rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Sau đây là 10 mẹo để vượt qua sự trì hoãn, dựa trên khoa học:
1. Bắt đầu với việc dễ dàng
Mẹo đầu tiên là bắt đầu với bất kì việc gì dễ dàng, có thể quản lý được và không làm tâm trí bạn khiếp sợ.
Điều tuyệt vời là sau khi hành động, bạn bắt đầu tạo được đà và những việc khó hơn có thể trôi chảy.
Mẹo này dựa vào hiệu ứng Zeigarnik: phát hiện thấy những công việc còn dang dở thì đọng lại trong trí nhớ.
Một nhiệm vụ không thể là dang dở cho đến khi bạn bắt đầu làm nó.
2. Bắt đầu ở bất kỳ nơi đâu
Vấn đề với mẹo số 1 là bạn có thể thấy khó khăn xác định được nơi để bắt đầu: công việc đó có thể có nhiều phần dễ dàng, hoặc bạn có thể khó mà xác định nên làm phần nào và phần nào không nên làm.
Việc lên kế hoạch có thể giúp bạn, nhưng lên kế hoạch cũng là một cái bẫy.
Lên kế hoạch quá nhiều và không có đủ hành động thực tế là một hình thức khác của sự trì hoãn.
Hãy học từ các nhà văn, họa sỹ và những người sáng tạo: hãy bắt đầu ở bất kỳ nơi đâu!
Bạn có thể lãng phí ở phần việc mà bạn bắt đầu làm, nhưng ít nhất thì nó cũng khiến bạn bước vào công việc.
3. Nhận ra những lý do bào chữa
Đây là vài lý do bào chữa mà các nhà tâm lý phát hiện thấy ở mọi người:
Không có tâm trạng để làm việc.
Tin là bạn sẽ làm việc tốt hơn dưới áp lực.
Nghĩ rằng bạn có thể hoàn thành việc đó vào phút cuối.
Đổ lỗi cho bệnh tật hoặc sức khỏe kém.
Đợi đến thời điểm thích hợp.
Nhận ra bất kì điều gì được bày tỏ như một lý do bào chữa và gọi tên nó. Nó là điều tự nhiên, nhưng nó cũng sẽ ngăn cản bạn đi đến bất kì nơi đâu.
4. Tăng giá trị
Một nguyên nhân lớn của sự trì hoãn là không đánh giá đủ cao về mục tiêu.
Nếu chúng ta không đánh giá cao mục tiêu nào đó thì chúng ta sẽ không có động lực để làm.
Đôi lúc thì mục tiêu gây khó chịu hoặc không thoải mái và chúng ta cần có siêu động lực để thực hiện nó.
Lau nhà là một ví dụ hay về một công việc mà mọi người thường trì hoãn. Giá trị của công việc này có thể được tăng lên bằng cách biến nó thành một trò chơi.
Đối với bất kỳ nhiệm vụ nào, hãy nghĩ về lý do tại sao nó quan trọng và cố gắng tăng giá trị của nhiệm vụ đó trong tâm trí chúng ta, sẽ giúp chống lại sự tước bỏ động cơ thực hiện.
Một cách khác để làm tăng giá trị là nghĩ về những cái giá phải trả khi không hoàn thành nhiệm vụ. Liệu điều đó có làm nhiệm vụ trở nên giá trị hơn không?
5. Tính cách trì hoãn
Một số người bẩm sinh là người hay trì hoãn. Những người đó dễ dàng bị sao lãng, bốc đồng và có sự kiểm soát bản thân kém.
Tin xấu là bạn không thể thay đổi tính cách của bạn (không nhiều).
Tin tốt là bạn có thể thay đổi môi trường sống của bạn.
Bạn có thể đặt bản thân trong một môi trường mà ở đó có ít yếu tố gây sao lãng hơn, ít cám dỗ hơn.
Sự trì hoãn có xu hướng xuất hiện khi bạn phải dừng lại và suy nghĩ.
Bạn càng có tính cách trì hoãn, thì môi trường của bạn càng cần phù hợp với bạn để hoàn thành nhiệm vụ.
6. Xuất hiện
Đó là vì khi bạn mong đợi một dự án là khó khăn hoặc khó hoàn thành, thì khi đó bạn có thể trì hoãn.
Nhưng, chỉ có một cách đáng tin để làm tăng những mong đợi về thành công và đó là bằng cách trải nghiệm thành công.
Nhưng, nếu không bắt đầu làm thì bạn không thể trải nghiệm thành công. Bạn ít ra phải làm để xác định liệu bạn có thể làm nó không.
7. Suy nghĩ cụ thể
Sau đây là 2 cách để nghĩ về một nhiệm vụ:
Trừu tượng: Thật tuyệt làm sao khi viết được một bài hát bộc lộ cảm xúc của tôi về tình trạng thế giới hiện nay?
Cụ thể: Bước đầu tiên là gì?
Khi bạn bắt đầu làm một nhiệm vụ, tốt hơn là nghĩ về những bước cụ thể mà bạn sẽ làm, hơn là những ý tưởng và mục tiêu trừu tượng.
Suy nghĩ cụ thể giúp bạn bắt đầu hành động.
8. Đừng dựa vào trí nhớ
Đôi lúc sự trì hoãn không phải là một việc làm cố ý mà nó liên quan đến những sự thất bại của trí nhớ.
Giải pháp cho vấn đề này là: viết nó ra.
Không quan trọng bạn lập danh sách việc cần làm như thế nào hoặc bạn khắc nó trên một cái cây nếu bạn thích – chừng nào nó là một cái cây mà bạn đi qua hằng ngày.
Chỉ cần đừng dựa vào trí nhớ của bạn. Ít nhất là cho đến khi bạn hình thành được một thói quen không dựa vào trí nhớ và bạn bắt đầu thực hiện công việc một cách tự động hóa.
9. Tránh suy nghĩ/phân tích quá nhiều
Những hoài nghi sẽ xuất hiện ngay cả ở người tự tin nhất. Điều không may là, sự hoài nghi gây ra sự trì hoãn.
Đây là một mẹo nhỏ: hãy hoài nghi những hoài nghi của bạn.
Một cách dễ dàng để làm điều đó là không tán đồng khi nghĩ về những ý nghĩ tiêu cực đó.
Điều này nghe có vẻ trẻ con, nhưng theo một nghiên cứu thì nó có thể giúp người thường xuyên nghi ngờ.
Ngoài ra còn có những kiểu suy nghĩ/phân tích quá nhiều gây nguy hiểm:
Suy nghĩ tất cả-hoặc-không có gì,
Những tiêu chuẩn cao không thể làm được,
Bi thảm hóa (suy nghĩ về mọi việc sẽ trở thành một thảm họa).
Hãy nhận ra khi nào chúng ta đang lãng phí năng lượng tinh thần hơn là bắt đầu thực hiện một nhiệm vụ trước mắt có thể hữu ích.
10. Tha thứ cho bản thân
Đôi lúc công việc là quá khó, nó sẽ tốn nhiều thời gian, bạn thực sự không có thời gian, hoặc nó không đáng làm.
Hãy tha thứ cho bản thân.
Đây là một tác động tuyệt vời của sự tha thứ cho bản thân: một nghiên cứu phát hiện thấy nó có thể giúp bạn thoát khỏi chu kỳ của sự trì hoãn.
Các tác giả của nghiên cứu nói:
“…tha thứ cho bản thân vì trì hoãn có tác động có lợi trong việc làm giảm sự trì hoãn sau này bằng cách làm giảm tác động tiêu cực đi cùng với kết quả của một sự kiểm tra.”
Nói cách khác: tha thứ cho bản thân vì trì hoãn làm bạn cảm thấy tốt hơn về nhiệm vụ, và có thể cố gắng làm lại trong tương lai.
Nguồn: https://www.spring.org.uk/2014/03/10-foolproof-tips-for-overcoming-procrastination.php
1. Bắt đầu với việc dễ dàng
Mẹo đầu tiên là bắt đầu với bất kì việc gì dễ dàng, có thể quản lý được và không làm tâm trí bạn khiếp sợ.
Điều tuyệt vời là sau khi hành động, bạn bắt đầu tạo được đà và những việc khó hơn có thể trôi chảy.
Mẹo này dựa vào hiệu ứng Zeigarnik: phát hiện thấy những công việc còn dang dở thì đọng lại trong trí nhớ.
Một nhiệm vụ không thể là dang dở cho đến khi bạn bắt đầu làm nó.
2. Bắt đầu ở bất kỳ nơi đâu
Vấn đề với mẹo số 1 là bạn có thể thấy khó khăn xác định được nơi để bắt đầu: công việc đó có thể có nhiều phần dễ dàng, hoặc bạn có thể khó mà xác định nên làm phần nào và phần nào không nên làm.
Việc lên kế hoạch có thể giúp bạn, nhưng lên kế hoạch cũng là một cái bẫy.
Lên kế hoạch quá nhiều và không có đủ hành động thực tế là một hình thức khác của sự trì hoãn.
Hãy học từ các nhà văn, họa sỹ và những người sáng tạo: hãy bắt đầu ở bất kỳ nơi đâu!
Bạn có thể lãng phí ở phần việc mà bạn bắt đầu làm, nhưng ít nhất thì nó cũng khiến bạn bước vào công việc.
3. Nhận ra những lý do bào chữa
Đây là vài lý do bào chữa mà các nhà tâm lý phát hiện thấy ở mọi người:
Không có tâm trạng để làm việc.
Tin là bạn sẽ làm việc tốt hơn dưới áp lực.
Nghĩ rằng bạn có thể hoàn thành việc đó vào phút cuối.
Đổ lỗi cho bệnh tật hoặc sức khỏe kém.
Đợi đến thời điểm thích hợp.
Nhận ra bất kì điều gì được bày tỏ như một lý do bào chữa và gọi tên nó. Nó là điều tự nhiên, nhưng nó cũng sẽ ngăn cản bạn đi đến bất kì nơi đâu.
4. Tăng giá trị
Một nguyên nhân lớn của sự trì hoãn là không đánh giá đủ cao về mục tiêu.
Nếu chúng ta không đánh giá cao mục tiêu nào đó thì chúng ta sẽ không có động lực để làm.
Đôi lúc thì mục tiêu gây khó chịu hoặc không thoải mái và chúng ta cần có siêu động lực để thực hiện nó.
Lau nhà là một ví dụ hay về một công việc mà mọi người thường trì hoãn. Giá trị của công việc này có thể được tăng lên bằng cách biến nó thành một trò chơi.
Đối với bất kỳ nhiệm vụ nào, hãy nghĩ về lý do tại sao nó quan trọng và cố gắng tăng giá trị của nhiệm vụ đó trong tâm trí chúng ta, sẽ giúp chống lại sự tước bỏ động cơ thực hiện.
Một cách khác để làm tăng giá trị là nghĩ về những cái giá phải trả khi không hoàn thành nhiệm vụ. Liệu điều đó có làm nhiệm vụ trở nên giá trị hơn không?
5. Tính cách trì hoãn
Một số người bẩm sinh là người hay trì hoãn. Những người đó dễ dàng bị sao lãng, bốc đồng và có sự kiểm soát bản thân kém.
Tin xấu là bạn không thể thay đổi tính cách của bạn (không nhiều).
Tin tốt là bạn có thể thay đổi môi trường sống của bạn.
Bạn có thể đặt bản thân trong một môi trường mà ở đó có ít yếu tố gây sao lãng hơn, ít cám dỗ hơn.
Sự trì hoãn có xu hướng xuất hiện khi bạn phải dừng lại và suy nghĩ.
Bạn càng có tính cách trì hoãn, thì môi trường của bạn càng cần phù hợp với bạn để hoàn thành nhiệm vụ.
6. Xuất hiện
Đó là vì khi bạn mong đợi một dự án là khó khăn hoặc khó hoàn thành, thì khi đó bạn có thể trì hoãn.
Nhưng, chỉ có một cách đáng tin để làm tăng những mong đợi về thành công và đó là bằng cách trải nghiệm thành công.
Nhưng, nếu không bắt đầu làm thì bạn không thể trải nghiệm thành công. Bạn ít ra phải làm để xác định liệu bạn có thể làm nó không.
7. Suy nghĩ cụ thể
Sau đây là 2 cách để nghĩ về một nhiệm vụ:
Trừu tượng: Thật tuyệt làm sao khi viết được một bài hát bộc lộ cảm xúc của tôi về tình trạng thế giới hiện nay?
Cụ thể: Bước đầu tiên là gì?
Khi bạn bắt đầu làm một nhiệm vụ, tốt hơn là nghĩ về những bước cụ thể mà bạn sẽ làm, hơn là những ý tưởng và mục tiêu trừu tượng.
Suy nghĩ cụ thể giúp bạn bắt đầu hành động.
8. Đừng dựa vào trí nhớ
Đôi lúc sự trì hoãn không phải là một việc làm cố ý mà nó liên quan đến những sự thất bại của trí nhớ.
Giải pháp cho vấn đề này là: viết nó ra.
Không quan trọng bạn lập danh sách việc cần làm như thế nào hoặc bạn khắc nó trên một cái cây nếu bạn thích – chừng nào nó là một cái cây mà bạn đi qua hằng ngày.
Chỉ cần đừng dựa vào trí nhớ của bạn. Ít nhất là cho đến khi bạn hình thành được một thói quen không dựa vào trí nhớ và bạn bắt đầu thực hiện công việc một cách tự động hóa.
9. Tránh suy nghĩ/phân tích quá nhiều
Những hoài nghi sẽ xuất hiện ngay cả ở người tự tin nhất. Điều không may là, sự hoài nghi gây ra sự trì hoãn.
Đây là một mẹo nhỏ: hãy hoài nghi những hoài nghi của bạn.
Một cách dễ dàng để làm điều đó là không tán đồng khi nghĩ về những ý nghĩ tiêu cực đó.
Điều này nghe có vẻ trẻ con, nhưng theo một nghiên cứu thì nó có thể giúp người thường xuyên nghi ngờ.
Ngoài ra còn có những kiểu suy nghĩ/phân tích quá nhiều gây nguy hiểm:
Suy nghĩ tất cả-hoặc-không có gì,
Những tiêu chuẩn cao không thể làm được,
Bi thảm hóa (suy nghĩ về mọi việc sẽ trở thành một thảm họa).
Hãy nhận ra khi nào chúng ta đang lãng phí năng lượng tinh thần hơn là bắt đầu thực hiện một nhiệm vụ trước mắt có thể hữu ích.
10. Tha thứ cho bản thân
Đôi lúc công việc là quá khó, nó sẽ tốn nhiều thời gian, bạn thực sự không có thời gian, hoặc nó không đáng làm.
Hãy tha thứ cho bản thân.
Đây là một tác động tuyệt vời của sự tha thứ cho bản thân: một nghiên cứu phát hiện thấy nó có thể giúp bạn thoát khỏi chu kỳ của sự trì hoãn.
Các tác giả của nghiên cứu nói:
“…tha thứ cho bản thân vì trì hoãn có tác động có lợi trong việc làm giảm sự trì hoãn sau này bằng cách làm giảm tác động tiêu cực đi cùng với kết quả của một sự kiểm tra.”
Nói cách khác: tha thứ cho bản thân vì trì hoãn làm bạn cảm thấy tốt hơn về nhiệm vụ, và có thể cố gắng làm lại trong tương lai.
Nguồn: https://www.spring.org.uk/2014/03/10-foolproof-tips-for-overcoming-procrastination.php