Kuin Sukoagoa
Yêu
- Xu
- 0
15 TÁC DỤNG CHỮA BỆNH CỦA CỦ HÀNH
Theo những nghiên cứu ghi chép thì hành được sử dụng từ những năm trước công nguyên và là một vị thuốc chữa được rất nhiều bệnh.
Hành tây là một thành viên của gia đình hoa huệ tây và có “mối liên hệ mật thiết” với tỏi. Nó thường được gọi là "vua của các loại rau" vì hương vị cay nồng.
Có nhiều loại hành với đủ loại màu sắc, kích thước và vị giác. Các củ hành nhỏ thì thường được gọi là hành lá, bao gồm hẹ, tỏi tây và hẹ tây.
Lợi ích dinh dưỡng
Tuy cùng là một giống nhưng sự khác nhau về chủng loại, thời gian trồng và thời gian lưu trữ cũng làm cho các loại hành này có tác dụng dinh dưỡng khác nhau.
Hành được coi là thực phẩm có tính kháng viêm cao. Ngoài ra, nó lại rất giàu vitamin A, B, C và là một nguồn tiềm năng của acid folic, canxi, phốt pho, magiê, crom, sắt và chất xơ.
Lợi ích sức khỏe
Theo những nghiên cứu ghi chép thì hành được sử dụng từ những năm trước công nguyên và là một vị thuốc chữa được rất nhiều bệnh.
Một số tác dụng chữa bệnh của hành có thể kể ra như sau:
Giảm cholesterone : Chất sắt có trong hành tây chính là lý do tại sao hành tây được cho là rất tốt trong việc điều trị thiếu máu.
Chống đông máu : Chỉ cần mỗi ngày ăn nửa củ hành thôi là bạn đã có thể tự giảm đáng kể lượng cholesterone cho mình và giúp bản thân ngăn ngừa những cơn đau tim.
Chống viêm: Các chất chống viêm trong hành rất có ích trong việc giảm các triệu chứng của tình trạng viêm, đặc biệt là viêm khớp và bệnh gút.
Chống nhiễm khuẩn : Hành có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn lây nhiễm, bao gồm cả vi khuẩn E.coli và Salmonella. Ngoài ra, nó còn có hiệu quả chống lại bệnh lao và nhiễm trùng đường tiểu, chẳng hạn như viêm bàng quang.
Tốt cho huyết áp : Dù bạn ăn sống hoặc nấu chín, hành tây cũng giúp bạn hạ huyết áp một cách tự nhiên. Nó cũng làm loãng máu, hòa tan cục máu đông và lọc máu khỏi các chất béo không lành mạnh.
Phòng chống ung thư ruột kết: Fructo-oligosaccharides trong hành kích thích sự tăng trưởng của vi khuẩn có lợi trong ruột kết và giúp giảm nguy cơ phát triển khối u ở ruột kết.
Táo bón và đầy hơi : Ăn nhiều hành tây sẽ giúp giảm táo bón mãn tính và đầy hơi.
Tiểu đường : Chromium trong hành tây giúp các tế bào trong cơ thể của bệnh nhân tiểu đường có phản ứng thích hợp để làm giảm mức độ insulin và cải thiện lượng đường glucose hấp thụ vào cơ thể.
Lợi tiểu và làm sạch máu : Hành có tác dụng giữ nước để tránh sỏi tiết niệu, viêm khớp và bệnh gút.
Chữa ù tai : Trong một số nền văn hóa, người ta nhúng bông vào nước ép hành và chấm vào tai để chống lại sự ù tai.
Rụng tóc : Một nghiên cứu đã cho thấy việc bôi nước ép hành tây trên da đầu hai lần một tuần trong 2 tháng sẽ làm cho tóc mọc lại. Biện pháp này hiệu quả mà chi phí lại chắc chắn rẻ hơn những loại thuốc mọc tóc khác.
Tăng cường miễn dịch: Vị hăng của hành làm tăng lưu thông máu và sự tiết mồ hôi. Đặc biệt trong thời tiết lạnh, hành có tác dụng tránh nhiễm trùng, giảm sốt và đổ mồ hôi ra cảm lạnh và cúm rất tốt.
Loãng xương : Trong hành có chứa một hợp chất có thể ngăn ngừa các hoạt động phá vỡ xương. Đặc biệt nó có lợi cho những phụ nữ có nguy cơ bị loãng xương khi họ đi qua thời kỳ mãn kinh.
Hô hấp : Mỗi ngày bạn nên uống 3-4 thìa cà phê hỗn hợp nước ép hành và mật ong để làm tiêu đờm và ngăn chặn sự tạo đờm trong cơ thể. Hỗn hợp này cũng là vị thuốc để chống lại bệnh cảm lạnh thông thường.
Nâng cao chất lượng “chăn gối” : Hành là một chất kích thích tình dục mạnh, chỉ đứng thứ hai sau tỏi.
Nhiễm trùng đường tiết niệu: Đun sôi hành trong nước cho đến khi nước bốc hơi. Lọc lấy nước củ hành, để nguội và uống. Các đặc tính chống vi khuẩn của hành sẽ giúp làm giảm các cảm giác nóng khi tiểu tiện.
Mẹo chọn và bảo quản hành
Khi mua hành tây, chọn những củ có hình dáng rõ ràng, vỏ khô. Không chọn những củ đã nảy mầm hoặc có dấu hiệu thối rữa, héo hoặc vỏ đổi màu.
Hành có thể được lưu trữ ở nhiệt độ trong phòng nhưng vẫn nên đặt ở nơi thông gió, tránh xa ánh sáng để tránh mọc mầm. Không để hành cùng với khoai tây vì chúng sẽ hấp thụ độ ẩm và khí ethylene từ khoai tây và thối nhanh hơn.
Để không bị cay mắt khi thái hành, hãy để lạnh hoặc cho nó vào nước khoảng một giờ trước khi làm.
Mặc dù hành tây có nhiều lợi ích sức khỏe, nhưng nó cũng có những nguy cơ tiềm ẩn. Vì vậy chỉ nên dùng ở mức vừa phải.
Nguồn: Afamily*
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: