10 sai lầm thường mắc phải khi sử dụng smartphone

Văn Sử Địa

S.Moderator
Thành viên BQT
Xu
0
Những sai lầm sau đây thường bị “vô tình” mắc phải và gây ra kha khá rắc rối không đáng có.

Nếu bạn vẫn nghĩ chiếc smartphone chẳng qua cũng chỉ là một chiếc điện thoại thông thường dùng để giao tiếp hơn là một chiếc máy tính mini thì có lẽ là bạn đã nhầm. Lượng thông tin chúng ta lưu trữ trong smartphone ngày càng tăng lên: quyền truy cập đến tài khoản ngân hàng, địa chỉ email, danh bạ, mật khẩu,… Tuy nhiên, vấn đề gì cũng có hai mặt của nó, đây cũng chính là thời điểm chúng ta phải quan tâm nhiều hơn đến phương diện an toàn và riêng tư khi sử dụng điện thoại. Giải quyết được những vẫn đề sau đây bạn sẽ có thể thoải mái và tự tin hơn khi sử dụng smartphone.


1. Không sử dụng mật khẩu


10-sai-lam-thuong-mac-phai-khi-su-dung-smartphone.jpg

Mật khẩu cho điện thoại cũng giống hệt như một chú chó giữ nhà cho bạn.

Nếu bạn có thể “khóa” chiếc ví của mình, liệu bạn có làm không? Việc đặt mật khẩu cho chiếc điện thoại của bạn cũng hoạt động theo đúng như nguyên lý tên trộm – con chó: "Một chiếc điện thoại có mật khẩu sẽ làm nản lòng tên trộm và hắn sẽ chuyển sang một đối tượng khác dễ dàng hơn". Việc đánh cắp thông tin từ điện thoại không có mật khẩu luôn dễ dàng hơn phải mất thời gian cố gắng phá khóa đúng không nào?


2. Mua sắm trực tuyến bằng trình duyệt thay vì các ứng dụng shopping đặc thù


10-sai-lam-thuong-mac-phai-khi-su-dung-smartphone.jpg

Luôn sử dụng các ứng dụng chuyên dùng khi mua sắm qua điện thoại.

Nếu bạn đang phân vân mình sẽ mua hàng trên Amazon.com bằng trình duyệt web hay ứng dụng Amazon, đừng ngần ngại với lựa chọn thứ hai. Hầu hết các hãng mua sắm online đều có ứng dụng cho smartphone của riêng mình và những ứng dụng này đã được thiết kế để tối ưu hóa sự an toàn của bạn khi thực hiện giao dịch.


3. Luôn để chế độ đăng nhập vào tài khoản ngân hàng, PayPal, eBay,…

10-sai-lam-thuong-mac-phai-khi-su-dung-smartphone.jpg

Đăng xuất hoàn toàn sau khi bạn đã thực hiện xong công việc.

Việc để điện thoại luôn luôn đăng nhập vào tài khoản ngân hàng hay mua sắm chẳng khác gì vứt thẻ ATM của bạn với mã PIN chình ình trước mặt tên trộm. Sau khi thực hiện xong các giao dịch, hãy log out. Và nhớ rằng không bao giờ chọn chế độ lưu mật khẩu và tên người dùng vào trình duyệt. Có thể việc phải gõ lại chúng mỗi khi cần sử dụng là rất mất thời gian thế nhưng an toàn vẫn là trên hết. Hãy thử tưởng tượng điện thoại của bạn lọt vào tay một người có ý đồ xấu trong khi vẫn đăng nhập vào các loại tài khoản đó xem chuyện gì sẽ có thể xảy ra?


4. Tự động kết nối tới bất kì sóng Wi-Fi nào.

10-sai-lam-thuong-mac-phai-khi-su-dung-smartphone.png
Luôn thận trọng với các kết nối Wi-Fi.​

Không chỉ đối với smartphone, kể cả khi bạn dùng laptop hay tablet, hãy tắt chế độ tự động kết nối đến bất cứ sóng wi-fi nào ở gần. Nếu không, bằng các phần mềm chuyên dụng, hacker có thể dễ dàng thâm nhập vào cơ sở dữ liệu của bạn.


5. Luôn bật kết nối Bluetooth

10-sai-lam-thuong-mac-phai-khi-su-dung-smartphone.jpg

Tắt kết nối Bluetooth khi không cần thiết.

Đối với người dùng smartphone, các thuật ngữ như Bluejacking, Bluesnarfing hay Bluebugging chắc có lẽ không còn quá lạ lẫm nữa. Đây đều là những từ để diễn tả hành động một hacker tận dụng kết nối Bluetooth để thâm nhập trái phép vào điện thoại của bạn. Do đặc thù của kết nối Bluetooth, mối nguy hại này chỉ có khả năng xảy ra trong khoảng cách gần, vì thế, bạn nên đặc biệt chú ý đến loại kết nối này khi ở các địa điểm như sân bay, nhà ga, nhà hàng,… Hãy nhớ rằng chỉ mở Bluetooth khi cần thiết và tắt chúng đi khi xong việc. Tắt Bluetooth khi không cần thiết chẳng những giữ an toàn cho bạn mà còn góp phần tiết kiệm thời lượng sử dụng pin.


6. Không xóa bỏ cẩn thận các dữ liệu khỏi chiếc smartphone cũ

10-sai-lam-thuong-mac-phai-khi-su-dung-smartphone.jpg

Cẩn thận xóa mọi dữ liệu khi thay điện thoại.

Bạn chuẩn bị lên đời dế yêu và có nhu cầu nhượng lại chiếc điện thoại cũ? Hãy thực sự chú ý đến việc xóa bỏ các dữ liệu cá nhân của mình trước khi “chia tay” với dế cũ để tránh khỏi các phiền toái có thể xảy ra sau này.

Đối với iPhone, hãy vào Settings -> General -> Reset -> Erase All Content and Settings.

Đối với Android, bạn cũng có thể tìm thấy tùy chọn xóa dữ liệu ở Settings. Thế nhưng, đến đây, mọi chuyện trở nên rắc rối hơn một chút bởi mỗi loại điện thoại lại có một cách sắp xếp tùy chọn khác nhau. Hãy bình tĩnh và tìm đến tùy chọn “Factory Data Reset” để xóa bỏ dữ liệu.


7. Tải các ứng dụng “miễn phí” mà không miễn phí

10-sai-lam-thuong-mac-phai-khi-su-dung-smartphone.gif

Thận trọng khi tải về các ứng dụng “miễn phí”.

Một số ứng dụng tự gắn cho mình cái mác “miễn phí” để ngụy trang khỏi bộ mặt thật là những tên trộm dữ liệu. Một khi bạn tải chúng về tức là bạn đã cho phép chúng toàn quyền truy cập vào dữ liệu điện thoại của mình. Hãy tỉnh táo và thận trọng trước khi tải về bất cứ ứng dụng miễn phí nào bằng cách đọc review của những người dùng trước đó và tự đặt cho mình câu hỏi: “Ứng dụng này có đến từ một nhà cung cấp đáng tin cậy không?”.


8. Lưu các dữ liệu nhạy cảm trên điện thoại

10-sai-lam-thuong-mac-phai-khi-su-dung-smartphone.jpg

Hạn chế lưu các dữ liệu quan trọng trên smartphone.

Rất nhiều người lưu các thông tin như mật khẩu, mã PIN, tài khoản ngân hàng,… ngay trên chiếc smartphone. Đó có thể là một tài liệu được lưu trong máy hay một email trong hộp thư. Tuy nhiên, có thể bạn không biết rằng các dữ liệu trên điện thoại rất dễ để tìm ra và lấy cắp. Đáng tiếc hơn, nhiều người thậm chí còn hớ hênh đặt tên tệp tin đó là “mật khẩu” nữa. Hãy nhớ rằng, smartphone không phải là một nơi an toàn lý tưởng để lưu các thông tin quan trọng.


9. Không xóa lịch sử trình duyệt

10-sai-lam-thuong-mac-phai-khi-su-dung-smartphone.png

Hãy giữ thói quen thường xuyên xóa lịch sử web.

Không thường xuyên xóa lịch sử truy cập trình duyệt cũng nguy hiểm chẳng kiếm gì luôn để chế độ đăng nhập vào tài khoản ngân hàng cả. Chỉ một vài bước đơn giản, tên hacker đã có thể lấy được thông tin của bạn, ăn trộm tiền và gây ra hàng đống các phiền toái khác.

Đối với điện thoại iOS, bạn có thể xóa lịch sử truy cập bằng cách tìm nút “History” trong trình duyệt Safari sau đó nhấn nút “Clear” và “Clear History”. Ở nền tảng Android, bạn hãy vào Settings, vào Privacy và chọn một trong các tùy chọn: Clear history, Clear cache, Clear all cookie data, Clear form data, và Clear location access để xóa các loại thông tin khác nhau.


10. Không cài đặt ứng dụng xóa dữ liệu từ xa

10-sai-lam-thuong-mac-phai-khi-su-dung-smartphone.jpg
Ứng dụng cho phép định vì và xóa dữ liệu từ xa.​

Có rất nhiều các ứng dụng và dịch vụ cho phép bạn định vị chiếc điện thoại đồng thời xóa sạch dữ liệu từ xa trong trường hợp điện thoại bị lấy cắp. Với một hacker am hiểu công nghệ, việc gỡ bỏ chúng không gây ra quá nhiều khó khăn, nhưng đây cũng là một biện pháp bảo vệ cần thiết đối với bất cứ người dùng smartphone nào.


TTVN-Theo Mask​


 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top