Đừng có mà ngủ quên trên chiến thắng đấy!”.
Bản dịch bài luận 150 chữ
"Tôi là Lê Thu Hằng, Giáo viên của Trường THCS Tân Hào, một ngôi trường ở vùng nông thôn - nơi mà điều kiện học của các học sinh không được thuận lợi như ở thành thị, đặc biệt là bộ môn ngoại ngữ. Mặc dù tôi đã đứng lớp 10 năm nhưng chưa được tiếp xúc với người bản xứ. Tôi dạy học sinh thông qua những gì mình đã được học ở trường Cao đẳng, Đại học. Khi nghe có cuộc thi, tôi rất mừng bởi đây là một cơ hội tuyệt vời không chỉ cho tôi mà cho tất cả những giáo viên trên thế giới.
Đến với cuộc thi, chúng tôi sẽ được học về phương pháp giảng dạy; về cách làm thế nào truyền đạt cho học sinh một cách hiệu quả nhất. Và tôi còn có thể chia sẻ được với nhau những gì đã làm ở quê hương- nơi tôi đang dạy.
Tôi không giỏi về kỹ năng viết nên không biết diễn tả như thế nào cho các bạn hiểu. Nếu được tham gia cuộc thi thì tôi sẽ cố gắng để có thể mang về những cách giảng dạy hiệu quả nhất cho học sinh của mình. (Bản dịch tiếng Việt từ đoạn văn Anh ngữ giúp cô giáo Lê Thu Hằng đoạt giải dành cho giáo viên dạy tiếng Anh trên toàn thế giới)
Chị Nguyễn Thị Ly, Phó Trưởng ban Thanh thiếu nhi - Trường học, tỉnh đoàn Bến Tre, khẳng định: “Tỉnh đoàn sẽ hỗ trợ hết sức cho chị Hằng. Trước mắt, chị Ly sẽ tham mưu để Tỉnh đoàn nhanh chóng giúp đỡ, tư vấn chị Hằng về mặt thủ tục giấy tờ”.
150 chữ trong bài luận Tiếng Anh được cô giáo Lê Xuân Hằng viết và gửi chỉ với hy vọng nhận phần thưởng khuyến khích là bộ giáo cụ giảng dạy môn tiếng Anh. Thế nhưng, chính những dòng bộc bạch mộc mạc đó lại giúp cô giành giải đặc biệt trong cuộc thi “Giáo viên thế giới với Cambridge ESOL". Dù chỉ là một giải thưởng từ bài viết luận, nhưng với cô Hằng thực sự là cơ hội lớn.
150 chữ thật thà
Cuộc thi mở của đại học Cambridge chỉ cho phép thí sinh viết bài luận ngắn bằng tiếng Anh gồm 150 chữ. Chủ đề xoay quanh việc cảm nhận được gì nếu tham gia vào khoá học trau dồi kỹ năng dành cho giáo viên dạy tiếng Anh toàn thế giới. Có khoảng 2.000 bài viết tham gia, 5 người nhận được học bổng.
“Điều gì đã khiến các vị giáo sư trường Cambridge chọn cô giáo Lê Xuân Hằng?”.
Sau khi được Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Bến Tre giới thiệu cuộc thi này, cô Hằng chỉ mong mình sẽ nằm trong 100 người gửi bài sớm nhất, nhận phần thưởng khuyến khích, là một bộ giáo cụ giảng dạy môn tiếng Anh.
Khi đó là 1h sáng, vừa soạn xong giáo án. Cô mở trang web chính thức của cuộc thi. Không phải nghĩ ngợi gì nhiều, cô viết 150 chữ thật thà, đúng như những gì mình vẫn cảm nhận.
Cô cho rằng, cơ hội để tham gia khoá học chính là cơ hội để chia sẻ. Điều cô muốn sẻ chia cùng đồng nghiệp khắp thế giới là mình đã phải gặp nhiều khó khăn như thế nào khi dạy tiếng Anh ở một trường vùng sâu như vậy. Cô thú thật - nói rất thật - rằng 10 năm nay, minh chưa có cơ hội tiếp xúc với một người nước ngoài nào, hoạ chăng là một lần duy nhất có ông Tây ba lô ghé vào thăm trường. Những gì dạy học sinh cũng chỉ là những gì cô được học ở trường cao đẳng, trường đại học. Và cô cũng nói rất thật rằng, cô cũng không có đủ kỹ năng tiếng Anh để chia sẻ hết những khó khăn ấy với đồng nghiệp.
150 chữ thật lòng đã mở ra cho cô giáo Lê Xuân Hằng một cơ hội lớn của riêng mình.
“Chị gái” trên bục giảng
Lúc chúng tôi vác máy ảnh lẽo đẽo theo chân cô vào lớp 9/3 Trường THCS Tân Hào (huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre) , học trò 9/2 (nghỉ tiết 5) nhao nhao đòi sang… học ké.
4 cô cậu dạn dĩ nhất chạy tọt qua lớp bạn và mang đồ dùng dạy học của cô sang lớp 9/3 luôn. Mãi đến khi thầy Phạm Văn Tạo (chuyên trách phổ cập) ghé ngang lớp hỏi chuyện cô giáo Hằng, sợ bị lộ, các cô cậu này mới len lén chạy về lớp 9/2. Lớp cô Hằng dạy rất vui, và ồn. Học trò đối thoại với cô giáo thoải mái. Cô cũng không bắt học trò phải nghiêm trang khoanh tay ngồi trên bàn.
Chồng cô giáo, thầy Nguyễn Đức, cũng là giáo viên Trường THCS Tân Hào. Hai người đều là dân Bến Tre nhưng học xong Cao đẳng Sư phạm Bến Tre thì về Tân Hào dạy học. Trước, anh chị vốn học chung khoá, chung trường THPT Nguyễn Đình Chiểu nhưng “chỉ thấy mặt quen quen”. Sau rồi cứ cùng nhau cuối tuần về thăm nhà, đi riết mà thành duyên chồng vợ. Hai thầy cô đã có với nhau bé Nguyễn Đức Huy, đang học lớp 1. Lại cùng nhau học xong khoá tại chức đại học (do trường Đại học Đà Nẵng mở). 3 năm vừa xong, chẳng hè nào là hai vợ chồng không miệt mài đi học.
Ngày 6/3 tới, cô giáo Hằng dự thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện. Anh Đức lại đe: “Đừng có mà ngủ quên trên chiến thắng đấy!”.
Bản dịch bài luận 150 chữ
"Tôi là Lê Thu Hằng, Giáo viên của Trường THCS Tân Hào, một ngôi trường ở vùng nông thôn - nơi mà điều kiện học của các học sinh không được thuận lợi như ở thành thị, đặc biệt là bộ môn ngoại ngữ. Mặc dù tôi đã đứng lớp 10 năm nhưng chưa được tiếp xúc với người bản xứ. Tôi dạy học sinh thông qua những gì mình đã được học ở trường Cao đẳng, Đại học. Khi nghe có cuộc thi, tôi rất mừng bởi đây là một cơ hội tuyệt vời không chỉ cho tôi mà cho tất cả những giáo viên trên thế giới.
Đến với cuộc thi, chúng tôi sẽ được học về phương pháp giảng dạy; về cách làm thế nào truyền đạt cho học sinh một cách hiệu quả nhất. Và tôi còn có thể chia sẻ được với nhau những gì đã làm ở quê hương- nơi tôi đang dạy.
Tôi không giỏi về kỹ năng viết nên không biết diễn tả như thế nào cho các bạn hiểu. Nếu được tham gia cuộc thi thì tôi sẽ cố gắng để có thể mang về những cách giảng dạy hiệu quả nhất cho học sinh của mình. (Bản dịch tiếng Việt từ đoạn văn Anh ngữ giúp cô giáo Lê Thu Hằng đoạt giải dành cho giáo viên dạy tiếng Anh trên toàn thế giới)
Cô giáo Lê Xuân Hằng là một trong 5 người được nhận học bổng của Đại học Cambridge cho khoá đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ dành cho giáo viên dạy Tiếng Anh trên toàn thế giới. Cô cũng là người Việt Nam duy
nhất cho đến nay nhận được học bổng này.
Tối 28/2, cô Hằng đã gửi xác nhận sẽ tham gia khoá đào tạo 2 tuần về kỹ năng giáo viên ở ĐH Cambridge.
nhất cho đến nay nhận được học bổng này.
Tối 28/2, cô Hằng đã gửi xác nhận sẽ tham gia khoá đào tạo 2 tuần về kỹ năng giáo viên ở ĐH Cambridge.
Văn phòng đại diện của Cambridge tại Việt Nam chỉ mới gọi điện thông báo chính thức về việc cô nhận được học bổng. Trụ sở Cambridge cũng chỉ mới gửi email đề nghị cô tham vấn văn phòng nếu cô đặt mua vé máy bay. Họ cũng thông tin đầy đủ, chi tiết về 4 sân bay gần trường mà cô có thể chọn để đáp đến. Họ cung cấp cụ thể phần nào sẽ được tài trợ trong khoá học, phần nào cô phải tự bỏ chi phí…18/7/2010 là ngày nhập học.
Chị Nguyễn Thị Ly, Phó Trưởng ban Thanh thiếu nhi - Trường học, tỉnh đoàn Bến Tre, khẳng định: “Tỉnh đoàn sẽ hỗ trợ hết sức cho chị Hằng. Trước mắt, chị Ly sẽ tham mưu để Tỉnh đoàn nhanh chóng giúp đỡ, tư vấn chị Hằng về mặt thủ tục giấy tờ”.
Theo VietNamNet.vn