10 kiểu suy nghĩ của tội phạm

rubi_mos2002

New member
Xu
0
image44.jpg



Cục quản lý nhà tù Minnesota và tổ chức Hazelden đã xác định được 10 kiểu suy nghĩ tội phạm trong A New Direction: A Cognitive-Behavioral Treatment Curriculum và chúng không đen tối hoặc kỳ dị như bạn tưởng. Thoạt đầu, nhiều kiểu suy nghĩ đó thậm chí được xem là phổ biến trong nền văn hoá ngày nay.


Bạn có muốn biết những ý nghĩ của bạn có thể giống tội phạm không?


Hãy đọc các câu sau, ghi chú liệu bạn đồng ý hay không đồng ý với mỗi câu. Khi bạn hoàn thành, hãy đọc những phát hiện của các nhà nghiên cứu.


1. Tôi có xu hướng trở thành một nạn nhân của những ý tưởng bất chợt của những người khác. Bạn bè, gia đình, sếp, và/hoặc chính phủ thực sự tạo ra sự lộn xộn trong tôi ngày nay.


2. Tôi đã làm những việc trong cuộc sống mà những người khác khinh thường tôi, như ăn trộm, bán ma tuý hoặc đánh nhau, nhưng tôi vẫn là một người tốt.


3. Tôi hành động cứng rắn, dù tôi chưa bao giờ thú nhận điều đó, tôi sợ bị phát hiện.


4. Để thành công không đòi hỏi nhiều nỗ lực, thời gian hoặc công sức. Tôi thực sự thích ý tưởng "làm giàu nhanh".


5. Không có ai hiểu được những chuyện mà tôi từng trải qua. Tôi đã sống một cuộc đời cam go, khắc nghiệt, đã trao cho tôi trải nghiệm tốt hơn về sự việc hơn những người khác.


6. Những quy tắc và luật lệ chỉ dành cho người khác. Tôi có xu hướng làm mọi việc theo cách của riêng tôi.


7. Mọi người luôn nói với tôi rằng tôi nên học từ những sau lầm của tôi và lên kế hoạch cho tương lai của tôi. Không phải tôi, tôi sống cho ngày hôm nay.


8. Nói thật, tôi thích nhìn thấy người khác sợ hãi hoặc bị đe doạ bởi tôi.


9. Tôi là một người tìm kiếm cảm giác mạnh, ly kì, giật gân. Tôi sống vì sự phấn khích- trách nhiệm không dành cho tôi.


10. Tôi có xu hướng sở hữu những vật dụng của tôi và những người xung quanh tôi, nhưng tôi tức giận khi người khác không chia sẻ những đồ vật tốt của họ với tôi.




Tất cả các câu, 1-10, là những ví dụ về những kiểu suy nghĩ của tội phạm được xác định bởi Cục quản lý nhà tù Minnesota và tổ chức Hazelden trong A New Direction: A Cognitive-Behavioral Treatment Curriculum. Bạn có ngạc nhiên không?


Câu (1) nói: Tôi có xu hướng trở thành một nạn nhân của những ý tưởng bất chợt của những người khác. Bạn bè, gia đình, sếp, và/hoặc chính phủ thực sự tạo ra sự lộn xộn trong tôi ngày nay. Câu này phản ảnh tốt nhất kiểu suy nghĩ "Thái độ Nạn nhân" của tội phạm. Những người có thái độ nạn nhân có xu hướng đổ lỗi cho những người khác về những vấn đề, rắc rối của họ và thường không chịu trách nhiệm cho những hành vi của họ. Họ cũng có thể tạo ra những lý do biện hộ cho hành vi cuả họ (ví dụ, "tôi chỉ lừa dối vợ tôi vì tôi bị tổn thương sau khi cô ta ngoại tình"). Thất bại trong việc chịu trách nhiệm cho những lựa chọn của riêng họ đã ngăn cản họ nhìn nhận bản thân một cách khách quan.


Câu (2) nói: Tôi đã làm những việc trong cuộc sống mà những người khác khinh thường tôi, như ăn trộm, bán ma tuý hoặc đánh nhau, nhưng tôi vẫn là một người tốt. Câu này phản ánh tốt nhất về kiểu suy nghĩ "Người Tốt" của tội phạm. Người có thái độ này có xu hướng bỏ qua những hành vi tiêu cực của họ khi đánh giá về bản thân họ (ví dụ, "Vậy điều gì xảy ra nếu tôi nói dối một chút về chuyện đóng thuế của tôi. Tôi chỉ dùng số tiền có thêm đó để hỗ trợ cho gia đình tôi và cho họ cuộc sống mà họ thích.) Giống như Thái độ nạn nhân, kiểu suy nghĩ này ngăn cản sự thay đổi tích cực bằng cách che khuất sự tự đánh giá khách quan.


Câu (3) nói: Tôi hành động cứng rắn, dù tôi chưa bao giờ thú nhận điều đó, tôi sợ bị phát hiện. Câu này minh hoạ cho kiểu suy nghĩ "Sợ bị vạch trần". Những người có kiểu suy nghĩ này có xu hướng có lòng tự trọng thấp và sợ nhân cách thật của họ. Họ có thể bảo vệ cho hình ảnh của họ và giữ khoảng cách với người khác.


Câu (4) nói: Để thành công không đòi hỏi nhiều nỗ lực, thời gian hoặc công sức. Tôi thực sự thích ý tưởng "làm giàu nhanh". Câu này minh hoạ cho kiểu suy nghĩ " Nỗ lực chọn lọc" của tội phạm. Những người đó có xu hướng tương đối lười biếng với ít tinh thần trách nhiệm. Phần lớn nỗ lực của họ bị cột chặt vào việc tìm ra những cách thức mới để kiếm tiền dễ dàng. Họ không có khả năng lập những kế hoạch hoặc mục tiêu dài hạn như đi học đại học hoặc những chương trình huấn luyện nghề nghiệp.


Câu (5) nói: Không có ai hiểu được những chuyện mà tôi từng trải qua. Tôi đã sống một cuộc đời cam go, khắc nghiệt, đã trao cho tôi trải nghiệm tốt hơn về sự việc hơn những người khác. Câu này phản ánh tốt nhất về kiểu suy nghĩ "Người vô song, độc nhất", những người suy nghĩ kiểu tội phạm này tin rằng anh ta là người đặc biệt và khác biệt với những người khác. Họ cũng có thể tin rằng các quy tắc không áp dụng cho họ. Kiểu suy nghĩ này có vẻ có một số điểm giống với các lý thuyết của David Elkind về tính cho mình là trung tâm của thanh niên, "bịa đặt cá nhân" (tôi là người độc đáo, duy nhất) và "bịa đặt về sự vô địch" (tôi là vô địch, không thể bị đánh bại), do đó cho thấy một sự chưa trưởng thành trong nhận thức của người suy nghĩ kiểu tội phạm.

Câu (6) nói: Những quy tắc và luật lệ chỉ dành cho người khác. Tôi có xu hướng làm mọi việc theo cách của riêng tôi. Câu này là một ví dụ khác của lối suy nghĩ "Người vô song, duy nhất" của tội phạm.


Câu (7) nói: Mọi người luôn nói với tôi rằng tôi nên học từ những sau lầm của tôi và lên kế hoạch cho tương lai của tôi. Không phải tôi, tôi sống cho ngày hôm nay. Câu này phản ánh tốt nhất về kiểu suy nghĩ "Quan điểm thiếu-thời gian" và những ai có quan điểm này thì có xu hướng không học hỏi gì từ những lỗi lầm của họ. Những người thân của họ có thể cảm thấy thất vọng với họ vì họ không nhìn thấy bức tranh tổng thể và họ có xu hướng chỉ biết đến hôm nay. Họ có xu hướng sống vô trách nhiệm và dường như không biết được vị trí thực sự của họ trong cuộc sống (ví dụ, một phụ nữ thất nghiệp mua một chiếc xe hơi xa xỉ mới sau khi chiếc xe cũ của cô bị lấy lại.)


Câu (8) nói: Nói thật, tôi thích nhìn thấy người khác sợ hãi hoặc bị đe doạ bởi tôi. Nó cho thấy kiểu suy nghĩ "Dùng quyền lực để kiểm soát" của tội phạm. Các nhà nghiên cứu nói rằng nó bị thúc đẩy bởi tính ích kỷ và có thể được dùng khi "Thái độ Nạn nhân" không mang lại cho người đó thứ mà y muốn từ người khác. Họ dùng cách hăm doạ, đe doạ hoặc thậm chí vũ lực để có thứ họ muốn. Gây ra nỗi sợ hãi ở người khác có thể làm tăng lòng tự trọng của họ và mang lại cho họ cảm giác họ được tôn trọng.


Câu (9) nói: Tôi là một người tìm kiếm cảm giác mạnh, ly kì, giật gân. Tôi sống vì sự phấn khích- trách nhiệm không dành cho tôi. Câu này minh hoạ tốt nhất cho kiểu suy nghĩ "Tìm kiếm sự phấn khích trước tiên" của tội phạm, ưu tiên hàng đầu của họ là chống lại cảm giác buồn chán. Họ có xu hướng thích giao du và hầu như chưa từng ở một mình. Giống như kiểu suy nghĩ "Quan điểm thiếu-thời gian" và "Nỗ lực chọn lọc", kiểu suy nghĩ này xa lánh tính trách nhiệm. Đối với những người đó, sống có trách nhiệm và lên kế hoạch cho tương lai được xem là buồn chán và do đó phải né tránh.


Câu (10) nói: Tôi có xu hướng sở hữu những vật dụng của tôi và những người xung quanh tôi, nhưng tôi tức giận khi người khác không chia sẻ những đồ vật tốt của họ với tôi. Câu này là một ví dụ của "Thái độ sở hữu" và theo các nhà nghiên cứu, là một kiểu suy nghĩ của tội phạm ở đó người đó có "những ranh giới một chiều" khi quan hệ với người khác. Điều này cho thấy sự đặc quyền và tính ích kỷ (ví dụ, một người đàn ông mong đợi bạn gái đối xử với anh ta đặc biệt và mua quà cho anh nhưng từ chối đền đáp).




* Lưu ý, bài test này chỉ có giá trị giải trí, nó không được dùng để khuyên, chẩn đoán hoặc điều trị.


Nguồn: Minnesota Department of Corrections & The Hazelden Foundation. (2002). A new direction: A cognitive-behavioral treatment curriculum. Center City, MN: Hazelden Publishing.


Rubi dịch
Nguồn: https://www.psychologytoday.com/blog/take-all-prisoners/200910/could-your-thoughts-be-criminal-part-ii
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top