M
Mắt Biếc
Guest
Ngày 13 tháng 3 năm 1781, trong khoảng từ 22h đến 23h, nhà thiên văn học người Anh gốc Đức William Herschel đã phát hiện ra một «ngôi sao lạ» bên cạnh sao H Geminorum. Trong kính thiên văn phóng đại 270 lần của Herschel, «ngôi sao» này xuất hiện như một đĩa sáng có vành (chứ không phải là một điểm sáng như các ngôi sao khác). Ban đầu, Herschel đã nghĩ rằng mình phát hiện ra một sao chổi, tuy nhiên, các tính toán do Herschel và Laplace tiến hành đã cho thấy, quỹ đạo của «ngôi sao» này gần như tròn, Herschel đã thực sự phát hiện thêm «1 hành tinh mới». Herschel đã đề nghị đặt tên cho hành tinh mới này là «Georgium Sidus» (ngôi sao của Vua George), nhằm tôn vinh vua George III của Anh Quốc. Tuy nhiên, sau đó, nhà thiên văn người Đức Johan Bode đã đề nghị đặt tên hành tinh này theo tên của Thần Bầu Trời trong thần thoại La Mã: Uranus (Sao Thiên Vương).
Sao Thiên Vương có đường kính gấp 4 lần, khối lượng gấp 14.5 lần, thể tích gấp 63 lần Trái Đất. Khoảng cách từ Sao Thiên Vương đến Mặt Trời gấp khoảng 19.19 lần khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời. Sao Thiên Vương chuyển động xung quanh Mặt Trời với chu kỳ khoảng 84 năm Trái Đất, chu kỳ tự quay quanh trục khoảng 17 giờ 14 phút
Ảnh: Sao Thiên Vương và các vành đai (tổng hợp kết quả quan sát cuả kính Hubble)
Tài liệu tham khảo:
[1]. Wikipedia, 07/03/2007. Uranus, https://en.wikipedia.org/wiki/Uranus
Sao Thiên Vương có đường kính gấp 4 lần, khối lượng gấp 14.5 lần, thể tích gấp 63 lần Trái Đất. Khoảng cách từ Sao Thiên Vương đến Mặt Trời gấp khoảng 19.19 lần khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời. Sao Thiên Vương chuyển động xung quanh Mặt Trời với chu kỳ khoảng 84 năm Trái Đất, chu kỳ tự quay quanh trục khoảng 17 giờ 14 phút
Ảnh: Sao Thiên Vương và các vành đai (tổng hợp kết quả quan sát cuả kính Hubble)
Tài liệu tham khảo:
[1]. Wikipedia, 07/03/2007. Uranus, https://en.wikipedia.org/wiki/Uranus
[/URL][URL="https://en.wikipedia.org/wiki/Uranus"]https://en.wikipedia.org/wiki/Uranus