10 trận đánh, chiến dịch nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ X – thế kỉ XX)

Trang Dimple

New member
Xu
38

10 trận đánh, chiến dịch nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ X – thế kỉ XX)

1. Trận Bạch Đằng (938) dưới sự lãnh đạo của Ngô Quyền, nhân dân ta đã làm nên trận đại thủy chiến đánh tan quân Nam Hán, kết thúc hơn 1.000 năm đô hộ của các triều đại phương Bắc, mở ra thời kì độc lập tự chủ lâu dài cho dân tộc.
Gdsgdgsdg.jpg




2. Trận Như Nguyệt (1077) dưới sự lãnh đạo của Lý Thường Kiệt, quân và dân Đại Việt đã làm thất bại cuộc xâm lược lần thứ 2 của quân Tống, giữ yên bờ cõi nước ta. Trước đó vào năm 1075, ông đã thực hiện kế sách “tiên phat chế nhân”, chỉ huy 10 vạn quân tấn công sang đất Tống (đánh vào 3 thàh Châu Ung, Châu Khâm và Châu Liêm), rồi rút về xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt, chuẩn bị đối phó với giặc
4.jpg

Ngã ba Xà, nơi từng diễn ra trận quyết chiến chiến lược chống giặc Tống trên sông Như Nguyệt.

3. Trận Đông Bộ Đầu (1258), dưới sự lãnh đạo của vua tôi nhà Trần, đứng đầu là Trần Thủ Độ, quân và dân ta đã làm thất bại cuộc xâm lược lần thứ nhất của quân Mông Cổ.
20120506-tu-binh-le-nguyen-den-dong-bo-dau-1.jpg


4. Trận Bạch Đằng (1288). Đây là trận đại thủy chiến thứ ba trên sông Bạch Đằng, do Hưng Đạo Vương – Trần Quốc Tuấn chỉ huy, đánh bại cuộc xâm lược lần thứ 3 của giặc Mông – Nguyên (Trận thủy chiến thứ 2 trên sông Bạch Đằng năm 981, dưới sự lãnh đạo của Lê Hoàn, đánh bại cuộc xâm lược lần thứ nhất quân Tống).
images.png


5. Trận Chi Lăng - Xương Giang (1427), dưới sự lãnh đạo của chủ tướng Lê Lợi – người đứng đầu cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh. Trận đánh đã tiêu diệt hơn 10 vạn quân Minh do tướng giặc Liễu Thăng chỉ huy. Trong trận này, Liễu Thăng cũng bị chém đầu. Trận đánh thắng lợi đã kết thúc 20 năm nước ta bị nhà Minh đô hộ, nhà Lê được thành lập (lịch sử gọi là hậu Lê để phân biệt với tiền Lê do Lê Hoàn sáng lập).
luoc_do_tran_chi_lang_-_xuong_giang_thang.jpg


6. Trận Rạch Gầm Xoài Mút (1785). Đây là trận quyết chiến chiến lược của quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy tiêu diệt 5 vạn quân Xiêm trên sông Tiền Giang, đoạn từ Rạch Gầm đến Xoài Mút, bảo vệ bờ cõi phía Nam của nước ta.
20140328033642000000-tranRGXM.jpg


7. Trận Ngọc Hồi - Đống Đa (1789), dưới sự lãnh đạo tài tình của Hoàng đế Quang Trung, tiêu diệt 29 vạn quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy. Trong trận này, nhiều tướng giặc của nhà Thanh bị giết tại trận, hoặc hoảng sợ đã phải tự vẫn, trong đó có tướng Sầm Nghi Đống sợ hãi đã thắt cổ trên gò Đống Đa.

quang_trung_dai_pha_quan_thanh_picture1_500.png
9-3bb26.jpg

8.Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954), gắn liền với vị tướng huyền thoại – Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Chiến dịch diễn ra qua 3 đợt (đợt 1 từ 13/3 đến 17/3, đợt 2 từ 30/3 đến 26/4 và đợt 3 từ 01/5 đến 7/5). Chiến dịch kết thúc thắng lợi, ta tiêu diệt và bắt sống 16.200 tên, trong đó có tướng Đờ-cát-tơ-ri. Chiến dịch Điện Biên Phủ là chiến dịch lớn nhất của quân và dân ta trong kháng chiến chống Pháp, buộc chúng phải ngồi vào bàn đàm phán và kí kết hiệp định Giơnevơ (ngày 21/71954) về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Đông Dương.
dbp06_kmwl.jpg
images940523_ChienThangDienBien040813.jpg

9.
Trận Điện Biên Phủ trên không (1972). Đây là trận đánh kéo dài 12 ngày đêm (từ 18/12 đến 29/12/1972), đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 của Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng và một số địa phương khác. Chỉ trong 12 ngày đêm, quân ta đã bắn rơi 81 máy bay Mĩ, trong đó có 34 chiếc B52 và 5 chiếc F111 cánh cụp, cánh xòe. Cùng với thắng lợi của cuộc tiến công chiến lược năm 1972 trên toàn chiến trường miền Nam, trận Điện Biên Phủ trên không là đòn chiến lược có ý nghĩa quyết định buộc Mỹ phải ký Hiệp định Pari, rút quân về nước.
Chien_thang_DBP_1.jpg
ngay-1812-bat-dau-12-ngay-dem-cua-chien-dich-dien-bien-phu-tren-khong.jpg


10.
Chiến dịch Hồ Chí Minh (1975). Đây là chiến dịch “thần tốc, táo bạo, bất ngờ”, là chiến dịch lớn nhất trong kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của dân tộc. Chiến dịch diễn ra diễn ra từ ngày 26/4 đến 30/4/1975 và giành thắng lợi nhanh chóng, đánh dấu kết thúc 21 năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 – 1975).
105d90250.jpeg

 
Sửa lần cuối:
Bãi cọc Bạch Đằng

Bãi cọc Bạch Đằng là các bãi cọc trên sông Bạch Đằng được sử dụng làm trận địa chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt, do Ngô Quyền khởi xướng vào năm 938 trong trận đại phá quân Nam Hán. Hiện nay có hai bãi cọc được phát hiện:

Một bãi cọc nằm trong một đầm nước giáp đê sông Chanh, thuộc Yên Giang, thị xã Quảng Yên, tỉnhQuảng Ninh. Bãi cọc này được phát hiện vào năm 1953 khi người dân trong vùng đào đất đắp đê. Bãi hiện còn hàng trăm cọc, một số cọc được cắm thẳng đứng, đa số cọc nằm chếch theo hướng đông 15°, cắm theo hình chữ "chi" (之). Cọc phần lớn bằng gỗ lim, gỗ táu, đầu dưới vát nhọn, đầu trên đã bị gãy. Độ dài trung bình các cọc từ 2mđến 2,8 m; có cọc dài tới 3,2 m. Phần cọc được vát nhọn dài từ 0,8 m đến 1 m. Đầu phía trên của cọc nằm dưới mặt đất khoảng 0,5 m đến trên 1,5 m. Toàn bộ bãi cọc đã được xây kè bảo vệ với diện tích 220 m2, trong đó có 42 cọc ở nguyên trạng khi phát hiện, sâu dưới bùn hơn 2 m, nhô cao từ 0,2 đến 2 m. Mật độ cọc ở nửa bãi phía nam là một cây mỗi 0,9 đến 1,2 m, nửa bãi phía bắc có một cây mỗi 1,5 đến 2,2 m.
50e44fda83-4-Bai-coc-Bach-Dang-phuong-Yen-G-3910-8599-1400952311.jpeg


Một bãi cọc phát hiện năm2005tại cánh đồng Vạn Muối (thuộcNam Hòa, thị xãQuảng Yên, Quảng Ninh), với hàng chục cây cọc trên một khu vực rộng 100 m, dài 300 m. Theo các nhà khoa học, người xưa đã dùng loại cọc đường kính 7 – 10 cm, to nhất là 20 – 22 cm, có cọc dài trên 2 m được cắm theo nhiều thế rất hiểm, thường xiên 45° theo một hướng.
4102010huyen2.jpg.jpg

Bãi cọc Bạch Đằng lần đầu tiên được tổ chức khai quật vào năm 1958, là bãi cọc Yên Giang nằm trong đầm nước xã Yên Giang. Cọc chủ yếu là gỗ lim có đường kính từ 20 - 30cm được cắm thẳng, khoảng cách giữa các cọc trung bình từ 0,9 - 1,5m, phần đầu cọc nhô lên đa phần bị gẫy xước do nước bào mòn mất phần giác gỗ.

TS Lê Thị Liên (Viện Khảo cổ học)
 
Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CHIẾN THẮNG
CHI LĂNG - XƯƠNG GIANG
chilang-1.jpg

Chiến thắng Chi Lăng-Xương Giang biểu thị sự nỗ lực phi thường của nghĩa quân Lam Sơn. và sự kết hợp chặt chẽ giữa quân đội dân tộc và nhân dân trong cuộc chiến tranh giải phóng. Đặc biệt nhân dân các làng quanh thành Xương Giang có công lớn giúp nghĩa quân trong khi hạ thành và bao vây tiêu diệt viện binh. Vì vậy, sau khi thắng lợi, nhà Lê đã lấy ruộng đất trong thành làm công điền chia cho dân làng. Việc giúp đỡ nhiệt tình và phối hợp tác chiến có hiệu quả của nhân dân địa phương dối với nghĩa quân là hình ảnh đẹp đẽ của cuộc chiến tranh nhân dân thời bấy giờ.

Chiến thắng Chi Lăng-Xương Giang còn chứng tỏ nghệ thuật quân sự điêu luyện và tài thao lược kiệt xuất của tổ tiên ta ở thế kỷ XV. Bộ chỉ huy nghĩa quân đã giải quyết đúng đắn và sáng tạo nhiều vấn dề chiến lược phức tạp chọn hướng chiến lược chính xác, sử dụng binh lực hợp lý và bày thế trận lợi hại. Trong ba khối quân chiến lược của địch - quân Liễu Thăng ở Lạng Sơn, quân Mộc Thạnh ở Tuyên Quang (Hà Giang bây giờ) và quân Vương Thông ở Đông Quan, Lê Lợi và Nguyễn Trãi đã chọn dạo quân Liễu Thăng làm mục tiêu quyết chiến. Tiêu diệt được đạo quân này là cơ bản đập tan được kế hoạch tăng viện của địch đồng thời cũng dễ dàng đánh tan được đạo quân Mộc Thạnh và bại quân Vương Thông.
tải xuống.jpg

Diễn biến từng trận đánh, từ trận đầu “đập gãy tiên phong” đến trận cuối “hẹn giữa tháng 10 diệt giặc”, đều thực hiện đúng nhiệm vụ và kế hoạch đã vạch trước. Trên quãng đường dài hơn 300 dặm (113 km) với non hiểm trở, sông nước cản ngăn, nghĩa quân đã vận động liên tục đánh địch. Trận nhử địch ở Pha Lũy, ải Lưu đã gây nhân tố bất ngờ, tạo thêm điều kiện cho quân ta chiến thắng giòn giã, tiêu diệt từng bộ phận sinh lực địch ở Chi Lăng, Cần Trạm, Phố Cát. Sau khi đã chặn đứng và bao vây quân địch ở Xương Giang, nghĩa quân đập tan đạo quân Mộc Thạnh rồi cuối cùng khép chặt vòng vây và dồn sức lại tổng công kích tiêu diệt sạch đạo viện binh Liễu Thăng. Thắng lợi này thúc đẩy thắng lợi khác, tác động lẫn nhau, tạo thành một dây chuyền nhiều trận tiến công liên tục chủ động với khí thế dũng cảm vô song. Phương châm chiến lược chung của khởi nghĩa Lam Sơn là “lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh”, nhưng trong những trận quyết chiến, bộ chỉ huy cố gắng tập trung binh lực, bảo đảm đánh rất mạnh, rất nhanh, thắng rất to lớn và triệt để. Đó là lối đánh làm cho quân địch “sạch sanh kình ngạc”, “tan tác chim muông”, bị thua như “đê vỡ phá tung”, “lá khô trút sạch”.

Trong chiến thắng Chi Lăng-Xương Giang, Lê Lợi-Nguyễn Trãi đã sử dụng tài tình những biện pháp chính trị để đánh địch. Phát huy chiến quả của thắng lợi trước nhằm uy hiếp và làm tan rã nhanh chóng tinh thần chiến dấu của địch ở các trận sau và cao hơn nữa, còn khiến cho cả đạo viện binh Mộc Thạnh không đánh mà tự bỏ chạy. Có thể nói, trên cơ sở tiến công bầng lực lượng quân sự kết hợp với những biện pháp chính trị, binh vận, đánh địch về mọi mặt là một trong những tư tưởng chỉ đạo chiến tranh sáng tạo của nghĩa quân Lam Sơn.

Chiến thắng Chi Lăng-Xương Giang, với ý nghĩa quyết định của nó, là một hình ảnh sinh động trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XV, biểu thị tập trung nhất ý chí và nghị lực, quyết tâm, tinh thần quyết chiến quyết thắng và trí thông minh sáng tạo của dân tộc ta. Chiến thắng lịch sử đó đã xóa bỏ 20 năm đô hộ tàn bạo của nhà Minh, mở ra những trang mới trong lịch sử dựng nước và giữ nước quang vinh của dân tộc:

Xã tắc từ đây bền vững,
Giang sơn từ đây đổi mới,
Càn khôn đã bĩ rồi lại thái,
Trời trăng đã mờ rồi lại trong.
Để mở nền muôn thuở thái bình .
Để rửa nỗi nghìn thu hổ thẹn.

phan-tich-tac-pham-binh-ngo-dai-cao.png

(Nguyễn Trãi - Bình Ngô đại cáo)
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top