rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Tham khảo sách “101 defenses” – Jerome S.Blackman
https://www.mediafire.com/?8m9jp4h2qnfk69p
Thuật ngữ ‘phòng vệ’ chỉ về cách thức mà tâm trí loại bỏ những cảm xúc ra khỏi ý thức. Nhà trị liệu cần cố gắng hiểu được những cảm xúc của những thân chủ họ điều trị. Nhưng trong thực hành tâm lý, hiểu được những cảm xúc thường không đủ để giúp con người vượt qua những vấn đề của họ. Nhà trị liệu cần giải thích làm thế nào và tại sao những phòng vệ trong vô thức đang ngăn không cho họ nhận ra những cảm xúc khó chịu của họ. Thực tế thì hầu hết những khó khăn cảm xúc là kết quả của 1 sự kết hợp của những phòng vệ có vấn đề và những cảm xúc.
Với sự hiểu biết đầy đủ về những cơ chế phòng vệ có tính bệnh lý của họ, con người có thể hiểu được rõ ràng hơn về những ý nghĩa và những nguồn gốc của những hành vi vô lý, những triệu chứng và những thái độ của họ. Kiến thức đó thường giải tỏa những triệu chứng tâm bệnh đau khổ (ví dụ, trầm cảm và những ám sợ), và cho phép con người có những thay đổi có lợi trong cuộc sống của họ.
Có thể có vô số cơ chế phòng vệ - chứ không chỉ là 101 phòng vệ như trong sách mà tôi liệt kê. 2 nhà phân tâm lớn Anna freud và Charles Brenner đã nhấn mạnh rằng hầu hết mọi thứ đều có thể là 1 phòng vệ. Nhìn đi chỗ khác có thể là 1 phòng vệ (Renik, 1978, p.597). La hét với ai đó có thể là 1 phòng vệ. Chơi golf có thể là 1 phòng vệ. Tiết kiệm tiền cũng vậy. Hoặc ít nhất thì tất cả những hoạt động đó có thể bao gồm những phòng vệ. Bất kể đó là hoạt động thể chất hay tinh thần, nếu nó ngăn không cho bạn trải nghiệm về cảm xúc khó chịu, thì nó là phòng vệ.
Những cảm xúc có thể thoải mái hoặc khó chịu. Nhìn chung, chính những cảm xúc khó chịu gây ra cho con người những vấn đề bằng những phòng vệ kém thích nghi. Cụ thể là, những cảm xúc khó chịu (unpleasurable affects) được định nghĩa là sở hữu 2 yếu tố: 1 cảm giác (sensation) khó chịu và 1 ý nghĩ (thought) rằng 1 điều gì đó khủng khiếp sẽ xảy ra (“lo sợ”).
Chúng ta có thể mở rộng định nghĩa phòng vệ:
Những phòng vệ là những quá trình hoạt động tinh thần, là 1 quy tắc, loại bỏ 1 số yếu tố của những cảm xúc khó chịu khỏi ý thức – ý nghĩ, cảm giác, hoặc cả 2.
Sau đây là 1 số phòng vệ (trích trong sách) và những ví dụ mình lấy để phân tích về phòng vệ (là những tâm sự của độc giả trên các báo mạng)
Phòng vệ số 11. Phản ứng ngược (Reaction-Formation): bạn cảm nhận ngược lại. Ví dụ, bạn tỏ ra quá tử tế nên bạn không thể biết được bạn đang tức giận. (cảm xúc khó chịu ở đây: tức giận, đã bị loại bỏ khỏi ý thức. Ý thức của bạn không nhận ra sự tức giận của bạn).
PVS 15: turning on the self : bạn tức giận với người khác nhưng bạn lại chuyển cơn giận đó vào bản thân và tấn công bản thân.
PVS19. Chuyển dời (Displacement): giận cá chém thớt. Bạn có cảm xúc với 1 người nhưng lại chuyển nó sang người khác.
PVS42. Hợp lý hóa (Rationalization): Bạn viện những lí do để giải tỏa căng thẳng, thường là sau khi chối bỏ 1 số sự kiện thực tế.
PVS50. Dìm hàng (Devaluation) – Bạn xem thường người khác để bảo vệ lòng tự trọng của bạn.
Ví dụ 1: Gửi người đã chiếm đoạt tình yêu của tôi (nguồn: vnexpress)
Tôi không trách Hùng là kẻ cơ hội, lợi dụng lúc Lan say mà chiếm đoạt Lan. Lẽ ra Hùng cũng yêu Lan thì không nên làm thế. Nhưng sắp tới 2 người đã là vợ chồng rồi, Hùng hãy chăm sóc Lan, mang lại hạnh phúc cho Lan nhé.
Tôi tên Minh, năm nay 26 tuổi, có yêu một cô gái sinh năm 91. Chúng tôi đã quen và yêu nhau được gần 5 năm rồi. Tôi chờ đợi em học xong để tính chuyện xa hơn. Giờ đây em vừa ra trường thì cũng là lúc xảy ra chuyện. Chỉ vì một chút nóng giận của cả 2 mà chúng tôi rơi vào hoàn cảnh rất đau lòng.
Người tôi yêu rất xinh gái, nhưng cũng rất bướng bỉnh, hiếu thắng của một cô nàng 9x. Em yêu tôi nhưng vẫn có rất nhiều chàng trai khác theo đuổi, trong đó có Hùng, sinh năm 84. Gần đây chúng tôi xảy ra cãi nhau nhiều hơn. Trong một lần cãi nhau em đã rủ Hùng đi uống rượu bia, rồi xảy ra chuyện, có nằm mơ tôi cũng không nghĩ tới. Em đã có thai với Hùng vào chính đêm định mệnh đấy.
Giờ đây tôi và em đều ân hận vô cùng nhưng đã quá muộn. Em phải làm đám cưới với Hùng. Đau đớn thay em không yêu Hùng mà cưới chỉ vì cái thai đang lớn dần lên trong em. Chỉ vì tức giận, vì lòng hiếu thắng mà trở nên như thế này. Việc đã rồi, em đã làm lễ ăn hỏi và sắp tổ chức đám cưới. Tôi xin gửi tới Hùng:
"Tôi không trách Hùng là kẻ cơ hội, lợi dụng lúc Lan say mà chiếm đoạt Lan. Lẽ ra Hùng cũng yêu Lan thì không nên làm như thế, vì cho dù Lan có say thì Hùng cũng phải tỉnh chứ. Nhưng sắp tới 2 người đã là vợ chồng rồi, Hùng hay chăm sóc Lan, mang lại hạnh phúc cho Lan nhé. Lan yếu lắm, quen được chiều rồi, Hùng phải nhịn và chiều Lan đấy".
Hoàn cảnh của tôi thật đau đớn xót xa, tôi và Lan yêu nhau, nhiều lần 2 đứa đã dự định cho tương lai. Vậy mà bây giờ xảy ra nông nỗi này, trái tim tôi thật đau đớn, đầu tôi chỉ muốn phát điên lên thôi. Giờ tôi chỉ mong em có được hạnh phúc, vui vẻ bên Hùng. Vì nếu em mà đau khổ, cả đời này tôi không bao giờ tha thứ cho mình được. Nếu Hùng đọc được những dòng tâm sự này thì mong Hùng hãy hiểu và mang hạnh phúc tới cho Lan. Vì cả 2 ta rất yêu Lan mà.
Phân tích cơ chế phòng vệ của Minh
Thay vì tức giận với Lan và Hùng, cậu í đã tỏ ra quá tử tế (phòng vệ phản ứng ngược-reaction-Formation)(“không trách Hùng...Lan yếu lắm, hãy chiều cô ấy, mong cô hạnh phúc...”) Ta có thể tưởng tượng là Minh vô cùng tức giận với 2 người, nhưng bằng cơ chế phòng vệ phản ứng ngược đã ngăn không cho ý thức của cậu nhận ra cơn giận đó. Thay vào đó, cậu chuyển cơn giận vào bản thân (Turning on the self), đổ lỗi cho bản thân, trách mình vì nóng giận cãi nhau nên mới ra nông nỗi này.
Ví dụ 2: Lấy chồng nghèo, đàn bà thực sự cần có dũng khí
Nguồn: phunutoday
Mình nghĩ, giàu và nghèo các bạn thuận và yêu ai thì chọn người đó. Tuy nhiên, bạn có thể chọn những chàng trai nghèo cũng được. Nhưng nhất định chàng đó không được hèn hạ nha.
Ngay từ khi còn là con gái, mình cũng đã xác định, chồng mình có thể là người tài xế taxi hay đi xe ôm mà lo lắng và chăm chỉ kiếm tiền cho vợ con sẽ hơn hẳn những anh công tử bột nhà giàu mà nó coi vợ con như cái đinh gỉ trong mắt. Song, ngược lại, nếu chồng đã nghèo mà còn cờ bạc rượu chè, gái gú, lười làm việc thì đúng là cặn bã của xã hội.
Mình và chồng yêu nhau từ khi 2 đứa đang ngồi trên ghế nhà trường phổ thông trung học. Ngày đó, cả 2 đứa đang học lớp 12. Sau khi 2 đứa học xong đại học và có công ăn việc làm ổn định, mình và anh đã lấy nhau.
Nhà mình cũng không giàu có gì và nhà anh cũng càng không có hơn. Nói tóm lại trong một câu là nhà anh cũng nghèo. Hai đứa lấy nhau xong, vay mượn đông tây, vét lên vét xuống đặt cọc 10% tiền nhà còn đâu nợ.
Thế rồi hàng ngày 2 vợ chồng cứ cặm cụi đi làm. Hàng tháng trả nợ ngân hàng, thừa tí nào trả cố lên... Cũng may trời thương nên cho vợ chồng mình sức khỏe. Chồng mình cũng vậy, anh không thật thông minh nhưng chăm chỉ làm việc và chăn chỉ làm việc nhà.
Có những thời kỳ, kinh tế khó khăn, việc làm cũng bấp bênh và cho thu nhập kém. Vợ chồng cày đông cày Tây mà vẫn không đủ trả nợ. Rồi nhiều lúc chồng thất nghiệp dài dài. Bọn mình thì bị khủng hoảng thật sự, ăn tiêu phải dè xẻn cực luôn.
Cũng may, ngày đó vì lo kiếm tiến trả nợ tiền nhà nên hai đứa kế hoạch không sinh con. Chứ sinh con như vậy, vừa khổ con, vợ chồng lại không có cơ hội phấn đấu. Có những ngày tháng, vì phấn đấu mãi không thấy tiền, mình buồn chán, trách cứ chồng không tài giỏi như người khác. Rồi mình giật mình nhận ra, không nên như vậy, phải phấn đấu hơn nữa. Và vợ chồng phải giúp nhau đồng cam cộng khổ, gây dựng sự nghiệp.
Lòng chung thủy của người phụ nữ được thử thách khi trong tay người đàn ông của họ không có gì trong tay. Lòng chung thủy của người đàn ông được thử thách khi trong tay của anh ta đang có đủ mọi thứ.
Hiện, cuộc sống của vợ chồng minhg sau 4 năm lấy nhau đã bớt khó khăn. Cuộc sống tuy chỉ vừa đủ nhưng vẫn chưa có của để dành. Song chúng mình cũng có con, có nhà có xe, vẫn đi du lịch cùng nhau.
Là người trong cuộc mình thất, lấy chồng nghèo hay giàu miễn là vợ chồng yêu thương nhau là được.
Tình yêu không mua được bằng tiền. Nhưng khi bước vào cuộc sốn gia đình, không có tiền thì cuộc sống cũng gay go thử thách cái tình yêu ấy lắm. Nói chung chấp nhận lấy chống nghèo là một thử thách. Lấy nhau rồi cuộc sống khó khăn có còn chung thủy không đó là chuyện khác.
Bởi vì lòng chung thủy của người phụ nữ được thử thách khi trong tay người đàn ông của họ không có gì trong tay. Và ngược lại, lòng chung thủy của người đàn ông được thử thách khi trong tay của anh ta đang có đủ mọi thứ.
Lấy chồng nghèo thực sự cần có dũng khí. Nếu là một phụ nữ tầm thường thì nên cố gắng lấy tấm chồng giàu. Chồng nghèo cần lắm sự lo toan, động viên và hy sinh của người vợ. Không phải tự nhiên ông bà ta ngày xưa vẫn thường nói “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”.
Đàn bà xây tổ ấm không có nghĩa là chồng đưa tiền cho vợ rồi vợ mua sắm vật dụng trong nhà, nấu ăn và nuôi con. Mà ngược lại, chính là vợ hỗ trợ chồng kiếm tiền, giữ gìn sức khoẻ cho cả gia đình, tìm kiếm cơ hội cho chồng nâng cao kiến thức và củng cố sự nghiệp, chăm sóc nhà cửa và con cái yên ổn để chồng yên tâm, giữ gìn tiền bạc gia đình để kinh tế gia đình ổn định...
Cũng có thể tưởng tượng giống như “vợ là hậu phương chồng là tiền tuyến vậy”. Ngày nay có nhiều người tự ra ngoài kiếm tiền vì nghĩ giỏi giang hơn chồng, nhưng hệ quả của việc đó là lòng tự tôn của chồng bị tổn thương, gia đình không hạnh phúc hoặc hạnh phúc bề mặt, con cái không ai dạy dỗ sống trong sự cung phụng quá đáng về tiền bạc vật chất mà thiếu dạy dỗ thương yêu.
Quay lại vấn đề này, mình chồng nghèo là vấn đề rất lớn của người phụ nữ chỉ phụ thuộc vào chồng mà không có bất kỳ động thái nào khác. Chồng nghèo cũng là vấn đề lớn đối với những phụ nữ muốn hưởng thụ và xem vật chất là thước đo thành công và hạnh phúc.
Nếu thuộc trong những loại phụ nữ trên thì tốt hơn hết bằng mọi giá phải kiếm tấm chồng giàu. Còn mình, mình vẫn yêu anh chồng nghèo của mình.
Cơ chế phòng vệ của phụ nữ này
Phản ứng ngược: cô í giận chồng bất tài (“trách cứ chồng không tài giỏi như người khác”), nhưng không dám thừa nhận/ không nhận ra cơn giận với chồng. Thay vào đó, cô “vẫn yêu anh chồng nghèo”,và
Hợp lí hoá: lấy chồng nghèo cần dũng khí, đàn bà xây tổ ấm ....lòng chung thuỷ ....” và
Dìm hàng (devaluation) gọi những phụ nữ lấy chồng giàu là không bản lĩnh. Cô chỉ trích những phụ nữ đó là “tầm thường, không bản lĩnh, muốn hưởng thụ” (cô chuyển cơn giận chồng trong vô thức của cô ra bên ngoài (displacement).
Tại sao biết cô ấy đang tức giận? Thể hiện qua hành động công kích người khác. Người ta chỉ công kích người khác khi đang tức giận. Mà đối tượng của cơn giận của cô bị chuyển từ chồng sang người khác.
Qua 4 cơ chế phòng vệ đó, cô vẫn giữ cho gia đình yên ấm, cô không phải nhận ra cơn giận với chồng và cô vẫn cảm thấy tốt về bản thân cô.
(còn nữa)
https://www.mediafire.com/?8m9jp4h2qnfk69p
Thuật ngữ ‘phòng vệ’ chỉ về cách thức mà tâm trí loại bỏ những cảm xúc ra khỏi ý thức. Nhà trị liệu cần cố gắng hiểu được những cảm xúc của những thân chủ họ điều trị. Nhưng trong thực hành tâm lý, hiểu được những cảm xúc thường không đủ để giúp con người vượt qua những vấn đề của họ. Nhà trị liệu cần giải thích làm thế nào và tại sao những phòng vệ trong vô thức đang ngăn không cho họ nhận ra những cảm xúc khó chịu của họ. Thực tế thì hầu hết những khó khăn cảm xúc là kết quả của 1 sự kết hợp của những phòng vệ có vấn đề và những cảm xúc.
Với sự hiểu biết đầy đủ về những cơ chế phòng vệ có tính bệnh lý của họ, con người có thể hiểu được rõ ràng hơn về những ý nghĩa và những nguồn gốc của những hành vi vô lý, những triệu chứng và những thái độ của họ. Kiến thức đó thường giải tỏa những triệu chứng tâm bệnh đau khổ (ví dụ, trầm cảm và những ám sợ), và cho phép con người có những thay đổi có lợi trong cuộc sống của họ.
Có thể có vô số cơ chế phòng vệ - chứ không chỉ là 101 phòng vệ như trong sách mà tôi liệt kê. 2 nhà phân tâm lớn Anna freud và Charles Brenner đã nhấn mạnh rằng hầu hết mọi thứ đều có thể là 1 phòng vệ. Nhìn đi chỗ khác có thể là 1 phòng vệ (Renik, 1978, p.597). La hét với ai đó có thể là 1 phòng vệ. Chơi golf có thể là 1 phòng vệ. Tiết kiệm tiền cũng vậy. Hoặc ít nhất thì tất cả những hoạt động đó có thể bao gồm những phòng vệ. Bất kể đó là hoạt động thể chất hay tinh thần, nếu nó ngăn không cho bạn trải nghiệm về cảm xúc khó chịu, thì nó là phòng vệ.
Những cảm xúc có thể thoải mái hoặc khó chịu. Nhìn chung, chính những cảm xúc khó chịu gây ra cho con người những vấn đề bằng những phòng vệ kém thích nghi. Cụ thể là, những cảm xúc khó chịu (unpleasurable affects) được định nghĩa là sở hữu 2 yếu tố: 1 cảm giác (sensation) khó chịu và 1 ý nghĩ (thought) rằng 1 điều gì đó khủng khiếp sẽ xảy ra (“lo sợ”).
Chúng ta có thể mở rộng định nghĩa phòng vệ:
Những phòng vệ là những quá trình hoạt động tinh thần, là 1 quy tắc, loại bỏ 1 số yếu tố của những cảm xúc khó chịu khỏi ý thức – ý nghĩ, cảm giác, hoặc cả 2.
Sau đây là 1 số phòng vệ (trích trong sách) và những ví dụ mình lấy để phân tích về phòng vệ (là những tâm sự của độc giả trên các báo mạng)
Phòng vệ số 11. Phản ứng ngược (Reaction-Formation): bạn cảm nhận ngược lại. Ví dụ, bạn tỏ ra quá tử tế nên bạn không thể biết được bạn đang tức giận. (cảm xúc khó chịu ở đây: tức giận, đã bị loại bỏ khỏi ý thức. Ý thức của bạn không nhận ra sự tức giận của bạn).
PVS 15: turning on the self : bạn tức giận với người khác nhưng bạn lại chuyển cơn giận đó vào bản thân và tấn công bản thân.
PVS19. Chuyển dời (Displacement): giận cá chém thớt. Bạn có cảm xúc với 1 người nhưng lại chuyển nó sang người khác.
PVS42. Hợp lý hóa (Rationalization): Bạn viện những lí do để giải tỏa căng thẳng, thường là sau khi chối bỏ 1 số sự kiện thực tế.
PVS50. Dìm hàng (Devaluation) – Bạn xem thường người khác để bảo vệ lòng tự trọng của bạn.
Ví dụ 1: Gửi người đã chiếm đoạt tình yêu của tôi (nguồn: vnexpress)
Tôi không trách Hùng là kẻ cơ hội, lợi dụng lúc Lan say mà chiếm đoạt Lan. Lẽ ra Hùng cũng yêu Lan thì không nên làm thế. Nhưng sắp tới 2 người đã là vợ chồng rồi, Hùng hãy chăm sóc Lan, mang lại hạnh phúc cho Lan nhé.
Tôi tên Minh, năm nay 26 tuổi, có yêu một cô gái sinh năm 91. Chúng tôi đã quen và yêu nhau được gần 5 năm rồi. Tôi chờ đợi em học xong để tính chuyện xa hơn. Giờ đây em vừa ra trường thì cũng là lúc xảy ra chuyện. Chỉ vì một chút nóng giận của cả 2 mà chúng tôi rơi vào hoàn cảnh rất đau lòng.
Người tôi yêu rất xinh gái, nhưng cũng rất bướng bỉnh, hiếu thắng của một cô nàng 9x. Em yêu tôi nhưng vẫn có rất nhiều chàng trai khác theo đuổi, trong đó có Hùng, sinh năm 84. Gần đây chúng tôi xảy ra cãi nhau nhiều hơn. Trong một lần cãi nhau em đã rủ Hùng đi uống rượu bia, rồi xảy ra chuyện, có nằm mơ tôi cũng không nghĩ tới. Em đã có thai với Hùng vào chính đêm định mệnh đấy.
Giờ đây tôi và em đều ân hận vô cùng nhưng đã quá muộn. Em phải làm đám cưới với Hùng. Đau đớn thay em không yêu Hùng mà cưới chỉ vì cái thai đang lớn dần lên trong em. Chỉ vì tức giận, vì lòng hiếu thắng mà trở nên như thế này. Việc đã rồi, em đã làm lễ ăn hỏi và sắp tổ chức đám cưới. Tôi xin gửi tới Hùng:
"Tôi không trách Hùng là kẻ cơ hội, lợi dụng lúc Lan say mà chiếm đoạt Lan. Lẽ ra Hùng cũng yêu Lan thì không nên làm như thế, vì cho dù Lan có say thì Hùng cũng phải tỉnh chứ. Nhưng sắp tới 2 người đã là vợ chồng rồi, Hùng hay chăm sóc Lan, mang lại hạnh phúc cho Lan nhé. Lan yếu lắm, quen được chiều rồi, Hùng phải nhịn và chiều Lan đấy".
Hoàn cảnh của tôi thật đau đớn xót xa, tôi và Lan yêu nhau, nhiều lần 2 đứa đã dự định cho tương lai. Vậy mà bây giờ xảy ra nông nỗi này, trái tim tôi thật đau đớn, đầu tôi chỉ muốn phát điên lên thôi. Giờ tôi chỉ mong em có được hạnh phúc, vui vẻ bên Hùng. Vì nếu em mà đau khổ, cả đời này tôi không bao giờ tha thứ cho mình được. Nếu Hùng đọc được những dòng tâm sự này thì mong Hùng hãy hiểu và mang hạnh phúc tới cho Lan. Vì cả 2 ta rất yêu Lan mà.
Phân tích cơ chế phòng vệ của Minh
Thay vì tức giận với Lan và Hùng, cậu í đã tỏ ra quá tử tế (phòng vệ phản ứng ngược-reaction-Formation)(“không trách Hùng...Lan yếu lắm, hãy chiều cô ấy, mong cô hạnh phúc...”) Ta có thể tưởng tượng là Minh vô cùng tức giận với 2 người, nhưng bằng cơ chế phòng vệ phản ứng ngược đã ngăn không cho ý thức của cậu nhận ra cơn giận đó. Thay vào đó, cậu chuyển cơn giận vào bản thân (Turning on the self), đổ lỗi cho bản thân, trách mình vì nóng giận cãi nhau nên mới ra nông nỗi này.
Ví dụ 2: Lấy chồng nghèo, đàn bà thực sự cần có dũng khí
Nguồn: phunutoday
Mình nghĩ, giàu và nghèo các bạn thuận và yêu ai thì chọn người đó. Tuy nhiên, bạn có thể chọn những chàng trai nghèo cũng được. Nhưng nhất định chàng đó không được hèn hạ nha.
Ngay từ khi còn là con gái, mình cũng đã xác định, chồng mình có thể là người tài xế taxi hay đi xe ôm mà lo lắng và chăm chỉ kiếm tiền cho vợ con sẽ hơn hẳn những anh công tử bột nhà giàu mà nó coi vợ con như cái đinh gỉ trong mắt. Song, ngược lại, nếu chồng đã nghèo mà còn cờ bạc rượu chè, gái gú, lười làm việc thì đúng là cặn bã của xã hội.
Mình và chồng yêu nhau từ khi 2 đứa đang ngồi trên ghế nhà trường phổ thông trung học. Ngày đó, cả 2 đứa đang học lớp 12. Sau khi 2 đứa học xong đại học và có công ăn việc làm ổn định, mình và anh đã lấy nhau.
Nhà mình cũng không giàu có gì và nhà anh cũng càng không có hơn. Nói tóm lại trong một câu là nhà anh cũng nghèo. Hai đứa lấy nhau xong, vay mượn đông tây, vét lên vét xuống đặt cọc 10% tiền nhà còn đâu nợ.
Thế rồi hàng ngày 2 vợ chồng cứ cặm cụi đi làm. Hàng tháng trả nợ ngân hàng, thừa tí nào trả cố lên... Cũng may trời thương nên cho vợ chồng mình sức khỏe. Chồng mình cũng vậy, anh không thật thông minh nhưng chăm chỉ làm việc và chăn chỉ làm việc nhà.
Có những thời kỳ, kinh tế khó khăn, việc làm cũng bấp bênh và cho thu nhập kém. Vợ chồng cày đông cày Tây mà vẫn không đủ trả nợ. Rồi nhiều lúc chồng thất nghiệp dài dài. Bọn mình thì bị khủng hoảng thật sự, ăn tiêu phải dè xẻn cực luôn.
Cũng may, ngày đó vì lo kiếm tiến trả nợ tiền nhà nên hai đứa kế hoạch không sinh con. Chứ sinh con như vậy, vừa khổ con, vợ chồng lại không có cơ hội phấn đấu. Có những ngày tháng, vì phấn đấu mãi không thấy tiền, mình buồn chán, trách cứ chồng không tài giỏi như người khác. Rồi mình giật mình nhận ra, không nên như vậy, phải phấn đấu hơn nữa. Và vợ chồng phải giúp nhau đồng cam cộng khổ, gây dựng sự nghiệp.
Lòng chung thủy của người phụ nữ được thử thách khi trong tay người đàn ông của họ không có gì trong tay. Lòng chung thủy của người đàn ông được thử thách khi trong tay của anh ta đang có đủ mọi thứ.
Hiện, cuộc sống của vợ chồng minhg sau 4 năm lấy nhau đã bớt khó khăn. Cuộc sống tuy chỉ vừa đủ nhưng vẫn chưa có của để dành. Song chúng mình cũng có con, có nhà có xe, vẫn đi du lịch cùng nhau.
Là người trong cuộc mình thất, lấy chồng nghèo hay giàu miễn là vợ chồng yêu thương nhau là được.
Tình yêu không mua được bằng tiền. Nhưng khi bước vào cuộc sốn gia đình, không có tiền thì cuộc sống cũng gay go thử thách cái tình yêu ấy lắm. Nói chung chấp nhận lấy chống nghèo là một thử thách. Lấy nhau rồi cuộc sống khó khăn có còn chung thủy không đó là chuyện khác.
Bởi vì lòng chung thủy của người phụ nữ được thử thách khi trong tay người đàn ông của họ không có gì trong tay. Và ngược lại, lòng chung thủy của người đàn ông được thử thách khi trong tay của anh ta đang có đủ mọi thứ.
Lấy chồng nghèo thực sự cần có dũng khí. Nếu là một phụ nữ tầm thường thì nên cố gắng lấy tấm chồng giàu. Chồng nghèo cần lắm sự lo toan, động viên và hy sinh của người vợ. Không phải tự nhiên ông bà ta ngày xưa vẫn thường nói “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”.
Đàn bà xây tổ ấm không có nghĩa là chồng đưa tiền cho vợ rồi vợ mua sắm vật dụng trong nhà, nấu ăn và nuôi con. Mà ngược lại, chính là vợ hỗ trợ chồng kiếm tiền, giữ gìn sức khoẻ cho cả gia đình, tìm kiếm cơ hội cho chồng nâng cao kiến thức và củng cố sự nghiệp, chăm sóc nhà cửa và con cái yên ổn để chồng yên tâm, giữ gìn tiền bạc gia đình để kinh tế gia đình ổn định...
Cũng có thể tưởng tượng giống như “vợ là hậu phương chồng là tiền tuyến vậy”. Ngày nay có nhiều người tự ra ngoài kiếm tiền vì nghĩ giỏi giang hơn chồng, nhưng hệ quả của việc đó là lòng tự tôn của chồng bị tổn thương, gia đình không hạnh phúc hoặc hạnh phúc bề mặt, con cái không ai dạy dỗ sống trong sự cung phụng quá đáng về tiền bạc vật chất mà thiếu dạy dỗ thương yêu.
Quay lại vấn đề này, mình chồng nghèo là vấn đề rất lớn của người phụ nữ chỉ phụ thuộc vào chồng mà không có bất kỳ động thái nào khác. Chồng nghèo cũng là vấn đề lớn đối với những phụ nữ muốn hưởng thụ và xem vật chất là thước đo thành công và hạnh phúc.
Nếu thuộc trong những loại phụ nữ trên thì tốt hơn hết bằng mọi giá phải kiếm tấm chồng giàu. Còn mình, mình vẫn yêu anh chồng nghèo của mình.
Cơ chế phòng vệ của phụ nữ này
Phản ứng ngược: cô í giận chồng bất tài (“trách cứ chồng không tài giỏi như người khác”), nhưng không dám thừa nhận/ không nhận ra cơn giận với chồng. Thay vào đó, cô “vẫn yêu anh chồng nghèo”,và
Hợp lí hoá: lấy chồng nghèo cần dũng khí, đàn bà xây tổ ấm ....lòng chung thuỷ ....” và
Dìm hàng (devaluation) gọi những phụ nữ lấy chồng giàu là không bản lĩnh. Cô chỉ trích những phụ nữ đó là “tầm thường, không bản lĩnh, muốn hưởng thụ” (cô chuyển cơn giận chồng trong vô thức của cô ra bên ngoài (displacement).
Tại sao biết cô ấy đang tức giận? Thể hiện qua hành động công kích người khác. Người ta chỉ công kích người khác khi đang tức giận. Mà đối tượng của cơn giận của cô bị chuyển từ chồng sang người khác.
Qua 4 cơ chế phòng vệ đó, cô vẫn giữ cho gia đình yên ấm, cô không phải nhận ra cơn giận với chồng và cô vẫn cảm thấy tốt về bản thân cô.
(còn nữa)