14 cách sự chú ý bị sai lạc

rubi_mos2002

New member
Xu
0
Tham khảo
18 Ways Attention Goes Wrong

Khi sự chú ý bị sai lạc, nó có thể gây ra một số thói xấu ở chúng ta.

Hãy tưởng tượng nếu mỗi lần bạn bước vào 1 căn phòng với 1 chiếc giường gọn gàng, bạn tự động cởi quần áo và nằm lên giường - ngay cả khi đó không phải là giờ đi ngủ, không phải giường của bạn và không phải nhà của bạn. Điều này nghe thật kỳ khôi nhưng nó là 1 hành vi được chứng minh bằng tư liệu của những bệnh nhân gặp những vấn đề về sự chú ý bị gây ra bởi tổn thương não (Lhermitte, 1983).

Nhiều sự cố xảy ra hằng ngày cũng có thể được giải thích bởi những sai sót trong chú ý, như khi chúng ta bỏ lỡ những thay đổi rõ ràng trong môi trường, thất bại trong thể thao hoặc đơn giản là quên đặt sữa vào tủ lạnh. Nhiều nhà tâm lý đã phát hiện thấy những quá trình chú ý có thể đóng 1 vai trò trong những vấn đề về tâm lý như lo lắng, mất ngủ, trầm cảm, hoảng sợ và rối loạn ám ảnh cưỡng bức.

Sau đây là 18 cách mà sự chú ý có thể đi sai lạc, một số cách rất phổ biến, một số rất không bình thường, một số hết sức kỳ lạ; mỗi cách đều mang đến cho chúng ta 1 sự hiểu biết sâu sắc về cách thức hoạt động của tâm trí chúng ta.

1. Hành vi tận dụng (Utilisation behaviour)

Được trả nghiệm bởi những người phải chịu những kiểu tổn thương nhất định ở thuỳ trán: những bệnh nhân phát hiện thấy bản thân không thể kháng cự lại những hành động có tính lề thói được gợi ý từ những đồ vật xung quanh họ.

Họ sẽ nằm lên những chiếc giường gọn gàng, mặc dù đó không phải giường của họ; họ sẽ đeo kính ngay cả khi họ không đeo kính; và họ sẽ bắt đầu ăn khi họ nhìn thấy 1 cái đĩa và dao, cho dù cái đĩa trống trơn và họ không đói. Những hành vi kỳ lạ đó, được thông báo bởi Lhermitte (1983) và những người khác, một phần bị gây ra bởi 1 sự mất khả năng kiềm chế những hành vi tự động hoá, nó giống như 1 vở hài kịch 1 người mất tập trung cứ liên tục múc đường vào cafe của họ, ngoại trừ trường hợp này cực đoan hơn nhiều.

2. Không chú ý không gian (Spatial neglect)

Tổn thương não có thể tạo nên những thay đổi kỳ lạ trong hành vi và trải nghiệm. Những người bị tổn thương ở những vùng nào đó của bán cầu não phải thì thất bại trong việc chú ý đầu đủ đến những thứ họ nhìn thấy phía bên trái của họ. Họ chỉ có thể ăn thức ăn phía tay phải của chiếc đĩa của họ, hoặc chỉ có thể cạo râu một nửa khuôn mặt của họ. Họ dường như nhìn thấy những thứ phía bên trái nhưng không chú ý đến chúng.

3. Đau đớn

Sự đau đớn là kẻ thâu tóm sự chú ý lớn nhất. Ta không ngạc nhiên khi những người trải qua cơn đau mãn tính kiểu này hay kiểu khác thấy khó tập trung chú ý (Ecclestone, 1995). Cơn đau kéo sự chú ý của bạn khỏi nhiệm vụ, buộc bạn phải liên tục tái tập trung để đạt được mục tiêu. Một trong những phương pháp điều trị đầy hứa hẹn cho những người bị đau mãn tính là 'kiểm soát chú ý' (attentional management): hiệu quả trong việc giúp mọi người ít hướng sự chú ý đến cơn đau của họ (Elomaa et al, 2009).

4. Những sai lầm máy móc

Khi bị phân tâm, chúng ta thực hiện những hành động một cách máy móc, thỉnh thoảng vào những thời điểm không thích hợp. Ví dụ như lấy sữa ra và đặt con mèo vào tủ lạnh. Trong 1 nghiên cứu cổ điển của Reason (1979) yêu cầu mọi người mô tả lại tất cả những kiểu tình huống oái oăm của họ. 1 người thông báo là anh ấy bóc vỏ kẹo, ném kẹo vào thùng rác và cho giấy bọc kẹo vào mồm, người khác thì bôi kem cạo râu vào bàn chải đánh răng.

5. Không chú ý và sự lựa chọn mù quáng

Thật khó tin về những thay đổi mọi người sẽ không trông thấy khi họ đang bị phân tâm. Những người tham gia trong các nghiên cứu tâm lý không phát hiện thấy 1 con khỉ đột trong cánh đồng (Simons & Chabris, 1999); không nhận thấy đối tác đàm thoại của họ đã đột ngột bị thay đổi giữa cuộc trò chuyện, mặc dù được che giấu bởi một cánh cửa thuận tiện đi qua ( Simons & Levin, 1998 ); và thường xuyên thất bại trong việc nhận ra ai trong 2 người mà ban đầu họ chọn là người quyến rũ nhất.

6. Mất ngủ

Nghiên cứu cho thấy chứng mất ngủ có thể một phần được giải thích bởi 1 xu hướng chú ý đến 'sự đe doạ liên quan đến giấc ngủ' (Harvey et al., 2005). Nói cách khác, những người mất ngủ giữ cho họ 'tỉnh' bằng cách chú ý quá nhiều đến những cảm giác cơ thể gắn liền với giấc ngủ và bất kỳ tiếng ồn nào từ môi trường có thể làm họ tỉnh dậy.

7. Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)

Nó gồm 3 kiểu chính
sad.gif
1) chủ yếu là không chú ý, (2) chủ yếu là bốc đồng và tăng động và (3) cả ba. Những người có kiểu thiếu chú ý thấy khó khăn để tập trung, dễ dàng mất tập trung và có khả năng hay mơ mộng. Hầu hết những người bị chẩn đoán ADHD là trẻ em. ADHD thường được điều trị bằng Ritalin cùng với trị liệu hành vi.

8. Lo lắng (Anxiety)

Bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng lo lắng cũng là 1 kiểu rối loạn chú ý, nhưng sự chú ý quá mức vào bản thân dường như bao gồm nhiều vấn đề về sức khỏe tinh thần khác nhau.

Trong số những người có chứng ám ảnh sợ xã hội (social phobia) và lo lắng xã hội (social anxiety) thì sự tập trung chú ý vào bản thân của họ có xu hướng duy trì vấn đề (Spurr & Stopa, 2002).

9. Các cơn hoảng loạn (Panic attacks)

Chú ý quá nhiều đến những quá trình cơ thể là 1 đặc điểm rõ ràng ở những người trải nghiệm các cơn hoảng loạn. Rõ ràng tất cả chúng ta đều nên chú ý đến những quá trình cơ thể của mình, nhưng mặt khác chúng ta cũng nên phớt lờ cái răng đau. Nhưng những người trải nghiệm về những cơn hoảng loạn lại quá thận trọng trước những cảm giác cơ thể (Schmidt et al. (1997). Một chứng ợ nóng có thể là hồi chuông báo tử với người đó.

10. Bệnh tưởng (Hypochondriasis)

Những người bị bệnh tưởng có xu hướng quá nhạy cảm trước những cơn đau, nhức lặt vặt (Barsky et al., 1988).

11. Những rối loạn ăn uống

Những người bị những chứng rối loạn ăn uống như chán ăn tâm thần (anorexia nervosa ) dường như có khuynh hướng chú ý xung quanh hình ảnh cơ thể (Rieger et al., 1998)

12. Rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD)

Những người có OCD thường thực hiện nhiều lần những nhiệm vụ cụ thể nào đó, như rửa tay, nhằm giải tỏa sự lo lắng về 1 ám ảnh. Họ chú ý quá mức đến những ý nghĩ gây lo lắng, đặc biệt là những ý nghĩ liên quan đến sự đe doạ (Lavy, 1994).

13. Rối loạn stress sau sang chấn (PTSD)

Sau khi trải qua 1 sự kiện sang chấn, hầu hết mọi người sẽ phục hồi sau 1 thời gian, nhưng đối với 1 thiểu số đáng chú ý, sự phục hồi là khó nắm bắt. Họ trải nghiệm những sự hồi tuởng, những cơn ác mộng và cảm giác mất kiểm soát. Những người chịu PTSD đặc biệt bị thu hút sự chú ý và cảnh giác trước những kích thích tiêu cực trong môi trường (Vythilingham, 2007).

14. Trầm cảm (Depression)

Giống như những người bị PTSD, những người trầm cảm cũng cho thấy 1 quá trình xử lý tăng cao đối với những kích thích tiêu cực (Ingram et al., 1994). Việc nghiền ngẫm, nhai đi nhai lại (rumination) được xem là 1 quá trình quan trọng duy trì sự trầm cảm. Những cá nhân có xu hướng nhai đi nhai lại những trải nghiệm tiêu cực thì dễ tiến triển thành chứng bệnh trầm cảm.

Cân bằng tốt

Trong những ví dụ về làm thế nào sự chú ý có thể đi sai lạc, không chỉ có những quá trình chú ý gây ra tai hoạ; mà những vấn đề về tâm lý thường bị gây ra bởi nhiều yếu tố khác nhau.

Lo lắng, hoảng sợ, mất ngủ là 1 phần của đời sống con người. Vấn đề là, làm thế nào để cân bằng được những quá trình chú ý nhằm tạo ra những trải nghiệm vui vẻ hằng ngày. Chú ý quá ít làm bạn khó đạt được những mục tiêu trong cuộc sống, quá nhiều chú ý (như trong trường hợp lo lắng) sẽ làm bạn khó thoát ra được những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực.


Nguồn: spring.org.uk

 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top