Kuin Sukoagoa
Yêu
- Xu
- 0
Tết tựa như “trạm nghỉ” giữa chặng đường dài, là dịp nghỉ ngơi, vui vẻ cùng gia đình bạn bè sau cả năm dài bận rộn. Tuy nhiên, các chuyên gia nhắc nhở nên sinh hoạt điều độ, không quên phòng bệnh bảo vệ sức khỏe, để có một cái Tết bình an, vui vẻ.
1. Người bị bệnh gan nên kiêng rượu
Người mắc bệnh gan uống rượu sẽ trực tiếp làm tổn hại đến tế bào gan, thậm chí có thể làm các tế bào gan bị biến tính hoặc hoại tử. Từ đó sẽ khiến bệnh tình càng nặng thêm.
2. Người bị bệnh túi mật nên kiêng dầu mỡ
Dịp lễ Tết thực phẩm thường nhiều chất béo, những người bị bệnh túi mật nếu ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều dầu, sẽ tạo thêm gánh nặng cho túi mật, gây nguy cơ bị viêm nang túi mật. Do đó, nên kiêng kị các thực phẩm có dầu mỡ.
3. Người bị cảm nên kiêng tụ tập
Thời tiết dịp Tết lạnh, cơ thể con người dễ bị cảm. Khi đi thăm họ hàng, bạn bè dịp năm mới, sẽ là cơ hội tốt cho vi khuẩn “giao lưu”. Do đó, những người bị cảm lạnh không nên đi ra ngoài, nên ở nhà nghỉ ngơi tĩnh dưỡng. Như vậy, vừa có lợi cho việc hồi phục sức khỏe, vừa tránh không lây bệnh cho người khác.
4. Người bị bệnh tuyến tuỵ kiêng ăn no
Các thức ăn ngày Tết thật phong phú và hấp dẫn nhưng nếu ăn quá nhiều sẽ kích thích tuyến tuỵ bài tiết ra lượng lớn dịch, tạo áp lực cho mao mạch, thậm chí làm vỡ mao mạch, gây ra nguy cơ viêm tuyến tuỵ cấp tính.
5. Ngưòi bị cao huyết áp nên kiêng ồn ào
Dịp lễ Tết, qua lại thăm bạn bè họ hàng, không khí thường vui vẻ náo nhiệt, sẽ khiến bộ não ở trạng thái hưng phấn. Từ đó làm cho hàm lượng các catecholamine tăng cao, dẫn đến nhịp tim tăng nhanh, tăng tốc độ lưu thông máu, khiến huyết áp tăng. Như vậy dễ gây ra nguy cơ phát tác các bệnh tim mạch.
6. Người bị bệnh tim mạch vành nên kiêng mệt
Lo lắng quá nhiều cho dịp lễ Tết hay vui chơi quá độ cũng sẽ khiến nhịp tăng tăng nhanh, tăng gánh nặng cho quả tim, làm tăng huyết áp. Từ đó dẫn đến các nguy cơ bị trúng gió nặng, đau tim…
7. Người bị tiểu đường nên kiêng ngọt
Trong dịp Tết, người bị bệnh tiểu đường nên kiêng đồ ngọt, để tránh tạo gánh nặng cho cơ thể, thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
8. Người bị viêm mạch hoại tử nên kiêng hút thuốc
Dịp lễ Tết, bạn bè ngưòi thân thường qua lại mừng năm mới, những người bị viêm mạch hoại tử nếu vui chuyện hút điều thuốc, sẽ khiến máu bị tụ lại, gây nguy cơ khiến bệnh trầm trọng hơn.
9. Người có vấn đề về tiêu hoá nên kiêng thức đêm
Chúng ta có thói quen thức qua đêm Giao thừa để đón năm mới. Những người mắc bệnh dạ dày nếu thức cùng gia đình, hay thức cả đêm xem ti vi sẽ khiến cơ thể bị mệt mỏi, giấc ngủ không đủ. Từ đó sẽ tạo điều kiện cho bệnh phát tác, thậm chí trầm trọng hơn.
10. Người có bệnh hô hấp mãn tính nên kiêng lạnh
Dịp Tết nhiệt độ tương đối thấp, những người bị bệnh phế quản hay phổi mãn tính… cần chú ý giữ ấm, không để bị lạnh, tránh không cho bệnh cũ tái phát.
Theo Phạm Thúy
1. Người bị bệnh gan nên kiêng rượu
Người mắc bệnh gan uống rượu sẽ trực tiếp làm tổn hại đến tế bào gan, thậm chí có thể làm các tế bào gan bị biến tính hoặc hoại tử. Từ đó sẽ khiến bệnh tình càng nặng thêm.
2. Người bị bệnh túi mật nên kiêng dầu mỡ
Dịp lễ Tết thực phẩm thường nhiều chất béo, những người bị bệnh túi mật nếu ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều dầu, sẽ tạo thêm gánh nặng cho túi mật, gây nguy cơ bị viêm nang túi mật. Do đó, nên kiêng kị các thực phẩm có dầu mỡ.
3. Người bị cảm nên kiêng tụ tập
Thời tiết dịp Tết lạnh, cơ thể con người dễ bị cảm. Khi đi thăm họ hàng, bạn bè dịp năm mới, sẽ là cơ hội tốt cho vi khuẩn “giao lưu”. Do đó, những người bị cảm lạnh không nên đi ra ngoài, nên ở nhà nghỉ ngơi tĩnh dưỡng. Như vậy, vừa có lợi cho việc hồi phục sức khỏe, vừa tránh không lây bệnh cho người khác.
4. Người bị bệnh tuyến tuỵ kiêng ăn no
Các thức ăn ngày Tết thật phong phú và hấp dẫn nhưng nếu ăn quá nhiều sẽ kích thích tuyến tuỵ bài tiết ra lượng lớn dịch, tạo áp lực cho mao mạch, thậm chí làm vỡ mao mạch, gây ra nguy cơ viêm tuyến tuỵ cấp tính.
5. Ngưòi bị cao huyết áp nên kiêng ồn ào
Dịp lễ Tết, qua lại thăm bạn bè họ hàng, không khí thường vui vẻ náo nhiệt, sẽ khiến bộ não ở trạng thái hưng phấn. Từ đó làm cho hàm lượng các catecholamine tăng cao, dẫn đến nhịp tim tăng nhanh, tăng tốc độ lưu thông máu, khiến huyết áp tăng. Như vậy dễ gây ra nguy cơ phát tác các bệnh tim mạch.
6. Người bị bệnh tim mạch vành nên kiêng mệt
Lo lắng quá nhiều cho dịp lễ Tết hay vui chơi quá độ cũng sẽ khiến nhịp tăng tăng nhanh, tăng gánh nặng cho quả tim, làm tăng huyết áp. Từ đó dẫn đến các nguy cơ bị trúng gió nặng, đau tim…
7. Người bị tiểu đường nên kiêng ngọt
Trong dịp Tết, người bị bệnh tiểu đường nên kiêng đồ ngọt, để tránh tạo gánh nặng cho cơ thể, thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
8. Người bị viêm mạch hoại tử nên kiêng hút thuốc
Dịp lễ Tết, bạn bè ngưòi thân thường qua lại mừng năm mới, những người bị viêm mạch hoại tử nếu vui chuyện hút điều thuốc, sẽ khiến máu bị tụ lại, gây nguy cơ khiến bệnh trầm trọng hơn.
9. Người có vấn đề về tiêu hoá nên kiêng thức đêm
Chúng ta có thói quen thức qua đêm Giao thừa để đón năm mới. Những người mắc bệnh dạ dày nếu thức cùng gia đình, hay thức cả đêm xem ti vi sẽ khiến cơ thể bị mệt mỏi, giấc ngủ không đủ. Từ đó sẽ tạo điều kiện cho bệnh phát tác, thậm chí trầm trọng hơn.
10. Người có bệnh hô hấp mãn tính nên kiêng lạnh
Dịp Tết nhiệt độ tương đối thấp, những người bị bệnh phế quản hay phổi mãn tính… cần chú ý giữ ấm, không để bị lạnh, tránh không cho bệnh cũ tái phát.
Theo Phạm Thúy