rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Tham khảo : " 12 Laws of the Emotions "- spring.org.uk
Giáo sư Nico Frijda đặt giả thuyết là những cảm xúc của chúng ta tuân theo những quy luật chung nhất định (Fridja, 2006). Hầu hết các định luật đều có trường hợp ngoại lệ, nhưng với 12 quy luật của cảm xúc thì đã được tổng hợp từ nhiều năm nghiên cứu trong tâm lý học và được tin là đúng đắn.
1. Quy luật về ý nghĩa hoàn cảnh ( The Law of Situational Meaning )
Quy luật đầu tiên đơn giản là những cảm xúc bắt nguồn từ những hoàn cảnh, tình huống. Nhìn chung, những kiểu tình huống giống nhau sẽ gợi ra những kiểu phản ứng cảm xúc giống nhau. Sự mất mát làm chúng ta đau buồn, lợi lộc khiến chúng ta hạnh phúc và những thứ đáng sợ làm ta sợ hãi.
2. Quy luật về sự quan tâm ( The Law of Concern )
Chúng ta có cảm xúc vì chúng ta quan tâm đến một số điều, khi chúng ta có một số mối quan tâm đến những gì xảy ra, cho dù đó là một đối tượng, bản thân chúng ta, hoặc người khác. Cảm xúc nảy sinh từ những mục tiêu , những động cơ, hoặc những mối quan tâm đặc biệt. Khi chúng ta không quan tâm thì chúng ta không có cảm xúc/ cảm nhận về bất cứ điều gì.
3. Quy luật về thực tế rõ ràng ( The Law of Apparent Reality )
Bất cứ điều gì có vẻ thật đối với chúng ta thì có thể gợi ra một phản ứng cảm xúc. Nói cách khác, cách thức chúng ta thẩm định hoặc diễn giải về một tình huống sẽ chi phối, ảnh hưởng đến cảm xúc chúng ta cảm nhận. Nguyên nhân của những bộ phim, cuốn sách dở không thu hút được chúng ta về mặt cảm xúc là vì , theo một ý nghĩa nào đó, chúng ta không phát hiện được sự thật. Tương tự như vậy, rất khó để có cảm xúc đối với một số điều không rõ ràng, không ở ngay trước mắt chúng ta. Ví dụ, nỗi buồn đau có thể không ập đến khi chúng ta nói về cái chết của một người thân yêu, nhưng chỉ khi nó trở nên thực với chúng ta theo một số cách- ví dụ như khi chúng ta gọi điện thoại cho họ mà quên mất rằng họ đã ra đi.
4, 5 & 6. Quy luật về sự thay đổi, " quen với cái gì " và cảm xúc so sánh.( The Laws of Change, Habituation and Comparative Feeling )
Quy luật về sự " quen với cái gì " nghĩa là trong cuộc sống, chúng ta quen với những hoàn cảnh sống của mình , dù hoàn cảnh đó là thế nào đi nữa. Do đó, những cảm xúc đáp ứng dễ dàng nhất trước sự thay đổi. Điều này nghĩa là chúng ta luôn luôn so sánh những gì đang xảy ra với một khung tham chiếu tương đối ổn định ( những gì chúng ta đã quen ). Kết quả là những cảm xúc của chúng ta có xu hướng đáp ứng dễ dàng nhất trước những sự thay đổi có liên quan đối với hệ quy chiếu này.
7. The Law of Hedonic Asymmetry.
Có những hoàn cảnh khủng khiếp đến nỗi chúng ta có thể không bao giờ quen với chúng được. Nếu mọi việc đủ tồi tệ, thì chúng ta không thể thoát khỏi những cảm xúc tiêu cực như sợ hãi hoặc lo lắng. Mặt khác, những cảm xúc tích cực luôn luôn phai tàn dần theo thời gian. Bất kể chúng ta yêu nhau nhiều như thế nào, trúng xổ số lớn đến mức nào hoặc số lượng ma tuý đã tiêu thụ, thì những cảm xúc tích cực như hài lòng luôn luôn trôi qua.
8. The Law of Conservation of Emotional Momentum
Thời gian không thể chữa lành tất cả các vết thương - hoặc nếu chữa lành, nó chỉ làm điều này một cách gián tiếp. Những sự kiện có thể duy trì sức mạnh cảm xúc của chúng qua năm tháng trừ phi chúng ta tái trải nghiệm và tái đánh giá lại chúng. Sự tái trải nghiệm và hệ quả là tái định nghĩa lại đã làm giảm bớt sức nặng cảm xúc của một sự kiện. Đây là lý do tại sao những sự kiện không được tái đánh giá lai - ví dụ như , thi rớt hoặc bị người yêu từ chối - duy trì sức mạnh cảm xúc qua hàng chục năm.
9. The Law of Closure ( Quy luật này rubi chưa dịch được )
The way we respond to our emotions tends to be absolute. They often lead immediately to actions of one kind or another, and they will brook no discussion. In other words emotional responses are closed to goals other than their own or judgements that can mitigate the response. An emotion seizes us and send us resolutely down one path, until later that is, when a different emotion sends us down the opposite path.
10. Quy lụật về sự quan tâm đến những hậu quả ( The Law of Care for Consequences )
Mọi người vốn hay để ý đến những hậu quả của những cảm xúc của họ và thay đổi chúng. Ví dụ, sự tức giận có thể kích hoạt lên những cảm giác bạo lực hướng đến người khác, nhưng nhìn chung thì mọi người kìm chế không đâm nhau. Thay vào đó, họ sẽ La hét, đập đầu vào tường hoạc chỉ im lặng. Cảm xúc hoàn toàn có thể sai khiến một kiểu đáp ứng, nhưng mọi người ( luôn luôn ) điều chỉnh sự phản ứng đó.
11 & 12. Laws of the Lightest Load and the Greatest Gain
Ảnh hưởng về mặt cảm xúc của một sự kiện hoặc tình huống phụ thuộc vào sự diễn giải về nó. Một sự diễn giải khác về một tình huống có thể làm thay đổi cảm xúc. Quy luật " the lightest load " nghĩa là mọi người bị thúc đẩy bởi việc sử dụng cách tái diễn giải lại để làm giảm bớt những cảm xúc tiêu cực. Ví dụ, chúng ta có thể giảm bớt nỗi sợ của việc thắt chặt tín dụng bằng cách tạo ra ảo tưởng là chúng ta sẽ không bị ảnh hưởng. Điều ngược lại cũng đúng : bất cứ khi nào 1 tình huống có thể được tái diễn giải lại nhằm đạt được 1 cảm xúc tích cực thì người ta sẽ làm. Ví dụ, sự đau buồn thu hút sự giúp đỡ, nỗi sợ hãi có thể ngăn chúng ta không hấp tấp cố làm những nhiệm vụ khó khăn và nguy hiểm.
Bạn có thể không đồng ý với tất cả những " quy luật " trên, vì cảm xúc dựa trên tính cá nhân và người ta có xu hướng giảm giá trị của những khía cạnh xã hội của cảm xúc. Tuy nhiên, nó là một điểm bắt đầu rất tốt , mang đến một phương pháp suy nghĩ về cảm xúc hữu ích , và giúp mở ra con đường khám phá những cảm xúc cá nhân.
Giáo sư Nico Frijda đặt giả thuyết là những cảm xúc của chúng ta tuân theo những quy luật chung nhất định (Fridja, 2006). Hầu hết các định luật đều có trường hợp ngoại lệ, nhưng với 12 quy luật của cảm xúc thì đã được tổng hợp từ nhiều năm nghiên cứu trong tâm lý học và được tin là đúng đắn.
1. Quy luật về ý nghĩa hoàn cảnh ( The Law of Situational Meaning )
Quy luật đầu tiên đơn giản là những cảm xúc bắt nguồn từ những hoàn cảnh, tình huống. Nhìn chung, những kiểu tình huống giống nhau sẽ gợi ra những kiểu phản ứng cảm xúc giống nhau. Sự mất mát làm chúng ta đau buồn, lợi lộc khiến chúng ta hạnh phúc và những thứ đáng sợ làm ta sợ hãi.
2. Quy luật về sự quan tâm ( The Law of Concern )
Chúng ta có cảm xúc vì chúng ta quan tâm đến một số điều, khi chúng ta có một số mối quan tâm đến những gì xảy ra, cho dù đó là một đối tượng, bản thân chúng ta, hoặc người khác. Cảm xúc nảy sinh từ những mục tiêu , những động cơ, hoặc những mối quan tâm đặc biệt. Khi chúng ta không quan tâm thì chúng ta không có cảm xúc/ cảm nhận về bất cứ điều gì.
3. Quy luật về thực tế rõ ràng ( The Law of Apparent Reality )
Bất cứ điều gì có vẻ thật đối với chúng ta thì có thể gợi ra một phản ứng cảm xúc. Nói cách khác, cách thức chúng ta thẩm định hoặc diễn giải về một tình huống sẽ chi phối, ảnh hưởng đến cảm xúc chúng ta cảm nhận. Nguyên nhân của những bộ phim, cuốn sách dở không thu hút được chúng ta về mặt cảm xúc là vì , theo một ý nghĩa nào đó, chúng ta không phát hiện được sự thật. Tương tự như vậy, rất khó để có cảm xúc đối với một số điều không rõ ràng, không ở ngay trước mắt chúng ta. Ví dụ, nỗi buồn đau có thể không ập đến khi chúng ta nói về cái chết của một người thân yêu, nhưng chỉ khi nó trở nên thực với chúng ta theo một số cách- ví dụ như khi chúng ta gọi điện thoại cho họ mà quên mất rằng họ đã ra đi.
4, 5 & 6. Quy luật về sự thay đổi, " quen với cái gì " và cảm xúc so sánh.( The Laws of Change, Habituation and Comparative Feeling )
Quy luật về sự " quen với cái gì " nghĩa là trong cuộc sống, chúng ta quen với những hoàn cảnh sống của mình , dù hoàn cảnh đó là thế nào đi nữa. Do đó, những cảm xúc đáp ứng dễ dàng nhất trước sự thay đổi. Điều này nghĩa là chúng ta luôn luôn so sánh những gì đang xảy ra với một khung tham chiếu tương đối ổn định ( những gì chúng ta đã quen ). Kết quả là những cảm xúc của chúng ta có xu hướng đáp ứng dễ dàng nhất trước những sự thay đổi có liên quan đối với hệ quy chiếu này.
7. The Law of Hedonic Asymmetry.
Có những hoàn cảnh khủng khiếp đến nỗi chúng ta có thể không bao giờ quen với chúng được. Nếu mọi việc đủ tồi tệ, thì chúng ta không thể thoát khỏi những cảm xúc tiêu cực như sợ hãi hoặc lo lắng. Mặt khác, những cảm xúc tích cực luôn luôn phai tàn dần theo thời gian. Bất kể chúng ta yêu nhau nhiều như thế nào, trúng xổ số lớn đến mức nào hoặc số lượng ma tuý đã tiêu thụ, thì những cảm xúc tích cực như hài lòng luôn luôn trôi qua.
8. The Law of Conservation of Emotional Momentum
Thời gian không thể chữa lành tất cả các vết thương - hoặc nếu chữa lành, nó chỉ làm điều này một cách gián tiếp. Những sự kiện có thể duy trì sức mạnh cảm xúc của chúng qua năm tháng trừ phi chúng ta tái trải nghiệm và tái đánh giá lại chúng. Sự tái trải nghiệm và hệ quả là tái định nghĩa lại đã làm giảm bớt sức nặng cảm xúc của một sự kiện. Đây là lý do tại sao những sự kiện không được tái đánh giá lai - ví dụ như , thi rớt hoặc bị người yêu từ chối - duy trì sức mạnh cảm xúc qua hàng chục năm.
9. The Law of Closure ( Quy luật này rubi chưa dịch được )
The way we respond to our emotions tends to be absolute. They often lead immediately to actions of one kind or another, and they will brook no discussion. In other words emotional responses are closed to goals other than their own or judgements that can mitigate the response. An emotion seizes us and send us resolutely down one path, until later that is, when a different emotion sends us down the opposite path.
10. Quy lụật về sự quan tâm đến những hậu quả ( The Law of Care for Consequences )
Mọi người vốn hay để ý đến những hậu quả của những cảm xúc của họ và thay đổi chúng. Ví dụ, sự tức giận có thể kích hoạt lên những cảm giác bạo lực hướng đến người khác, nhưng nhìn chung thì mọi người kìm chế không đâm nhau. Thay vào đó, họ sẽ La hét, đập đầu vào tường hoạc chỉ im lặng. Cảm xúc hoàn toàn có thể sai khiến một kiểu đáp ứng, nhưng mọi người ( luôn luôn ) điều chỉnh sự phản ứng đó.
11 & 12. Laws of the Lightest Load and the Greatest Gain
Ảnh hưởng về mặt cảm xúc của một sự kiện hoặc tình huống phụ thuộc vào sự diễn giải về nó. Một sự diễn giải khác về một tình huống có thể làm thay đổi cảm xúc. Quy luật " the lightest load " nghĩa là mọi người bị thúc đẩy bởi việc sử dụng cách tái diễn giải lại để làm giảm bớt những cảm xúc tiêu cực. Ví dụ, chúng ta có thể giảm bớt nỗi sợ của việc thắt chặt tín dụng bằng cách tạo ra ảo tưởng là chúng ta sẽ không bị ảnh hưởng. Điều ngược lại cũng đúng : bất cứ khi nào 1 tình huống có thể được tái diễn giải lại nhằm đạt được 1 cảm xúc tích cực thì người ta sẽ làm. Ví dụ, sự đau buồn thu hút sự giúp đỡ, nỗi sợ hãi có thể ngăn chúng ta không hấp tấp cố làm những nhiệm vụ khó khăn và nguy hiểm.
Bạn có thể không đồng ý với tất cả những " quy luật " trên, vì cảm xúc dựa trên tính cá nhân và người ta có xu hướng giảm giá trị của những khía cạnh xã hội của cảm xúc. Tuy nhiên, nó là một điểm bắt đầu rất tốt , mang đến một phương pháp suy nghĩ về cảm xúc hữu ích , và giúp mở ra con đường khám phá những cảm xúc cá nhân.