rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Chúng ta thường cố gắng xử lý những trải nghiệm đau thương hoặc gây khó chịu bằng cách suy ngẫm về bản thân và suy nghĩ về chúng. Tuy nhiên, không phải tất cả các kiểu tự suy ngẫm đều lành mạnh và thích nghi về mặt tâm lý. Nghiền ngẫm về những sự kiện đau khổ và tái diễn chúng trong tâm trí chúng ta có thể là một việc mà nhiều người trong chúng ta làm nhưng nó đại diện cho một hình thức tự suy ngẫm không lành mạnh vì nó có những hậu quả nguy hại không ngờ - sau đây là 10 sự thật gây bất ngờ về sự nghiền ngẫm mà bạn cần biết:
1. Nghiền ngẫm không dẫn đến sự hiểu biết sâu sắc: Làm sống lại những sự kiện gây khó chịu trong tâm trí chúng ta lặp đi lặp lại không dẫn đến một sự hiểu biết tốt hơn về chúng. Nếu chúng ta muốn hiểu một chuyện gì đó thì chúng ta cần xử lý vấn đề bằng cách hỏi bản thân những câu hỏi về chuyện gì đã xảy ra và cố gắng nhìn nó từ một quan điểm khác. Khi chúng ta dành quá nhiều thời gian để nghiền ngẫm và không dành đủ thời gian để xử lý vấn đề:
2. Nghiền ngẫm có thể làm suy yếu khả năng ra quyết định và giải quyết vấn đề: Tái diễn những sự kiện gây đau khổ trong đầu óc có thể khiến chúng ta cảm thấy mình không có khả năng thay đổi chúng. Làm việc đó quá nhiều có thể khiến cảm giác đó trở nên phổ biến đến nỗi khi những vấn đề mới xuất hiện trong cuộc sống chúng ta, chúng ta có thể cảm thấy bất lực về chúng. Quả thật, các nghiên cứu phát hiện thấy thói quen nghiền ngẫm làm tăng cảm giác bất lực và giảm khả năng xử lý vấn đề của chúng ta. Nhưng có một cái giá trước mắt phải trả khi chúng ta nghiền ngẫm:
3. Nghiền ngẫm khơi mào lại nỗi đau cảm xúc của chúng ta: Nghĩ lại về lần bạn bị gãy chân sẽ không gây ra nỗi đau thân thể ở chân của bạn, nhưng nghiền ngẫm về những sự kiện gây phiền muộn sẽ làm bạn cảm thấy đau khổ. Ví dụ, nghĩ về một lần bạn cảm thấy bị từ chối có thể gợi lên nhiều nỗi đau cảm xúc mà bạn cảm nhận vào lúc ấy - vì vậy bạn thực sự làm bản thân tổn thương về mặt cảm xúc khi làm việc đó. Mặc cho thực tế đó:
4. Nghiền ngẫm về một sự kiện gây khó chịu có thể biến nó thành một vị khách không mời: Bạn càng nghĩ về một sự kiện gây khó chịu thì bạn càng tạo ra nhiều sự liên tưởng cho sự kiện đó, nó sẽ xuất hiện thường xuyên hơn trong đầu bạn và gây ra nỗi đau cảm xúc.
5. Nghiền ngẫm có thể trở thành chứng nghiện ngập: Thôi thúc nghiền ngẫm có thể làm bạn cảm thấy rất hấp dẫn. Chúng ta càng chiều theo thôi thúc này, thì càng có nhiều khả năng sự kiện gây khó chịu sẽ xuất hiện trong những ý nghĩ của chúng ta, và nhu cầu tái diễn nó dường như càng thôi thúc hơn. Kết quả là, nghiền ngẫm có thể trở nên rất quen thuộc, chúng ta có thể dành quá nhiều thời gian đi từ một ý nghĩ đau khổ này sang ý nghĩ muộn phiền khác, không ngạc nhiên khi:
6. Nghiền ngẫm có thể gây ra bệnh trầm cảm: Khi dành quá nhiều thời gian để tập trung vào những ý nghĩ tiêu cực và gây khó chịu, chúng ta bắt đầu phát triển bệnh trầm cảm. Thật vậy, nghiền ngẫm có thể kéo dài khoảng thời gian của những lúc trầm cảm khi chúng ta có chúng. Vấn đề khác đó là chúng ta có thể cố gắng kiểm soát nỗi đau cảm xúc của mình bằng cách làm một việc cũng gây hại tương đương:
7. Nghiền ngẫm có thể dẫn đến chứng nghiện rượu: Uống rượu để làm giảm những tác động của tâm trạng tồi tệ và sự bực bội của chúng ta là một ý tưởng tồi vì khi sự nghiền ngẫm của chúng ta trở nên tệ đi, chúng ta sẽ uống rượu nhiều hơn và theo thời gian có thể đặt chúng ta trước nguy cơ phát triển thành chứng nghiện rượu. Tuy nhiên, rượu không phải là cách duy nhất chúng ta có thể thử để kiểm soát những cảm xúc xoay tít của mình:
8. Nghiền ngẫm cũng có thể dẫn đến sự phát triển những chứng rối loạn ăn uống. Khi nhiều người trong chúng ta dùng thức ăn để kiểm soát những cảm xúc của mình, thì những người có xu hướng nghiền ngẫm đang đặt bản thân trước nguy cơ cao hơn phát triển một chứng rối loạn ăn uống khi chúng ta cho phép sự nghiền ngẫm trở nên quen thuộc và khi chúng ta có xu hướng kiểm soát nỗi đau cảm xúc của mình bằng thức ăn. Nhưng có thông tin mới còn tệ hơn:
9. Nghiền ngẫm đặt chúng ta trước nguy cơ phát triển bệnh tim mạch: Tập trung vào những sự kiện đau khổ kích hoạt những phản ứng stress tâm sinh lý của chúng ta và làm tăng hóc mon gây stress cortisol. Theo thời gian, nghiền ngẫm có thể đặt chúng ta trước nguy cơ phát triển bệnh tim mạch cao hơn. Cách tốt nhất để thay đổi thói quen nghiền ngẫm trong thực tế khá đơn giản—dù nó đòi hỏi sức mạnh ý chí:
10. Nghiền ngẫm có thể bị tấn công trước sự sao lãng: cách tốt nhất để làm suy yếu thôi thúc nghiền ngẫm là làm bản thân sao lãng trong khoảng 2 phút, sử dụng một nhiệm vụ đòi hỏi sự tập trung, như chơi một trò chơi đố ô chữ hoặc chơi một game trên điện thoại của chúng ta. Bằng cách phát triển một chính sách tuyệt đối không chấp nhận đối với sự nghiền ngẫm, chúng ta có thể nhanh chóng làm giảm sự khẩn cấp và tần suất của những ý nghĩ gây đau khổ của chúng ta và phục hồi trạng thái tinh thần của chúng ta.
Nguồn:
https://www.psychologytoday.com/blog/the-squeaky-wheel/201502/ten-surprising-facts-about-brooding